Sự vươn lên của nhà Tokugawa

Một phần của tài liệu Thành thị Nhật Bản thời cận thế (Qua nghiên cứu trường hợp EDO (Trang 31)

Trong lịch sử Nhật Bản, thời kỳ Tokugawa là giai đoạn phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến. Để có được khoảng thời gian 268 năm hòa bình, Nhật Bản đã phải trải qua những biến động to lớn về chính trị.

Năm 1600, Ieyasu đã giành quyền thống trị toàn quốc sau một trận chiến có tính quyết định tại Sekigahara. Để khẳng định quyền cai trị đất nước của mình, Ieyasu đã mở những cuộc bao vây mùa đông và mùa hè ở Osaka để tiêu diệt những người trung thành với con trai của Hideyoshi. Sự diệt vong của nhà Toyotomi đã khẳng định quyền lực tuyệt đối của nhà Tokugawa cũng như mở ra một thời kỳ thái bình kéo dài 268 năm trong lịch sử Nhật Bản – thời Tokugawa (1600 – 1868).

Sau khi giành được quyền lực, Mạc phủ Tokugawa đã có những chủ trương lớn nhằm hướng tới xây dựng một chính quyền phong kiến tập quyền mà lịch sử gọi là Bakuhan taisei (幕藩体制, Mạc phiên thể chế). Cơ sở tồn tại của chế độ này dựa vào lòng trung thành tuyệt đối của đẳng cấp võ sĩ và sự cân bằng trong cơ cấu quyền lực giữa Mạc phủ (trung ương) và các daimyo (địa phương) về cả kinh tế lẫn chính trị.

Để quản lý chặt chẽ các daimyo, chính quyền Tokugawa đã chủ trương phân chia các lãnh chúa thành 3 loại: shimpan, fudai và tozama. Shimpan (親 潘, thân phiên) gồm 23 lãnh chúa là họ hàng, con cháu gia tộc Tokugawa. Các lãnh chúa này là phên dậu của chính quyền Edo, trong đó dẫn đầu là 3

han do 3 con trai của Ieyasu đứng đầu: Mito, Owari và Kii. Ba phiên này là “Ngự tam gia” chiếm giữ những vị trí chiến lược, được hưởng nhiều đặc quyền kinh tế đồng thời là nơi chọn người nối nghiệp tướng quân trong trường hợp dòng chính ở Edo không có người thừa kế. Các lãnh chúa fudai ( 譜代, phổ đại) gồm 145 lãnh chúa vốn là đồng minh của Tokugawa trước năm 1600. Cuối cùng là các lãnh chúa tozama (外様, ngoại dạng) gồm 97 lãnh chúa, phần lớn là những daimyo chỉ chịu thuần phục Tokugawa sau khi bị đánh bại trong trận Sekigahara. Chủ trương này của chính quyền Tokugawa trước hết là nhằm phân hóa các lãnh chúa đồng thời qua đó đề ra các đối sách phù hợp với từng loại lãnh chúa trong vấn đề hành chính, luật pháp, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đóng góp với chính quyền trung ương. Chế độ Bakuhan taisei đã luật lệ hóa thiết chế chính trị, tạo ra sự vận hành hữu hiệu từ trung

ương đến địa phương đồng thời cũng đảm bảo một số quyền tự chủ của các

han.

Để khẳng định uy quyền của mình, từ năm 1634, Mạc phủ đã chính thức ban hành chế độ sankin kotai (参勤交代,tham cần giao đại, tức luân phiên trình diện)8. Đây thực chất là chế độ con tin buộc các lãnh chúa phải về Edo trình diện. Sau một thời gian họ lại được trở về lãnh địa của mình nhưng phải để vợ con ở lại dinh thự thứ hai tại Edo. Thông qua chính sách này, Mạc phủ có thể kiểm soát chặt chẽ các lãnh chúa địa phương và làm giảm khả năng chống đối của lực lượng võ sĩ ở các lãnh địa. Cùng với những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội, chế độ sankin kotai đã tạo ra những nhân tố khách quan thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, giao thông vận tải và là nhân tố xúc tác đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, biến các thành thị

8Sankin kotai vẫn được một số học giải gọi là chế độ “tham cần giao đại”. Sankin có nghĩa là “diện kiến” còn kotai có nghĩa là “luân phiên”. Đây thực chất là chế độ con tin nên ở đây có thể dùng thuật ngữ “Luân phiên trình diện”.

thành trung tâm sản xuất, thương mại và thị trường tiêu thụ của cả nước. Thành thị đã trở thành nhân tố quan trọng trong đời sống Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thành thị Nhật Bản thời cận thế (Qua nghiên cứu trường hợp EDO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)