Xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho học viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 28 - 34)

Chủ thể của hoạt động tự học là người học. Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi người học biết chủ động, tự giác sắp xếp thời gian, kế hoạch học tập theo những nhu cầu riêng của cá nhân, phải huy động toàn bộ các chức năng tâm lý, các phẩm chất trí tuệ, tình cảm, ý chí vào việc lĩnh hội nội dung kiến thức kỹ xảo, kỹ

năng từ GV và hệ thống các tài liệu học tập. Nói cách khác, quá trình ấy phải luôn được định hướng, thúc đẩy bởi thái độ tự học. Trong môi trường đào tạo của HVCTQS, mặc dù hoạt động tự học của HV chịu sự tác động mạnh mẽ của tập thể HV, của đội ngũ cán bộ quán lý các cấp và các lực lượng giáo dục khác, song tự học có thực sự đi vào chiều sâu, trở thành thói quen của người học, đạt được chất lượng hay không lại phụ thuộc rất lớn vào thái độ của người học. Vì thế, HTKNTH của HVDTTS hiện nay trước hết phải chú trọng đến việc hình thành thái độ đối với học tập nói chung và tự học nói riêng. Để hình thành thái độ tự học đúng đắn cho người học cần:

- Hình thành và phát triển nhu cầu tự học của mỗi học viên.

Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu khách quan đồng thời là thái độ chủ quan của con người cảm thấy. Đó là cái tiềm tàng trong con người và khi nó trở nên cấp bách con người sẽ đi tìm đối tượng để thoả mãn. Tìm được đối tượng trong số các khách thể con người trở thành chủ thể của đối tượng. Khi nhu cầu gặp đối tượng, hoạt động mới được hình thành, động cơ xuất hiện. Như vậy, hình thành thái độ tự học cho mỗi HV phải được bắt đầu từ việc hình thành, phát triển nhu cầu tự học. Nhu cầu tự học là nguồn gốc nảy sinh tính tích cực tự học. Với HVDTTS, nhu cầu tự học được tạo nên trên cơ sở người học ý thức rõ những đòi hỏi khách quan của việc làm chủ các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách của người sĩ quan tương lai từ đó chuyển thành đòi hỏi bên trong của mỗi người. Đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế tri thức để sống và làm việc có hiệu quả với những đối tượng chủ yếu là thông tin và tri thức, người học ngay trong quá trình học tập ở nhà trường đã phải phát triển mạnh mẽ nhu cầu tự học. Nhu cầu tự học sẽ không chỉ giúp người học tích cực học tập, nỗ lực vươn lên đạt kết quả cao mà còn giúp họ tích cực tự học liên tục, tự học suốt đời.

Ngay từ đầu và suốt quá trình đào tạo Học viện phải thường xuyên tạo ra những tác động mạnh mẽ giúp người học quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đào

tạo của nhà trường, đồi hỏi khách quan của việc xây dựng quân đội, xây dựng đội ngũ sĩ quan người DTTS, để họ nhận rõ trách nhiệm của mình. Cần có sự quan tâm, theo dõi, điều chỉnh uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những biểu hiện cá nhân tiêu cực, gây ảnh hưởng tới nhu cầu tự học.

Mặt khác, trong quá trình đào tạo, cần tạo ra những điều kiện hoàn cảnh để người học nảy sinh nhu cầu tự học. Chính trong thực tiễn của đào tạo phải làm cho

người học ở trạng thái khao khát sáng tạo, không thoả mãn bằng lòng với những gì đã có được. Họ phải nhận thức rõ ràng, đào tạo trong nhà trường trên thực tế chỉ là thực hiện một giai đoạn học, trong toàn bộ quá trình học của một con người. Nhà trường cũng không đặt ra mục tiêu cung cấp đủ kiến thức cho người học mà chỉ cung cấp vốn kiến thức cơ bản, có tính chất định hướng, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu. Người học phải thấy được sự cần thiết của việc chủ động học tập, phải có sự thôi thúc từ bên trong, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Hướng dẫn những phương thức thoả mãn nhu cầu tự học là một khâu có ý

