Phát huy sức mạnh tồng hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, bảo đảm tốt các điều kiện cho học viên trong tự học

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 43 - 47)

bảo đảm tốt các điều kiện cho học viên trong tự học

Cùng với yếu tố thuộc về điều kiện chủ quan của chính bản thân người học, HTKNTH còn phụ thuộc vào sự tác động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, việc bảo đảm điều kiện cho tự học.

Tác động mạnh mẽ nhất tới hoạt động tự học của người học là đội ngũ GV những người trực tiếp làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, trang bị các phương pháp tự học, kích thích tư duy độc lập sáng tạo... Thực tế đã chứng minh, GV dạy như thế nào, HV sẽ học như thế ấy.

Trong mọi khâu của hoạt động tự học đều có mối liên hệ chặt chẽ giữa GV với HV, GV là người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài cố vấn, kiểm tra đánh giá HV. Vì thế GV cần phải xác định rõ vị trí vai trò của mình, nêu cao trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các tác động tới người học, bảo đảm cho mối quan hệ GV-HV phát triển theo hướng tích cực. Sự kết hợp giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV là nhân tố quan trọng làm tăng sức tự học, HTKNTH cho người học. Dạy học kết hợp chặt chẽ với tự học có nghĩa là dạy như thế nào cho tự vươn lên của người học được kích thích, duy trì đến mức họ có thể tự chiếm lĩnh tri thức mới, đạt được mục tiêu tự học.

Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng theo yêu cầu của mục đích đào tạo, GV cần tích cực bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV, giao các nhiệm vụ tự học cụ thể như: Đọc sách, tài liệu tham khảo, làm các bài tập bắt buộc, định hướng nghiên cứu theo chủ đề nhất định.... GV cũng cần tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ tự học của người học. Trong thi, kiểm tra nên có những vấn đề liên quan đến tự học, đánh giá kết quả hoạt động học gắn nhận xét về tinh thần, thái độ, năng lực tự học giúp người học có những điều chỉnh cần thiết. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế tri thức để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tự học của HVDTTS càng phải đặc biệt chú trọng hơn nữa tới đổi mới phương pháp dạy học của GV.

- Sự tác động của đội ngũ cán bộ quản lý.

Cán bộ quản lý được coi là người thầy thứ hai của HV, mọi hoạt động của HV trong nhà trường, trong đó có tự học đều có sự tác động của đội ngũ này. Phần lớn thời gian tự học của người HVDTTS diễn ra dưới sự quản lý theo dõi và tổ chức của

cán bộ quản lý các cấp. Bởi vậy sự tác động của họ tới chất lượng tự học của người học là rất lớn. Họ chính là những người sâu sát, thường xuyên tới từng HV, hiểu rõ mọi diễn biến tâm lý, những điểm mạnh yếu của từng HV, từ đó tìm ra những cách thức tác đông phù hợp. Do đặc điểm tổ chức của Học viện, với một hệ thống cán bộ quản lý được phân cấp với những chức trách và nhiệm vụ rõ ràng nên cần có sự chú ý đúng mức tới phát huy vai trò của đội ngũ này trong tự học của HV. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý HV thực sự có năng lực, bồi dưỡng các tri thức về phương pháp tự học, phương pháp chỉ đạo tự học.

Để tăng cường ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ quản lý tới hoạt động tự học của HVDTTS cần:

+ Thường xuyên bồi dưỡng cho họ biết cách kiểm tra, tác động có hiệu quả tới việc thực hiện các kế hoạch tự học của HV.

+ Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng HV trong tự học để bố trí hợp lý các tổ, nhóm học tập, tạo ra những ảnh hưởng lẫn nhau một cách tích cực trong tập thể.

+ Tác động tới thái độ tự học của người học, quán triệt sâu sắc mục tiêu yêu cầu đào tạo vào các nội dung sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính quyền.

+ Nâng cao trách nhiệm, bám sát HV, nắm chắc nội dung tự học, duy trì nghiêm túc nề nếp tự học.

+ Tổ chức định kỳ các hội nghị tự học trong HV một cách có kết quả, rút ra những bài học kinh nghiệm kịp thời chỉ đạo hoạt động tự học của HV.

+ Tạo điệu kiện thuận lợi, nhất về thời gian tự học của HV. Tránh đòi hỏi HV phải thực hiện quá nhiều những công việc khác để không bị chi phối ảnh hưởng tới tự học. Quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch tự học, thực hiện kế hoạch tự học.

- Phát huy vai trò của tập thể học viên, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên.

