Một số chính sách ban đầu

Một phần của tài liệu Thành thị Nhật Bản thời cận thế (Qua nghiên cứu trường hợp EDO (Trang 25)

6

Học tập theo mô hình thành - đô như thành Lạc Dương nhà Ngụy, thành Trường An nhà Đường bên Trung Quốc

Sau khi Tokugawa dời Suruga tới Edo, ông đã phát triển thành này với những đặc trưng đáng chú ý. Ông biết rằng không nên phát triển Edo chỉ như một tiền đồn quân sự như các thành thị khác mà còn là trung tâm chính trị và kinh tế của miền Đông Nhật Bản [17, tr. 26].

Chính sách đầu tiên của Tokugawa là giữ lại các cư dân gốc của khu vực này và ghép họ với những người mới đến từ Suruga. Những người cũ chủ yếu là nông dân và ngư dân, có thể cung cấp thực phẩm cho những người trong thành thị; những người đến sau phần lớn lại là võ sĩ và quan chức, thợ thủ công và thương nhân phục vụ cho tầng lớp võ sĩ. Chính sách này khá thành công và sự tăng trưởng dân số do nó đem lại đã mở ra nhiều khả năng phát triển kinh doanh. Đặc biệt những thương nhân từ khu vực Kansai, với mong muốn tìm kiếm cơ hội, được khuyến khích tăng cường các hoạt động kinh doanh buôn bán. Dân số tăng nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc. Trước năm 1600, chỉ có một vài làng làm nông nghiệp mà đến năm 1608 dân số đã lên đến 600.000 người chỉ tính riêng trong thành.

Về mặt hành chính, sự điều hành dân sự cũng cần thiết để ngăn không để xảy ra tình trạng lộn xộn. Năm 1600, những người đứng đầu chính quyền đã chọn ra ba người, Teruya Tozaemon, Naraya Ichiemon và Kitamura Yahei làm Machi-doshiyori (町年寄, đinh niên ký) (các nhà chức trách dân sự). Đây là bộ máy tự cai trị đầu tiên của thường dân trong thành Edo. Những nhà chức trách dân sự này sau đó đã trở thành trung tâm trong hoạt động chính trị của Edo vào thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVII, hệ thống này vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Nhiệm vụ của những nhà chức trách này là phân chia đất đai được phân loại để dùng cho chính quyền và điều chỉnh quy hoạch đô thị. Dưới Machi-doshiyori là các Nanushi (名主, danh chủ, tức là một nhóm sở hữu và đầu cơ đất đai). Có khoảng 20 Nanushi trong thời kỳ này.

Về tôn giáo, chính sách của chính phủ đối với các cơ sở tôn giáo là tôn trọng các đền chùa tồn tại từ trước và quyên của cải làm nguồn thu nhập cho họ. Chính sách này khá thành công do nó tránh sự kích động không cần thiết trong số những người Edo gốc. Tương tự như vậy, chùa chiền là cơ sở giáo dục duy nhất trong cộng đồng thời kỳ này. Không có trường học cho quảng đại quần chúng và chùa chiền giảng dạy đạo đức và khoa học nhân văn cơ bản cho người dân. Do vậy, các ngôi chùa Nhật Bản thường được sử dụng với mục đích hội họp xã hội và tăng lữ giảng bài hơn là mục đích tôn giáo thuần túy.

Một phần của tài liệu Thành thị Nhật Bản thời cận thế (Qua nghiên cứu trường hợp EDO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)