nghĩa trong sự phát triển nhu cầu tự học. Ngày nay, các phương thức thoả mãn nhu cầu tự học rất phong phú, đa dạng. Nó không chỉ giới hạn các tri thức trong sách báo và các tài liệu có liên quan, không chỉ là đọc các sách kinh điển và chuyên khảo, mà còn tự tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, trong hoạt động hàng ngày. Việc sử dụng máy tính điện tử, các phương tiện truyền thông, các mạng máy tính. Internet... trong giáo dục đang phát triển hết sức nhanh chóng đã hỗ trợ cho các phương thức tự học của người học. Tuy nhiên, công nghệ thông tin là một loại công nghệ tạo khả năng trong các hoạt động trí tuệ chứ không phải thay thế hoàn toàn cho con người trong các hoạt động đó. Có thêm nhiều phương thức thoả mãn nhu cầu tự học, người học càng phải nâng cao chất lượng hoạt động trí tuệ của mình, biết cách tận dụng có hiệu quả các phương thức tự học. Nhu cầu hình thành có tác dụng khởi động cho hoạt động và hướng dẫn hoạt động của con người trong môi trường đối tượng, chỉ khi đối tượng xuất hiện có khả năng thoả mãn được nhu cầu khi đó chủ thể mới có thái độ. Trong

hoạt động tự học thái độ tự học được hình thành trên cơ sở nhu cầu tự học bắt gặp nội dung, phương pháp dạy học phù hợp.

- Xây dựng các phẩm chất ý chí của học viên trong tự học.

Hoạt động tự học là hoạt động phức tạp và thường xuyên vấp phải những khó khăn, trở ngại có thể là những khó khăn khách quan như phải giải quyết một khối lượng công việc quá lớn với những mục đích quá cao, trong khi đó thời gian tự học ít, hệ thống tài liệu tham khảo thiếu thốn, phương pháp giảng dạy của GV chưa phù hợp với đặc điểm của đối tượng... Cũng có thể là những khó khăn xuất phát từ phía chính bản thân người học. Ảnh hưởng của các cách học cũ từ các bậc học dưới, những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, vốn sống, sự giàng buộc của nếp tư duy cũ. Thụ động chờ GV bày sẵn cho mọi thứ, sau đó tìm cách học thuộc rồi trả lại cho GV...Tất cả các khó khăn, trở ngại trên đòi hỏi người học phải có khả năng huy động sức lực để vượt qua nhằm đạt được những mục đích đã định, tức có sự nỗ lực ý chí cao trong tự học.

Quá trình tự học, mỗi HV tự vận động từng bước biến tri thức, kinh nghiệm vốn sống của loài người đã tích luỹ trong quá trình lịch sử thành vốn tri thức của riêng cá nhân. Ở đây người học đã thể hiện trình độ cao vai trò chủ thể nhận thức của mình. Kết hợp và thống nhất một cách hài hoà vai trò chủ thể nhận thức với vai trò đối tượng điều khiển trong dạy học. Làm được điều này tuỳ thuộc rất lớn vào các phẩm chất ý chí của người học. Viện sĩ Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “Để tự học, để học tập thường xuyên được suốt đời, trước hết phải làm cho mỗi người có ý chí học tập”[23, tr.72]. Rõ ràng ý chí giữ vai trò hết sức quan trọng trong tự học, là điều kiện không thể thiếu để con người có thể thành công trong tự học.

Sự phát triển phẩm chất ý chí của người học trong tự học là kết quả của một quá trình rèn luyện công phu, khoa học với việc luôn tạo ra các khó khăn trở ngại với mức độ tăng dần tích phức tạp của chúng. Trong những trường hợp khi những khó khăn này đạt tới mức giới hạn, những con người vượt qua được nỗ lực ý chí sẽ phát

triển kèm theo những cảm xúc tích cực, khó khăn vừa sức sức đem lại kết quả tốt trong tự học. Kết quả ấy cũng sẽ khiêu gợi ở người học niềm tin vào bản thân, tạo nên sự phấn khởi, hăng hái sẵn sàng vượt qua các khó khăn khác. Vì thế, không nên để người học đạt mục đích của tự học một cách quá dễ dàng, không cần có sự nỗ lực cố gắng. Hiện nay, trong dạy học ở Học viện với đối tượng HVDTTS vẫn có tình trạng “bày cỗ sẵn” đã gây tác dụng tiêu cực cho rèn luyện các phẩm chất ý chí của người học. Người học chỉ trông chờ vào nguồn thông tin chủ yếu từ GV, ỷ lại vào GV, không nỗ lực tự mình tìm kiếm, phát hiện tri thức, bởi mọi GV đã chỉ ra tường tận. Cần tạo ra một số khó khăn phù hợp với đối tượng, nhất là trong các bài giảng nên tạo ra một số tình huống khó khăn. Từ đó mà người học tích luỹ được kinh nghiệm hành động ý chí, phát triển các phẩm chất ý chí của mình.

Hoạt động tự học của HVDTTS do tính chất đặc thù của nó cũng tạo ra những căng thẳng về tâm lý và thể lực. Họ vừa là người học, vừa là quân nhân. Ngoài việc học tập học tập để đạt kết quả tốt họ phải thường xuyên rèn luyện để chấp hành các quy định của điều lệnh quân đội, tham gia các hoạt động chính trị xã hội khác. Điều đó càng đòi hỏi các phẩm chất ý chí cao ở họ.

