Kiềm chế tham nhũng trong mua sắm công đòi hỏi sự tôn trọng triệt để các chuẩn mực cao nhất về đạo đức. Việc dùng quỹ công cho hoạt động mua sắm tạo ra cơ hội lớn cho những cá nhân kiếm lợi và gây ra chi phí cao cho công quỹ. Như vậy cần phải có chuẩn mực nhằm đảm bảo lợi ích chung và rất cần những chuẩn mực hoàn hảo để giữ được niềm tin của công chúng. Công chức nhà nước không được đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung và phải tránh những biểu hiện tư lợi. hệ thống mua sắm công phải áp đặt các tiêu chuẩn cao đối với nhà thầu hay nhà cung cấp trong việc kinh doanh với các cơ quan chính quyền.
Bất kì nhà nước nào cũng phải bảo vệ việc sử dụng đúng đắn quỹ công. Những chuẩn mực trong ứng xử cơ bản cần có để đạt được mục tiêu đó phải vượt lên trên sự khác biệt về văn hóa và luật pháp. Có nghĩa là những chuẩn mực đó phải mang tính toàn cầu, bởi vì chúng được vận dụng trong những hoàn cảnh cơ bản giống nhau. bất kì nơi nào và bất kì khi nào công quỹ được sử dụng để mua sắm hàng hóa, thuê laod dộng hay sử dụng dịch vụ thì người đứng ra mua cũng nảy ra tư tưởng tư lợi. Để ngăn chặn tham nhũng nhà nước buộc công chức nhà nước cũng như các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ phải tuân thủ triệt để các quy tắc ứng xử phù hợp.
Khi tiến hành mua sắm công thì công chức nhà nước phải tuân tủ các nguyên tắc sau:
hệ thống mua sắm
- Tuân thủ toàn bộ các quy định, quy chế về hoạt động mua sắm công. Vi phạm quy chế hay dùng mưu kết để không tuân thủ quy định với mục đích thiên vị nhà sản xuất hay nhà thầu nào đó đều làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước.
- Ra quyết định mua sắm công theo đúng thẩm quyền, quyền hạn của mình. Các quyết định mua sắm dù có ý định tốt nhưng không đúng thẩm quyền cũng có thể làm hại các nhà thầu, nhà cung cấp.
- Không tham dự vào quá trình mua sắm công nếu cá nhân có mối quan hệ về lợi ích tài chính với nhà cung cấp, nhà thầu trong lĩnh vực mua sắm đó.
- Không tham gia vào quá trình mua sắm nếu có vợ/ chồng, cha mẹ, con cái hay họ hàng gần có mối quan hệ lợi ích với nhà kinh tế, nhà thầu có thể làm nảy sinh các nghi ngờ rằng lợi ích của nhân viên đó làm ảnh hưởng đến kết quả của việc mua sắm
Khi tiến hành mua sắm công, công chức không được làm những việc sau:
- Cản trở hiệu quả và tiết kiệm của nhà nước. khi thực hiện mua sắm công, công chức không được lãng phí ngân quỹ vì việc trì hoãn không cần thiết, ban hành quyết định không có căn cứ, hành động bất hợp tác hoặc những hành vi khác hoặc sự chểnh mảng ảnh hưởng đến phận sự của mình.
- Trực tiếp hay gián tiếp lộ bí mật hay những thông tin nội bộ cho bất kì nhà thầu hay nhà cung cấp nào
- Thảo luận về việc mua sắm với bất kì nhà thầu hay nhà cung caaos nào ngoài những điều có trong quy chế và quy trình mua sắm công
- Thiên vị hoặc phân biệt đối xử bất cứ nhà thầu nào khi soạn thảo yêu cầu kĩ thuật hoặc tiêu chí đánh giá nhà thầu
- Phá hủy, làm hư hại, che dấu, di chuyển hoặc có những thay đổi không thích hợp đối với bất kì tài liệu chính thức nào liên quan đến quá trình mua sắm như đơn vị dự thầu của nhà thầu, hợp đồng hoặc bất kì văn bản chính thức nào được chính thức lưu trữ trong quá trình mua sắm công
- Nhận hoặc đòi tiền, các chuyến du lịch, ăn uống, giải trí, quà tặng, ưu đãi, giảm giá hoặc bất cứ giá trị vật chất nào từ nhà cung cấp hoặc nhà thầu.
