vận dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
Xuất phát từ mối quan hệ giữa kiến thức với KNTH. Kiến thức là cơ sở, nền tảng, khâu đầu tiên không thể thiếu cho việc HTKNTH. Xuất phát từ mỗi quan hệ phương pháp, cách thức vận dụng tri thức với KNTH. Để có KNTH, người học phải biết cách vận dụng tri thức đã có vào giải quyết các nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Trong quá trình đào tạo ở nhà trường, không thể trang bị mọi tri thức khoa học cho người học sử dụng trong suốt quá trình công tác mà “dạy học là dạy cách học”, bồi dưỡng cho HV những tri thức làm nền tảng cơ bản không thể thiếu nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, độc lập, kỹ năng nhận biết giải quyết vấn đề và KNTH để họ tiếp tục tự học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Nội dung
chương trình phải bảo đảm sự thống nhất biện chứng giữa các tính chất: cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu, bao quát toàn bộ các bộ môn khoa học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành. Trong nghề nghiệp tương lai, sĩ quan chính trị người DTTS là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, đòi hỏi phải có kiến thức khoa học sâu rộng, vừa là người điều hành quản lý giỏi, và là nhà giáo dục bồi dưỡng con người, vừa đảm bảo cho đơn vị sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ và tính huống xảy ra. Chính vì vậy, cần xây dựng nội dung chương trình hợp lý về khối lượng kiến thức, tỉ lệ tri thức đảm bảo cho sự phát triển nhân cách toàn diện và giỏi chuyên môn ngay trong quá trình đào tạo HVDTTS.
- Đổi mới nội dung. Nội dung chương trình dạy học tại HVCTQS là yếu tố quan trọng trong quá trình đào tạo sĩ quan chính trị, nó tạo nên nội dung cơ bản trong hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập, nghiên cứu của HV, tạo nên hoạt động cơ bản của quá trình đào tạo. Nội dung chương trình quy định những hệ thống tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn với nghề nghiệp sĩ quan chính trị tương lai của HV. Trong thời gian vừa qua, Học viện đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình theo yêu cầu của mặt bằng học vấn đại học và yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ quân đội. Nội dung chương trình đã được bổ xung nhiều môn học mới như: cơ bản, cơ sở và chuyên ngành cũng như tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành. Nội dung chương trình đào tạo sĩ quan chính trị người DTTS đã đảm bảo được tính Đảng, tính khoa học; thực hiện: cơ bản, hệ thống, thống nhất chuyên sâu đáp ứng được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho đội ngũ sĩ quan chính trị người DTTS.
Nội dung dạy học phải hướng vào trang bị hệ thống kiến thức khoa học, trong đổi mới nội dung chương trình, phải bảo đảm sự thống nhất giữa hệ thống tri thức với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo qua các hình thức, phương pháp dạy học với các nội dung khác nhau theo yêu cầu từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từng bài học đến tổng hợp nhiều nội dung đều tập trung phát triển rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất năng lực toàn diện cho HVDTTS. Chính vì thế các nội dung đào tạo đều có vai trò bồi
dưỡng năng lực nghề nghiệp, đều chứa đựng khả năng phát triển ở HV năng lực tư duy độc lập sáng tạo, kỹ năng nhận biết giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, chức trách của người HV.
Học viên người DTTS, trình độ nhận thức còn hạn chế, năng lực tư duy, khả năng triển khai các KNTH, tiếp thu, lĩnh hội tri thức mới ở mức độ nhất định, chủ yếu vẫn là tư duy trực quan, máy móc, cách học vẫn mang nặng dấu ấn học phổ thông. Chính vì vậy xây dựng nội dung chương trình cần chú ý đến đặc điểm đối tượng này để nội dung chương trình đảm bảo phản ánh được những nội dung cơ bản tối thiểu nhất mà mặt bằng học vấn đặt ra, cũng như những tri thức cơ bản về chuyên ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời từng bước HTKNTH ở họ. Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà nội dung chương trình xác định chính là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình phát triển, được tổng hợp khái quát đúc kết lại. Nhưng thực tiễn luôn vận động, phát triển ngày càng phong phú và đa dạng phức tạp, nhiệm vụ đào tạo lại xác định nghề nghiệp cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. chính vì thế cấu tạo nội dung chương trình phải bảo đảm tính chất vận động phát triển phù hợp với thực tiễn của quân đội của đất nước và tính chất nghề nghiệp của người sĩ quan chính trị. Từ đó giúp họ có cơ sở, điều kiện chuyển hoá, thực hiện nhiệm vụ tiếp thu, lĩnh hội rèn luyện nghiệp vụ và phát triển toàn diện phẩm chất năng lực của nhân cách người sĩ quan chính trị. Đó cũng chính là nguyên lý trong giáo dục đào tạo: “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn”, “Nhà trường gắn với chiến trường, với đơn vị và xã hội”. Do vậy, nội dung dạy học phải bám sát được sự phát triển của thực tiễn, sự phát triển của khoa học công nghệ cùng những đòi hỏi trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của người học, đảm bào cho họ có đủ những tri thức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chức trách sau khi ra trường. Sự thay đổi về nội dung dạy học cũng kéo theo sự thay đổi về phương pháp dạy học.
