Thông qua các hình thức huấn luyện và các hoạt động khác nhau giúp người học từng bước vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết tốt các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 38 - 41)

người học từng bước vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập

Kỹ năng chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động, vì thế để HTKNTH, người học phải từng bước trực tiếp giải quyết các nhiệm vụ học tập mà GV nêu ra. HVDTTS muốn phát triển cao nhất KNTH và nâng cao chất lượng học tập của mình cần phải mạnh dạn tham gia vào các hoạt động thực tiễn để kiểm nghiệm tri thức đã lĩnh hội và sáng tạo ra. Có thể ban đầu kết quả còn hạn chế nhưng mạnh dạn tham gia vào hoạt động các thực tiễn học tập tại đơn vị mà từng bước tiến bộ. Chính qua hoạt động thực tiễn mà tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tự học được củng cố, phát triển, qua thực tiễn để kiểm tra nhận thức của chính mình, qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả để bồi dưỡng niềm tin tưởng vào chính vai trò chủ thể nhận thức của cá nhân. Bởi chính hoạt động thực tiễn học tập cùng kết quả của nó là biểu hiện sinh động, là tiêu chuẩn đánh giá mức độ HTKNTH của HVDTTS.

Trong quá trình dạy học cần phải tổ chức tốt các hình thức huấn luyện, đặc biệt là: hình thức Xêmina, bài tập thực hành, kiểm tra, thi, nghiên cứu khoa học... Chỉ có thông qua những hình thức trên người học mới động não, tìm đọc tài liệu, nghiên cứu kỹ, giải quyết thấu đáo một khối lượng bài tập tự học, vận dụng mọi kiến thức đã có để giải quyết nội dung học tập. Thông qua đó gv đánh giá sự hình thành phát triển KNTH của người học (tuỳ thuộc vào mức độ sáng tạo trong vận dụng). Để HVDTTS thực hiện tốt các hình thức trên cần thông qua mối quan hệ với những người khác mà mỗi người đánh giá được chất lượng lĩnh hội của mình, học hỏi được thêm nhiều điều từ đồng chí đồng đội để bổ xung vào hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, củng cố thêm sự tự tin vào những gì mình đã có. Qua đó GV đánh giá các KNTH của HV thông qua việc tổ chức thường xuyên các hình thức đánh giá để thúc đẩy học viên tích cực trong tự học.

Việc lấy kết quả thi, kiểm tra cuối mỗi môn học, cuối năm là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng tự học. Tuy nhiên, cần hết sức coi trọng việc đánh giá quá trình. Bởi vì sự đánh giá thường xuyên của các GV thông qua bài giảng và các hình hình sau giảng sẽ khiến người học học tập thường xuyên hơn và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong suốt quá trình học tập. Điều này sẽ giúp cho GV và cán bộ quản lý nhanh chóng nắm được trình độ, khả năng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cùng những khiếm khuyết của HV trong suốt quá trình dạy học; từ đó đề ra những tác động sư phạm có hiệu quả hơn, sát với từng người để từng bước HTKNTH.

Chính vì vậy HVCTQS đã có hướng dẫn chỉ đạo huấn luyện, giảng dạy cho đối tượng HVDTTS là “tăng cường các hình thức toạ đàm, bải tập, thảo luận, bổ trợ, tinh giảm phần lý thuyết các nội dung khoa học xã hội nhân văn. Về huấn luyện quân sự tăng tỉ lệ thực hành hơn so với các đối tượng khác và trên thực tế cũng phù hợp với tư duy trực quan cụ thể và khả năng cụ thể của HVDTTS. Đối với chuyên ngành CTĐ,CTCT, trên cơ sở trang bị lý luận quan điểm, nguyên tắc... HV người

dân tộc thiểu số được ưu tiên bồi dưỡng những nội dung về thực hành công tác vận động quần chúng trong đơn vị, vận động nhân dân các dân tộc cũng như quan hệ với đồng bào địa phương” [ 27, tr 26].

Từ những định hướng nói trên, việc HTKNTH cho HVDTTS không chỉ là việc nắm vững nội dung tri thức toàn diện mà còn có cơ sở điều kiện để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động của bản thân ngay trong những công việc cụ thể. Để đạt được mục đích đó mỗi HV cần tích cực tự giác tham gia vào các hoạt động của đơn vị áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các công việc, các nhiệm vụ cụ thể để củng cố, kiểm tra, phát triển tri thức và tự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho mình. HTKNTH phải rèn luyện cho HVDTTS thói quen khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từng bước nâng dần trình độ khái quát, tổng hợp; đúc rút kinh nghiệm mà phát triển tri thức từ thực tiễn học tập rèn luyện của mình. Đây là vấn đề rất cần mà HVDTTS đang thiếu ngay cả trong quá trình học tập cũng như sau khi ra trường đảm nhiệm chức trách được giao. Như đánh giá của đề án Nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay: “Điểm yếu nhất trong nhân cách của HV là năng lực tổ chức thực tiễn CTĐ,CTCT ở đơn vị” [26, tr.102].

HTKNT chỉ thực sự hiệu quả khi đưa HVDTTS tham gia hình thức nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập.

Quan niệm đóng cửa tự học, chỉ bằng tinh thần thuần tuý để lĩnh hội tri thức, điều chỉnh mọi nhận thức, hành vi hoạt động của người học không thể phù hợp trong quá trình học tập ở nhà trường quân sự. Đưa HVDTTS vào hoạt động nghiên cứu khoa học được Học viện triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều đó thể hiện sự đánh giá đúng đắn và khoa học trong quá trình giáo dục và đào tạo về sự thống nhất giữa hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với hoạt động nghiên cứu khoa học ở người HV. Đưa HV vào nghiên cứu khoa học không chỉ tạo ra phẩm chất và năng lực làm việc độc lập mà còn tạo ra động lực thúc đẩy tính tích cực, chủ

động, say mê trong quá trình học tập tiếp thu lĩnh hội tri thức. Quá trình học tập của HVDTTS ở HVCTQS về thực chất là quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. HVDTTS trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học sẽ hình thành và rèn luyện tác phong công nghiệp, chính quy, từng bước loại bỏ tác phong tuỳ tiện. Đồng thời qua nghiên cứu khoa học sẽ đưa họ vào hoạt động với yêu cầu cao về tính khách quan chính xác, điều đó có hiệu quả rất lớn để HTKNTH cho HVDTTS.

Thực tế ở Tiểu đoàn 1, hàng năm có từ 2 đến 3 công trình khoa học của HV đạt giải A cấp Học viện; 4 năm liền (2002 - 2005) có 4 công trình khoa học tham gia giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo toàn quân đều đạt giải; 6 năm liên tục (2001 - 2006) Tiểu đoàn 1 được giám đốc Học viện tặng bằng khen và giấy khen về thành tích trong hoạt động khoa học – công nghệ môi trường và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của HV. Riêng năm học 2005 - 2006 Tiểu đoàn 1 đạt giải nhất trong cuộc thi Ôlimpic các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như vậy, học để hành và thông qua các hình thức huấn luyện và hoạt động khác mỗi HV sẽ bổ xung được những kiến thức bổ ích, trực tiếp HTKNTH của mình, tạo cho mình khả năng tư duy ngày càng linh hoạt, sáng tạo trong cả nhận thức và hành động, từng bước đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của quá trình học tập theo yêu cầu: Lý luận liên hệ với thực tiễn; nhà trường gắn liền với đơn vị trong đào tạo sĩ quan chính trị người dân tộc thiểu số hiện nay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w