- Thảo luận hoặc chấp nhận việc làm trong tương lai cho nhà cung cấp hoặc nhà thầu có liên quan đến quá trình mua sắm công
- Đề nghị người giám sát, cấp dưới, hoặc bất kì nhân viên nhà nước nào khác vi phạm quy chế mua sắm công hoặc vi phạm các vi pạm các thủ tục trong đó có các quy tắc ứng xử
- Bỏ qua những tình huống cho thấy quy chế ứng xử đã bị nhân viên nào đó vi phạm
- Bỏ quan những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của nhà cung cấp hoặc nhà thầu
Khi cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp hoặc nhà thầu phải tuân theo các quy tắc sau:
- Chuẩn bị và ra giá bỏ thầu một cách độc lập với các nhà chung cấp và nhà thầu khác có quan tâm đến cùng việc mua sắm đó.
Khi cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa nhà thầu hoặc nhà cung cấp không làm những việc sau:
- Tham gia bỏ thầu vào gói thầu mà bản thân nhà thầu đó có tham gia hoặc có ảnh hưởng tới việc đưa ra các tiêu chuẩn kĩ thuật hoặc các tiêu chuẩn để xét thầu
- Đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa ra bất kì giá trị vật chất nào cho công chức tham gia vào quá trình mua sắm
bất kì công chức nào tham giá vào quá trình mua sắm
- Yêu cầu những thông tin mật liên quan đến quá trình mua săm
- Đưa ra những thông tin sai hoặc lừa dối về chất lượng hàng hóa chào thầu
- Trình bày sai lạc những điều kiện của việc chào thầu
- Thông đồng hoặc có thảo luận khác với nhà thầu hay bên cung cấp khác về giá chào thầu hoặc điều khoản khác của bản chào thầu
- Tiết lộ giá chào thầu của mình cho bất kì nhà thầu nào khác cùng tham gia vào quá trình đấu thầu
- Giả mạo sổ chấm công, lệnh mua hoặc các sổ sách khác liên quan đến quá trình mua sắm công
3.2 Thúc đẩy cải cách trong mua sắm công
Tác hại của tham nhũng trong mau sắm công được biết rất rõ nhưng nó thường xuyên được chấp nhận như là bản chất của quyền lực, chính trị và nhà nước. điều này thật vô lí. Cân nhắc đến nguy cơ này, phòng ngừa tham nhũng trong mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ không chỉ là mong muốn mà còn là thiết yếu va hoàn toàn có thể thực hiện được. một khi được tiến hành một cách kiên trì, có biện pháp chỉnh đốn việc dùng hàng triệu, hàng tỉ đồng tiền công quỹ để mua sắm hàng hóa, công trình, dịch vụ đã cho thấy là có hiệu quả
Tuy nhiên việc thiết lập một hệ thống mua sắm công mà trong thực tế có thể ngăn chặn được tham nhũng đòi hỏi một nền tảng rộng rãi, thận trọng và những cam kết kiên quyết thực hiện cải cách. Hiện nay các quy định và quy chế cơ bản để điều chỉnh hoạt động mua sắm công cồn dài dòng, cồng kếnh và có vẻ như không hợp lý. để áo dụng được chúng có hiệu quả cần đòi hỏi những kỹ năng. Khác với các lĩnh vực khác, công việc thực sự của cải cách mua sắm công không chỉ dừng lại ở việc ban hanh một đạo luật hay một
điều luật mới. đây chỉ là bắt đầu của hoạt động cải cách. Cải cách mua sắm công thực sự đòi hỏi những thể chế mới, những cách suy nghĩ mới và phải tiến hành với cả hai phía bên mua và bên cung cấp, nhà thầu.