- Đổi mới về phương pháp. Trong tự học phương pháp tự học với nhiều hình thức phong phú đa dạng như phương pháp tiếp thu, phát hiện, tìm kiếm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Để quá trình học tập đạt kết quả tốt, việc HTKNTH cần giúp HVDTTS phương pháp tiếp thu, phát hiện tìm kiếm tri thức với những tri thức kỹ năng, kỹ xảo tiến hành hoạt động tự học phù hợp. Phương pháp tự học khoa học tạo điều kiện cho người học phát huy tốt khả năng vốn có để thực hiện nhiệm vụ tự học có hiệu quả. Phương pháp tự học của HVDTTS không tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành trên cơ sở được trang bị những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về hoạt động tự học. Chính vì vậy để HV nhanh chóng tổ chức phương pháp hoạt động từ việc trang bị phương pháp tiếp thu, phát hiện tìm kiếm tri thức và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống học tập, chuẩn bị tập luyện những thao tác thực hành thực tập, đề cương thảo luận ôn thi... có ý nghĩa lớn trực tiếp định hướng HTKNTH của HV. Trong đề án “ Các giải pháp nâng cao chất lượng tự học trong các nhà trường quân sự” đã chỉ rõ: “Cần chuẩn bị cho học viên nắm được phương pháp học tập ở đại học ngay từ năm đầu tiên vào trường. Họ phải được trang bị lý luận về phương pháp tự học, tự nghiên cứu và được hướng dẫn thực hành, rèn luyện các phương pháp đó trong từng môn học cụ thể của quá trình học tập”[28, tr.115]. Trong quá trình đào tạo không thể đưa tất cả những vấn đề thực tiễn vào nội dung chương trình đào tạo, cũng không thể giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra mà nên lựa chọn những vấn đề phù hợp, thiết thực với yêu cầu hoạt động nghề nghiệp, phù hợp với từng môn học. Đồng thời những nội dung học tập mà nội dung chương trình đào tạo xác định đều phải hướng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn học tập, thực tiễn nghề nghiệp của HVDTTS. Có như thế mới tạo nên ý thức nghiên cứu, tìm tòi và hứng thú, say mê trong học tập rèn luyện.
Do vậy, nội dung dạy học phải bám sát được sự phát triển của thực tiễn, sự phát triển của khoa học công nghệ cùng những đòi hỏi trong hoạt động nghề
nghiệp tương lai của người học, đảm bảo cho họ có đủ những tri thức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chức trách sau khi ra trường. Thông qua bồi dưỡng phương pháp tự học mà nâng cao trình độ tiếp thu, phát hiện vấn đề, khả năng ghi nhớ, nắm bắt và giải quyết các nhiệm vụ học tập từng bước vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn học tập công tác. Khả năng ghi nhớ của HVDTTS còn nhiều hạn chế, chủ yếu họ mới chỉ tập trung học để nhớ, thuộc và hiểu nội dung bài giảng một cách máy móc và tốc độ chậm, việc lĩnh hội tri thức một cách đơn giản một chiều, ít có sự tìm tòi khám phá sáng tạo, làm cho người học không biết và không muốn đào sâu suy nghĩ, để nắm vững bản chất của vấn đề. Yêu cầu học tập đòi hỏi ngày càng cao mà khả năng tư duy đang là mặt yếu, là khó khăn đối với HVDTTS cần được quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng từng bước, tạo điều kiện, cơ sở để họ hiểu, nắm bắt giải quyết nhiệm vụ học tập trong quá trình đào tạo.