- Hình thành thói quen tự học.

Tự học đòi hỏi người học phải có thói quen làm việc độc lập. Độc lập trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, trong đọc sách và ghi các tài liệu. hoàn thành các bài tập. Lao động trí óc độc lập khiến người học phải rèn luyện cách suy nghĩ độc lập, có những quan điểm, chính kiến riêng trong giải quyết các vấn đề. Thói quen làm việc độc lập được hình thành dần dần trong quá trình luyện tập kiên trì và có hệ thống, trên cơ sở tính tự giác tích cực học tập cao, ý thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình học tập tại trường cũng như những đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp tương lai. Người học phải thường xuyên có ý thức luyện tập, tạo ra những thói quen tìm ra cách giải quyết riêng, cách đánh giá riêng cho mình mà không bị lệ thuộc vào người khác.

Thói quen tập trung tư tưởng cao độ trong quá trình tự học là thói quen rất có

ích. Tập trung tư tưởng cao sẽ làm cho hiệu suất tự học được nâng cao trên cơ sở hưng phấn được tập trung vào những vùng nhất định, không bị phân tán. Tập trung tư tưởng cao sẽ góp phần giúp người học nhanh chóng phát hiện được vấn đề, tìm ra những nội dung cơ bản, giảm đi sự hao phí thời gian. Để có thói quen tập trung tư tưởng cao cần:

+ Có động cơ, mục đích đúng trong tự học, xác định rõ ý nghĩa tầm quan trọng của từng môn học, với nghề nghiệp tương lai của mình.

+ Say sưa với các nội dung học tập, luôn tạo ra được các trạng thái phấn khởi, thoải mái.

+ Có ý thức kiên trì luyện tập, chế ngự được những yếu tố phân tán.

Để góp phần giải quyết khối lượng công việc trong tự học với thời gian tự học hạn chế, người học phải biết sử dụng hợp lý thời gian, có thói quen tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm thời gian làm cho con người đỡ mệt, hiệu suất tự học tăng lên.

Thói quen tiết kiệm thời gian thể hiện ở:

+ Hình thành ý thức tự giác trong tự học, nhanh chóng tập trung tư tưởng cao. + Sắp xếp khoa học vị trí tự học, thuận tiện cho việc tìm tài liệu.

+ Biết tranh thủ tận dụng mọi khoảng thời gian có thể; những khoảng thời gian ngắn, thời gian rỗi rãi để củng cố, mở rộng kiến thức.

+ Biết làm việc khẩn trương, khoa học, hợp lý các thao tác trong tự học. Thói quen tự kiểm tra của người học có một ý nghĩa đặc biệt với tự học. Thói quen này tạo nên những mối liên hệ mang những tín hiệu ngược. Các tín hiệu này càng thường xuyên, càng có hệ thống, càng phong phú chính xác bao nhiêu thì chúng càng có tác dụng giúp người học có cơ sở thực tế để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục được những sai lầm, thiếu sót, vượt qua những khó khăn, trở ngại trong tự học. Từ đó, người học tự khẳng định được mình, củng cố niềm tin vào bản thân, đồng thời tự mình đề ra biện pháp hợp lý để điều khiển, thúc

đẩy tự học của mình đạt kết quả tốt. Trên thực tế, những HV có thói quen tự kiểm tra tốt, thường xuyên kiểm tra thì thường vươn tới được những đỉnh cao trong học tập. Trong khi đó, những HV luôn buông lỏng mình, thiếu nghiêm túc trong tự kiểm tra, đánh giá bản thân, không kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của mình sẽ khó có thể đạt kết quả mong muốn.

Thói quen tự kiểm tra đánh giá của người học có các biểu hiện như:

+ Luôn tìm cách tái hiện rõ những nội dung đã học theo dàn ý, đề cương nhất định, tập trình bày rõ ràng, có sức thuyết phục.

+ Tự tìm các bài tập để làm, để hiểu sâu sắc hơn lý thuyết.

+ Tự trả lời, đánh giá bản thân mình qua các câu hỏi kiểm tra trong sách hoặc của những bạn bè cùng học.

Như vậy, hình thành thái độ tự học đúng đắn cho HVDTTS là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu, từ hình thành phát triển nhu cầu tự học; các phẩm chất ý chí tự học; thói quen tự học.Tất cả những khía cạnh này sẽ góp phần tạo ra những định hướng, thúc đẩy người học trong tự học từ đó HTKNTH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w