Căn cứ vào mức độ quan trọng của nhiệm vụ đặt ra thì các nhà cải cách phải xây dựng cho được một nền tảng ủng hộ rộng rãi. Quá trình cải cách sẽ bắt đầu ở đâu và như thế nào? Kinh nghiệm cho thấy, các nhà cải cách phải thấy được tác động của mua sắm công, xúc tiến những lợi ích rộng rãi cũng như các cơ hội cải cách mua sắm công có thể mang lại
Lợi ích tiềm năng của cải cách thường vượt xa những tác động có thể thấy ngay lập tức. cải cách mua sắm công trong một nền kinh tế chuyển tiếp có tể mang lại những lợi ích như:
- Tiết kiệm đáng kể công quỹ
- Tăng đáng kể sự minh bạch và hiệu quả của nền hành chính công - Tăng đáng kể trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước
- Tiến bộ đáng kể niềm tin của công chúng vào các thiết chế nhà nước - Các dịch vụ công được cải thiện
- Thái độ tôn trọng pháp luật tăng lên
- Cải thiện đáng kể kĩ năng mua sắm và đấu thầu cạnh tranh - Tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp
- Thúc đẩy việc hiện đại hóa và tao ra năng suất cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân nhờ vào môi trường cạnh tranh mà mua sắm công tạo nên
- Xóa bỏ độc quyền thông qua phá bỏ những mối quan hệ độc quyền - Thúc đẩy tư nhân hóa trong lĩnh vực mua sắm công
Khi xét đến ảnh hưởng rộng khắp của chi tiêu công và phạm vi các đối tượng có tham gia trông hệ thống mua sắm công của nhà nước và số tiền khổng lồ được dành cho mua sắm công, có thể thấy khó để cường điệu những
lợi ích từ việc thiết lập một hệ thống mua sắm công có hiệu lực, hiệu quả, công khai, công bằng và liêm chính.
3.3 Nhóm giải pháp liên quan đến hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý mua sắm công sử dụng vốn nhà nước
Như đã trình bày ở phần 2.2, hệ thống pháp luật của Việt Namliên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm công bao gồm nhiều luật và văn bản dưới luật. chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không thống nhất, tồn tại nhiều mâu thuẫn. hầu như các luật này đều không có chế tài một cách nghiêm mình hoặc nếu có cũng không có cơ chế để xử lý triệt để, mang nặng tính hành chính và khó thực hiện
Mặt khác với đặc thù của mua sắm công sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bên mua là các tổ chức, cá nhâ đại diện cho chủ sở hữu là nhà nước. bên bán là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy cả người bán và người mua đều không phải là chủ thật. với đặc thù như vậy nếu không có môi trường pháp lý nghiêm minh thì không tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực.
Tuy nhiên, với đặc thù của mua sắm công sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bên mua là các tổ chức, cá nhân ( những người ra quyết định mua ) đại diện cho chủ sở hữu là nhà nước. Bên bán là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo của các doanh nghiệp này ( là những người ra quyết định mua bán) cũng do nhà nước bổ nhiệm, hàng hóa mà họ bán không thuộc sở hữa của họ. Như vậy cả người bán và người mua đều không phải là những chủ sở hữu thật. Với đặc điểm như vậy nếu không có môi trường minh bạch với những chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc thì không thể tránh được cá tiêu cực trong hoạt động mua sắm công và hiệu quả mua sắm thấp là điều chắc chắn.
nền kinh tế thị trường, song do chúng ta đã trải qua một thời kì dài trong cơ chế tập trung chỉ huy nên sự tiếp cận với cơ chế mới không tránh khỏi những cản trở của lối làm ăn cũ. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cũng được áp dụng một cách vồ vập, ồ ạt , thiếu chọn lọc và chưa thực sự tương thích với trình độ quản lý của bộ máy hiện hữu.
