Bộ máy quản lý và thực hiện mua sắm công

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mua sắm công cộng sư dụng ngân sách nhà nước ở Việt Namgiai đoạn từ năm 2000-2009 (Trang 28)

* Chính phủ, thủ tướng chính phủ với trách nhiệm và quyền hạn

gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công trong phạm vi cả nước

- Thủ tướng chính phủ có trách nhiệm :

+ Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu mua sắm công theo quy định của luật đấu thầu và các quy định khác

+ Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định giúp người có thẩm quyền trong quá trình xem xét phê duyệt các nội dung trong quy trình tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

+ Quyết định các nội dung trong quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu theo thẩm quyền quy định tại luật đấu thầu và các quy định khác có liên quan

+Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về mua sắm công

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

- Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm công

- Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu của các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của thủ tướng chính phủ

- Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng lưới đấu thầu quốc gia

- Làm đầu mối giúp chính phủ, thủ tướng chính phủ hợp tác quốc tế về đấu thầu

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu

- Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu mua sắm công

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra về đấu thầu trong phạm vi cả nước

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu mua sắm công được chính phủ giao

Cán bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp

- Thực hiện quản lý công tác đấu thầu

- Tổ chức các hoạt động đào tạo cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu

- Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu mua sắm công trong phạm vu ngành hoặc địa phương mà mình quản lý

- Giải quyết các kiến nghị về đấu thầu mua sắm công thoe thẩm quyền đã dược pháp luật về đấu thầu quy định

- Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu

- Xử lý các vi phạm về đấu thầu đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu mua sắm công

Các đơn vị thực hiện mua sắm

Đơn vị thực hiện mua sắm là cơ quan nhà nước hoặc đại diện có thẩm quyền của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp nhà nước . Như vậy số người tham gia trực tiếp vào quá trình mua sắm là rất lớn. Họ được đào tạo các nghề chuyên môn khác nhau và cách tiếp cận với chính sách mua sắm cũng rất khác nhau. Nhận thức của các cán bộ mua sắm về chính sách đầu tư và đấu thầu cũng rất khác nhau.

Thủ tướng chính phủ

Bộ kế hoạch và đầu tư ( cục quản lý đầu tư)

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ( cơ quan giúp việc đấu thầu)

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( sở kế

hoạch và đầu tư)

Các ban quản lý dự án Các chủ đầu tư và DNNN UBNN quận, huyện, thị xã( các phòng ql đấu thầu Chủ đầu tư là DNNN Các ban quản lý dự án mua sắm Nguồn: www.mpi.gov.vn

Với đặc điểm của nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế hành chính, chỉ huy tập trung mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nên các cá nhân tham gia trong bộ máy quản lý và thực hiện mua sắm công hầu hết là những công chức chưa có kiến thức về lĩnh vực này. Họ được tham gia vào bộ máy quản lý và thực hiện mua sắm công chủ yếu do biên chế ngẫu nhiên và mang nặng tính chất ê kíp.

Với mục tiêu chuyên môn hóa lĩnh vực quản lý và thực hiện mua sắm công, nên luật pháp hiện hành có quy định rằng tất cả cá nhân tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước đều phải cóa chứng chỉ đã tham gia khóa đào tạo về đấu thầu, theo đó khóa học phải được kéo dài tối thiểu là 3 ngày và học viên phải vượt qua một bài thi cuối khóa. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tới thời điểm hiện nay thì công tác đào tạo được triển khai một cách mang nặng hình thức, chủ yếu là lách luật.

Một số biểu hiện đặc trưng của bộ máy quản lý và thực hiện mua

sắm công

- Bộ máy cồng kềnh phát triển nhanh về chiều rộng nhưng không có chuyên môn sâu, hoạt động mang nặng tính hành chính và hình thức

- Tự cho mình rất nhiều quyền, coi quyền lực là vũ khí để sử dụng trong khi thực hiện công việc theo cơ chế xin-cho

- Thường muốn áp đặt ý chí chủ quan trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu, không tuân thủ các quy định và quy trình của pháp luật

- Không có chuyên môn, không biết làm hồ sơ mời thầu, nên thường đưa ra các yêu cầu hết sức chung chung, mập mờ hoặc đưa ra các yêu cầu quá cao về tiêu chuẩn năng lực để hạn chế sự cạnh tranh và dễ thực hiện ý đồ mang tính cá nhân trong hoạt động mua sắm công

- Nhiều đơn vị mua sắm không có năng lực thực sự về lĩnh vực nefy nên trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn và gây ra những hậu quả

không đáng có như : kéo dài thời gian thực hiện mua sắm, tổ chức đấu thầu nhiều lần mà không có kết quả, bị nhà thầu áp đặt lại trong quá trình thương thảo hợp đồng với nội dung bất lợi cho chủ đầu tư

