Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên dân tộc thiểu số trong học tập.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 41 - 43)

trong học tập.

Sự HTKNTH của HVDTTS ở HVCTQS hiện nay là kết quả sự tác động biện chứng giữa những nhân tố khách quan của quá trình đào tạo với các nhân tố chủ quan nhằm phát huy cao nhất nội lực chủ quan của người học. Trong đó các yếu tố khách quan của quá trình đào tạo như mục tiêu, nội dung, chương trình, chất lượng đội ngũ GV cùng phương pháp dạy học của họ cũng như công tác quản lý giáo dục

dù tác động to lớn mạnh mẽ đến đâu cũng không thể đạt hiệu quả tốt nếu không có được sự cộng hưởng từ nội lực chủ quan của người HVDTTS.

Phát huy tính tích cực tự học của HVDTTS trong việc hình thành kỹ năng tự học trước hết cần phải phát huy ý thức tự học của họ trong quá trình học tập.

Có ý thức đầy đủ về tự học, HV người DTTS mới xác lập được quá trình tự thân vận động phát triển của chính mình, tạo cơ sở động lực cho đấu tranh chiến thắng chính bản thân, tạo nên ý chí nghị lực, quyết tâm cao, cùng các đức kiên trì, liên tục chủ động, sáng tạo trong việc rèn luyện HTKNTH. Người HVDTTS ý thức được vai trò chủ thể của mình qua quá trình học tập, qua đó huy động có hiệu quả các nhân tố chủ quan vào quá trình tự học tập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, trong mọi lúc mọi nơi. Ngược lại, không phát huy được ý thức tự học thì kết quả không thể tạo ra được như yêu cầu xác định.

Chất lượng hiệu quả của hoạt động học tập, chỉ được tăng cường nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo ở người HVDTTS. Mục đích của việc học tập chiếm lĩnh hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo không phải là bằng thái độ máy móc, thụ động hay chỉ là tiêu thụ, lĩnh hội kiến thức mà phải bằng hoạt động tích cực, với thái độ sáng tạo, tìm tòi chân lý, từ sự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân, điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp nhất với khả năng và hoàn cảnh của mình. Tự mỗi HV người DTTS phải suy nghĩ hành động, tìm mọi biện pháp để tháo gỡ những khó khăn trên con đường học tập, không ỷ lại, chờ đợi thụ động, khuất phục trước những khó khăn. Việc tự học phải trở thành niềm say mê, ý thức tự giác, chủ động, thường xuyên học hỏi, trau dồi tri thức, niềm tin nắm vững tri thức nhân loại và không bị tụt hậu trước sự phát triển không ngừng của thực tiễn xây dựng trưởng thành của quân đội, và đơn vị.

Tính tích cực chủ động trong tự học, của HVDTTS chỉ thực hiện được khi xây dựng bồi dưỡng được hệ thống tri thức, KNTH cho chính bản thân mình.

Mỗi một hoạt động cụ thể đều đòi hỏi phải có hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo tương ứng để hoạt động đạt hiệu quả. Hệ thống tri thức kỹ năng kỹ xảo tự học là điều kiện đảm bảo cho HV người DTTS có thể tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của mình cho phù hợp với quy trình tất yếu của quá trình đào tạo. Người HV có được tri thức kỹ năng, thao tác cơ bản tự học là họ đã có được công cụ phương tiên phù hợp để tiến hành hoạt động tự học ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời của họ, đặc biệt là trong điều kiện độc lập, khó khăn. Thực tế trong quá trình học tập của HV nhất là ở năm đầu của khoá học, rất nhiều HV được đánh giá là tích cực, quyết tâm cao, có ý thức tận dụng thời gian tự học triệt để nhưng kết quả vẫn hạn chế bởi họ thiếu những hiểu biết cần thiết về tự học, thiếu khả năng tổ chức, điều chỉnh mình một cách khoa học hợp lý.

Học viên người DTTS có được tri thức kỹ năng, kỹ xảo tự học của mình theo đúng quy luật của quá trình học tập sẽ phát huy được tính tích cực của nhân cách, biết tự tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập phù hợp với tác động của các nhân tố trong quá trình đào tạo. đồng thời, từng bước sẽ loại bỏ được cách nhìn siêu hình, máy móc cũng như tư tưởng trung bình chủ nghĩa, học tập đối phó theo mùa vụ trong hoạt động học tập, tự học.

Có được kỹ năng, kỹ xảo, tri thức tự học, sẽ có điều kiện tận dụng tốt hơn hiệu quả hơn, những tác động thuận lợi từ môi trường đào tạo, từ các thành tố khác trong quá trình dạy học, và tranh thủ được cơ hội để nhận thức, lĩnh hội phát triển tri thức toàn diện cho bản thân, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w