Luật đấu thầu được ban hành và có hiệu lực đã gần 5 năm, tiếp theo là có đến hàng chục văn bản dưới luật. Về nội dung, các quy định về mua sắm công đã bao quát đầy đủ các yếu tố để theo đó có thể đạt mục tiêu của hoạt động này tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Song thực tế cho thấy hoạt động mua sắm công trong những năm vừa qua còn vô cùng bất ổn. rất nhiều vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện không được tháo gỡ, tình trạng không biết làm thế nào cho đúng còn phổ biến vì mỗi văn bản một kiểu… rất nhiều vi phạm không được xử lý hay xử lý chưa nghiêm minh
Tóm lại hệ thống pháp luật về quản lý mua sắm công hiện hành còn nhiều bất cập, chưa thõa mãn yêu cầu là hành lang pháp lí đảm bảo cho các hoạt động mua sắm công được minh bạch và có hiệu quả.
Vì vậy cần có những nghiên cứu đầy đủ và thích đáng để xây dựng lại hệ thống luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm công đáp ứng với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, nâng cao chất lượng của tăng trưởng nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc soạn thảo luật cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
3.3.1 Nguyên tắc thống nhất và ổn định
Như đã thống kê ở trên. Hiện tại có nhiều luật cùng điều chỉnh hoạt dộng mua sắm công. Nguy hiểm là cở chỗ nội dung quy định trong các luật này không thống nhất với nhau. Bởi vì, mỗi luật do một bộ chủ trì soạn thảo. Quan điểm về quản lý nhà nước của các bộ thường không thống nhất. Cách
hiểu về nội dung luật cũng khác nhau, nên các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ban hành khi hướng dẫn luật thường mâu thuẫn nhau. Điều này gâu khó khăn nhiều cho tổ chức thực hiện.
Hệ thống luật về mua sắm công hiện nay không thống nhất. Còn tính ổn định thì sao? Do khó thực hiện, nên phải tìm cách khắc phục. Nhiều khi văn bản luật ra đời chưa kịp tập huấn đã phải sửa. sửa rồi lại phải sửa tiếp. rõ ràng với tình trang tuổi thọ của luật khá ngắn gây khó khắn cho người thực hiện. chính vì lẽ đó nhà nước cần phải tổ chức lại cách xây dựng luật soa cho đảm bảo tính khách quan, thống nhất, ổn định để đáp ứng mục tiêu là nhà nước pháp quyền và phát triển bền vững
3.3.2 Nguyên tắc công bằng, bình đẳng
Công bằng là nguyên tắc cơ bản nhất của mọi hình thái, mọi chế độ xã hội. Đây là niềm mong ước của mọi thành viên trong xã hội. Đặc biệt là trong hoạt động kinh tế, sự công bằng tạo ra niềm tin và động lực cho những nỗ lực cố gắng của mọi thành viên trong xã hội.
Tham gia thị trường hiện nay ngoài doanh nghiệp nhà nước còn có những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong đó còn có cả doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay khi mà Việt Namra nhập WTO nên cần tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình kinh tế tham gia vào công tác đấu thầu. điều này tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động đấu thầu cũng như mọi hoạt động khác.
Trong thực tế, còn tồn tại hiện tượng chủ đầu tư, cơ quan thực hiện mua sắm công khai phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp của các địa phương mình, ngành mình với doanh nghiệp ngoài địa phương, ngoài ngành.
Về thực tiễn hiện na cần có một bộ luật mới hoàn chỉnh và tạo ra sự bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm công.
Hoạt động mua sắm công luôn gắn liền với việc sử dụng vốn nhà nước và các nguồn vốn do nhà nước huy động, do đó việc nghiên cứu xây dựng luật phải gắn liền với việc tạo điều kiện để các hoạt động mua sắm công không