- Áp dụng các hình thức khác đầu thầu một cách rộng rãi như: đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện khi không đủ điều kiện như quy định làm giảm thiểu tối đa yếu tố cạnh tranh nhưng không bị xử lý là hiện tượng phổ biến nhất. Bởi vì với các hình thức này bên A sẽ có nhiều cơ hội thỏa thuận, móc ngoặc, ăn chia với nhà thầu

- Sau khi phân cấp, các cơ quan cấp trên coi việc làm của cấp dưới là việc của người khác, nên không chỉ đạo hoặc thanh tra, phát hiện kiểm tra các sai phạm

Tóm lại, đặc trưng cơ bản nhất của bộ máy quản lý và thực hiện các hoạt động mua sắm công sử dụng vốn nhà nước hiện nay là hạn chế về năng lực chuyên môn và không ngần ngại vi phạm pháp luật về đấu thầu mua sắm công nhằm mục tiêu truc lợi cho cá nhân.

Các nhà thầu là bộ phận quan trọng trong hoạt động mua sắm. Trong đấu thầu, nhà thầu có nhiều mánh lới khác nhau để đạt được đối với mọi nhà thầu. về lý thuyết để có được một cơ hội trúng thầu nhà thầu chỉ cần nghiên cứu kĩ hồ sơ mời thầu và chuẩn bị tốt hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, điều này chưa đảm bảo cho sự chiến thắng. Vì vậy các nhà thầu thường sử dụng thêm các cách khác nữa: quan hệ tốt với chủ đầu tư, tiếp cận với đơn vị tư vấn để khai thác thông tin, dùng ảnh hưởng cá nhân của các đơn vị thế lực…. gói thầu càng lớn, sự vận động của các nhà thầu càng náo nhiệt, tất cả các nhân có liên quan đến gói thầu đều được nhà thầu lôi kéo vào cuộc. các hoạt động này diễn ra thường xuyên, rộng khắp nhưng không trong khung khổ các quy định về đấu thầu còn tìm cách hạ gục đối thủ cạnh tranh bằng cách cố gắng thổi phồng ưu điểm của mình trong hồ sơ dự thầu và tìm cách bôi đen năng lực của nhà

thầu khác. Đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh. Đây là vấn đề tìm ra phương pháp hạn chế trong hề đơn giản:

- Đưa và trong hồ sơ dự thầu nhiều nội dung mập mờ, có thể hiểu theo nhiều cách hoặc với những nội dung đi kèm. Đây được coi là một trong những nghệ thuật chào hàng của nhà thầu. bất cứ nội dung gì của trong hồ sơ dự thầu đều có dụng ý. Thậm chí nhà thầu còn cố tình để các lỗi không mấy quan trọng trong hồ sơ dự thầu để đánh lừa bên mời thầu. trường hợp này nếu bên mời thầu phát hiện được thì sửa nếu không phát hiện được thì nhà thầu dễ dàng hơn với việc tiếp cận với việc kí hợp đồng.

- Đòi hỏi tình công khai trong quá trình lựa chọn nhà thầu: nhà thầu trúng thầu thường im lặng chờ đợi hoàn thành các thủ tục để tiến hành kí hợp đồng. trong khi các nhà thầ không trúng thầu thường đòi hỏi làm rõ các nguyên nhân không trúng thầu. Đòi hỏi này chính đáng, tuy nhiên chưa được đáp ứng. và đôi khi những đòi hỏi này các nhà thầu thông qua đó để đánh bóng mình và bôi nhọ đối thủ cạnh tranh làm cho sự vật trở nên phức tạp không đánh có.

- Giành lợi thế trong thương thảo hợp đồng: việc trúng thầu mới là giai đoạn cơ bản của thắng lợi, nhà thầu có được hợp đồng rồi tìm cách soay sỏa để có lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất. vì thế trong quá trình thương thảo hợp đồng nhà thầu luôn tìm mọi cách đưa ra các điều kiện và điều khoản có vẻ như là hợp lý nhưng thực chất có lợi cho mình trong quá trình thực hiện hợp đồng và rủi ro phần hết cho chủ đầu tư. Trong một số trường hợp, nhà thầu có thể chỉ đưa ra những nội dung khái quát, để quá trình thực hiện sẽ gây áp lực với bên mua. Đôi khi những điều khoản tưởng chừng như có lợi cho bên mua nhưng thực chất là có lợi cho nhà thầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mua sắm công cộng sư dụng ngân sách nhà nước ở Việt Namgiai đoạn từ năm 2000-2009 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w