Thông qua mối quan hệ với những người khác mà mỗi người đánh giá được chất lượng lĩnh hội của mình, học hỏi được thêm nhiều điều từ đồng chí đồng đội

để bổ xung vào hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, củng cố thêm sự tự tin vào những gì mình đã có. Tác động tích cực từ phía tập thể vì thế cũng coi là nguồn động lực to lớn thôi thúc HV trong tự học.

Trong các tác động tích cực từ phía tập thể trước hết phải nói tới sự động viên đánh giá, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Điều này tất nhiên còn phụ thuộc vào những chuẩn mực giá trị, yêu cầu mà tập thể đã xác định, vào bầu không khí tâm lý hoà thuận, thân ái trong tập thể được hình thành ở mức độ nào. Từ đó, tập thể sẽ đòi hỏi mọi thành viên phấn đấu vươn lên với khả năng cao nhất của mình để đạt được những chuẩn mực, giá trị yêu cầu của tập thể. Sức mạnh của tập thể sẽ nâng đỡ những con người cụ thể, khích lệ họ cùng quyết tâm đi tới đích cuối cùng. Mặt khác, tập thể với sức ám thị của dư luận sẽ phê phán, đấu tranh với những thái độ hành vi thụ động, ỷ lại, dựa dẫm không tích cực trong tự học.

Không khí học tập, tranh luận trong tập thể luôn là điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng óc tò mò khoa học, sự khao khát tìm tòi, sáng tạo tiếp cận chân lý khoa học trong từng thành viên của nó. Không khí ấy sẽ kích thích các quan điểm, chính kiến cọ sát với nhau để tạo nên sự thống nhất hoặc nảy sinh những ý tưởng, phát hiện mới. Tự học khi đó sẽ thể hiện đầy đủ, rõ ràng vai trò của chủ thể trong nghiên cứu, khám phá. Rõ ràng các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng sẽ không thực sự thuộc về người học nếu họ chấp nhận chúng một cách thụ động, xuôi chiều. Vì vậy, cần phải quan tâm tới việc duy trì không khí học tập, tranh luận trong tập thể, thực hiện tốt dân chủ trong dạy và học. Khuyến khích HV mạnh dạn bộc lộ quan điểm, chính kiến, đánh giá cao những HV tích cực tranh luận và có tính sáng tạo.

Ảnh hưởng từ những người khác, đặc biệt là những tấm gương tích cực trong tự học và tự học có kết quả tốt thường rất mạnh mẽ, trong nhiều trường hợp đem lại hiệu quả lớn. Do tập thể HVDTTS tương đối đồng nhất về lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm, vốn sống nên hiện tượng bắt chước lẫn nhau thường diễn ra. Đồng thời, ở những người trẻ tuổi động cơ tự khẳng định mình là khá mạnh khiến

họ không chấp nhận sự thua kém người khác. Vì thế, những cán bộ quản lý HV có kinh nghiệm thường khéo léo dùng các tấm gương tiêu biểu trong tự học, kích thích vào động cơ tự khẳng định của HV khác để tạo nên sự hăng hái thi đưa lẫn nhau một cách lành mạnh trong tập thể.

- Các điều kiện đảm bảo cho tự học.

Để góp phần HTKNTH cần đảm bảo tốt hệ thống tài liệu, các điều kiện vật chất cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ thông tin như hiện nay càng phải chú trọng tới việc cho HV tiếp cận nhanh với phương tiên kỹ thuật hiện đại, làm chủ các phương tiện đó. Cần tăng cường trang bị sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật dạy học. Chú trọng đảm bảo tốt thời gian cho tự học thông qua việc xây dựng chương trình, tăng các thời gian tự học, hạn chế dùng thời gian tự học vào các việc khác khiến người học bị chi phối phân tán.

HTKNTH là yêu cầu tất yếu đối với HVDTTS nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng nhiệm vụ học tập. Trong thời gian qua, với rất nhiều nỗ lực cố gắng phấn đấu vươn lên họ đã đạt được kết quả và bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo sĩ quan chính trị người DTTS.

Nhưng đánh giá một cách thực chất quá trình HTKNTH của HVDTTS ở HVDTTS thì còn nhiều bất cập và hạn chế. Kết quả học tập ở đơn vị HVDTTS dù đã có tiến bộ nhưng so với yêu cầu phát triển chung và so với đối tượng đào tạo người Kinh thì còn khoảng cách lớn. Chính vì vậy, phải HTKNTH của HVDTTS. Điều đó là trách nhiệm nhiệm của cả hệ thống các thành tố của quá trình đào tạo và của bản thân HVDTTS ở HVCTQS hiện nay. HTKNTH làm nền tảng, điều kiện cho việc nâng cao chất lượng học tập của học viên người DTTS trong thời gian học tập tại trường và tạo cơ sở cho họ tiếp tục tự học tập, hoàn thiện trong quá trình công tác sau này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w