* Giai đoạn xác định giá đầu tư hoặc chủ trương mua sắm
Có chức năng quản lý, thực hiện mua sắm công nhưng để có được dự án hoặc công việc thực hiện mua sắm các PMU còn phải vận động rất nhiều. bộ giao thông vận tải có hàng chục PMU. PMU nào quản lý dự án nào, với mức vốn đầu tư bao nhiều, thuộc nguồn vốn nào là những vấn đề không thuộc thẩm quyền quản lý của các PMU, nhưng lại phụ thuộc phần lớn vào công việc vận động của họ. công việc vận động đó thế nào? Có tốn kém không? Người trong cuộc biết rất rõ điều này nhưng không sách nào công bố, những người quan tâm thì không thể biết được. và chi phí cho những cuộc vận động này lấy từ đâu? Tất nhiên là từ các dự án, các gói thầu. giai đoạn chuẩn bị dự án là giai đoạn chưa có tiền nhưng lại là giai đoạn phải chi nhiều mới có được dự án. Có dự án rồi thì người quản lý thu lại các khoản tiền ứng trước và kiếm trác lợi nhuận cho riêng mình.
• Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu là khâu quan trọng nhất trong bước chuẩn bị đấu thầu. kế hoạch đấu thầu gồm 7 nội dung trong đó có một số nội dung ảnh hưởng đến hiệu quả mua sắm là:
- Gía gói thầu: việc xác định giá gói thầu trước khi tổ chức đấu thầu là công việc hết sức quan trọng. giá quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến hiệu quả mua sắm. vì vậy nhà nước cần có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực mua sắm, có kiến thức về kinh tế để có thể xác
định giá gói thầu hợp lý nhất trước khi tổ chức đấu thầu.
- Hình thức và phương thức chọn nhà thầu: áo dụng hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp với các điều kiện quy định trong luật đấu thầu là vô cùng quan trọng trong hoạt động mua sắm để đạt mục tiêu cạnh tranh, công bằng minh bạch và hiệu quả.
- Hình thức hợp đồng: chọn áp dụng hình thức hợp đồng hợp lý sẽ thuận lợi trong quá trình thực hiện và tránh được các thất thoát không đáng có.
- Hồ sơ mời thầu kém chất lượng( đưa ra các yêu cầu không phù hợp với thực tế, tiêu chí đánh giá hồ sơ dự tầu và phương pháp xác định giá đánh giá không khoa học, không hợp lý) là nguyên nhân quan trọng khiến cho kết quả đấu thầu không khách quan gây ra thất thoát lãng phí trong mua sắm công.
- Tổ chức sơ tuyển đối với gói thầu có quy mô không lớn( dưới 200 tỷ đồng với xây lắm và dưới 300 tỷ đồng với mua sắm hàng hóa) hoặc kêt quả sơ tuyển không khách quan làm cho quá trình đấu thầu thiếu cạnh tranh gây lãng phí và kém hiệu quả
- Đấu thầu rộng rãi nhưng lại không thông báo mời thầu rộng rãi ( chỉ đăng thông báo mời thầu trên các báo địa phương hoặc trên loa truyền thanh…) cũng làm giảm sự cạnh tranh của các nhà thầu
• Giai đoạn thực hiện mua sắm
Theo quy định của luật đấu thầu hiện hành các gói thầu, dự án sử dụng vốn nhà nước đều phải áp dụng các quy định về lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu.
Trình độ đấu thầu tổng quát bao gồm các bước: + Chuẩn bị đấu thầu
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu
+ Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu + Công bố kêt quả đấu thầu
+ Hoàn thiện hợp đồng + Kí hợp đồng
Trong các công đoạn trên thì nếu thực hiện không tốt bất kể công đoạn nào đều có thể gây ra lãng phí hoặc làm thất thoát vốn nhà nước. chẳng hạn: - Tìm cách giảm thiểu tối đâ lượng hồ sơ mời thầu phát ra cũng là nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh dẫn đến hiệu quả mua sắm không tốt
- Việc tiếp nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu không đúng quy định cũng có thể dẫn đến thiếu khách quan gây thiệt hại vật chất làm cho hiệu quả mua sắm công kém hiệu quả
- Đánh giá hồ sơ dự thầu không đúng các tiêu chí đã duyệt, đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan… biến cuộc đấu thầu thành trò chơi mang tính hình thức là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả mua sắm thấp
Tóm lại, trong bất kể công đoạn nào, nếu bên mời thầu( bên mua) có kiến thức về quản lý đầu tư và đấu thầu, tuân thủ các quy định luật pháp về đấu thầu thì mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động mua sắm. điều đó chỉ xảy ra khi bên mời thầu coi hoạt động mua sắm bằng tiền của nhà nước cũng như mua sắm bằng tiền của bản thân mình, hoặc luật pháp về mua sắm công có chế tài tốt, mọi vi phạm đều xử lý nghiêm minh và đủ mạnh để ngăn ngừa mọi hành vi sử dụng tiền công quỹ trong hoạt động mua sắm công. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua vi phạm trong đấu thầu mua sắm công vẫn xảy ra thường xuyên, rộng khắp nhưng chưa bị xử lí nên vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM CÔNG
SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC