Chính sách của Việt Nam chưa nhất quán và chưa thông thoáng

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 74)

I. Định hướng phát triển thị trường chứngkhoán Việt Nam

2. 1.Về mặt vĩ mô

2.4. Chính sách của Việt Nam chưa nhất quán và chưa thông thoáng

Sự thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng trong chính sách của Việt Nam liên quan đến đầu tư của người nước ngoài trên TTCK Việt Nam thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất, theo Luật đầu tư nước ngoài thì bên người đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 100% vốn, nhưng cổ phần của các bên không được tự do mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán, trong khi cổ phần của người nước ngoài ở các doanh nghiệp niêm yết được mua bán tự do nhưng bị khống chế bởi tỷ lệ nắm giữ thấp. Điều đó có nghĩa là một người đầu tư trực tiếp khi muốn rút bớt vốn đầu tư để trở thành một nhà đầu tư danh mục chứng khoán (đầu tư FPI) sẽ khó thực hiện, vì họ phải tìm người đầu tư nước ngoài thay thế và chuyển nhượng cổ phần trên cơ sở có sự thoả thuận của đối tác và cơ quan quản lý Việt Nam. Ngược lại, một nhà đầu tư danh mục chứng khoán muốn trở thành người đầu tư trực tiếp để tham gia quản lý doanh nghiệp cũng khó khăn do bị khống chế bởi tỷ lệ nắm giữ, và do chưa có chế định rõ ràng liên quan. Trong trường hợp của Việt Nam, xử lý được vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian vì liên quan đến việc chỉnh sửa luật và các cơ chế giám sát, quản lý liên quan, nhưng là vấn đề cần được xem xét để giải quyết khi điều kiện cho phép.

- Thứ hai, các quy định về mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa thống nhất với các quy định về mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cách quy định không thống nhất đã dẫn tới tình trạng hiểu nhầm hoặc diễn giải một cách khác nhau, đồng thời gây lên một số khó khăn, nhất là khi một doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài lớn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 74)

w