Hoạt động giao dịch chứng khoán:

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 41)

II. Tổng quan về thị trường chứngkhoán Việt Nam

3. Hoạt động giao dịch chứng khoán:

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã có đủ các biểu hiện của một thị trường phát triển, khi thì rất sôi động, khi thì trầm lắng, đóng băng.... Căn cứ vào hoạt động thực tế trên thị trường, có thể chia sự hoạt động của thị trường ra làm 3 giai đoạn:

3.1. Từ 7/2000 đến 7/2001

Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam giá cổ phiếu liên tục tăng, giao dịch trái phiếu gần như đóng băng (có rất ít giao dịch).

- Diễn biến thị trường:

Ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán ra đời từ đây. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được dư luận đánh giá là một trong mười sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật của năm 2000.

Khuynh hướng chủ đạo trên thị trường trong thời gian này là :

Giá cổ phiếu tăng liên tục: do mất cân đối lớn về cung, cầu chứng khoán, cung cổ phiếu luôn rất thấp so với cầu, và việc số lượng công ty cổ phần tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường rất ít (đến cuối năm 2000 mới chỉ có 5 cổ phiếu được niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS và LAF) đã khiến cho giá của cả 5 loại cổ đều liên tục tăng cao gấp nhiều lần mệnh giá của các cổ phiếu. Do đó, chỉ số VNindex (chỉ số tổng hợp về giá cổ phiếu) liên tục gia tăng mạnh. Ta sẽ thấy rõ xu hướng giá cổ phiếu tăng mạnh đến mức nào khi so sánh kết quả của 2 ngày giao dịch tiêu biểu thể hiện ở hai biểu đồ dưới (một ngày đại diện cho kết quả những ngày giao dịch đầu, một ngày đại diện cho kết quả những ngày giao dịch cuối của giai đoạn này).

Bảng 2: Kết quả giao dịch ngày 25/9/2000

Mã chứngkhoán Giá thực hiện(đ/cp) Khối lượng giao dịch(cp)

REE SAM HAP TMS 18.100 20.800 21.800 17.400 7.300 41.200 8.000 100

(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh). Bảng 3: Kết quả giao dịch ngày 11/6/2001

Mã chứng khoán Giá thực hiện(đ/cp) Khối lượng giao dịch (cp) REE SAM HAP TMS 65.000 61.500 116.000 101.000 102.100 222.500 25.300 68.200

(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).

Căn cứ vào hai bảng số liệu trên, có thể thấy rõ giá cổ phiếu của tất cả các công ty niêm yết đều tăng rất nhanh, đặc biệt là cổ phiếu của Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (cổ phiếu HAP) lên đến mức 116.000đ/cp có nghĩa là cao gấp 10 lần mệnh giá của nó.

Giao dịch trái phiếu gần như đóng băng: mặc dù đây là loại chứng khoán có khối lượng niêm yết rất lớn(1.100 tỷ đồng) chiếm khoảng 73% giá trị toàn bộ chứng khoán niêm yết, nhưng lượng giao dịch chi chiếm 1,46% tổng giá trị thị trường.

- Nhận định nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng liên tục như trên, tuy nhiên các nguyên nhân chính gồm có :

+Biên độ giao dịch thấp: đây là nguyên nhân chính. Biên độ dao động nhỏ(+/-2%) đã tạo ra một rào bảo vệ vô hình cho nhà đầu tư, khi đó mua cổ phiếu sẽ có độ rủi ro thấp (giá cổ phiếu có giảm thì cũng chỉ giảm trong một vài phiên) trong khi đó giá cổ phiếu liên tục tăng khiến cho nhà đầu tư ngày càng “mê muội” trong việc nhìn đúng vào giá trị đích thực của cổ phiếu.

+Đầu tư theo trào lưu: do thị trường chứng khoán là một hình thức kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam, phần đông nhà đầu tư chưa có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức về thị trường này nên chỉ đầu tư theo kiểu thấy người khác làm thế nào thì cứ làm theo như vậy. Do đó có khi lượng đặt mua cổ phiếu rất lớn và có khi bỗng dưng lại bán ào ạt cổ phiếu mặc dù công ty vẫn làm ăn tốt.

+Số lượng công ty niêm yết cổ phiếu ít: điều này khiến cho sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cổ phiếu là rất lớn. Khi một cổ phiếu xuống gia thì thường kéo theo sự xuống giá của toàn bộ thị trường, điều này gần như là luôn đúng với hai loại cổ phiếu là SAM và REE.

Về việc giao dịch trái phiếu hạn chế là do: lãi suất của trái phiếu thấp (7-8%/năm) khiến cho các nhà đầu tư không hào hứng đối với loại chứng khoán này. Mặt khác, trong quá trình phát hành trái phiếu đã không chú trọng đến việc tạo ra tính đại chúng cho loại chứng khoán này, các loại trái phiếu chỉ tập trung chủ yếu ở các tổ chức, ngân hàng trong khi với điều kiện phát triển của nền kinh tế thì mức lãi suất nói trên là có thể chấp nhận được và do đó các tổ chức nắm giữ không có nhu cầu bán ra và cũng không có nhu cầu mua thêm vào.

3.2.Từ 7/2001 đến 3/2002

Đây là giai đoạn “đen tối” của TTCK Việt Nam, giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, giao dịch trái phiếu vẫn ở tình trạng đóng băng.

- Diễn biến thị trường

Ngày 8/6/2001, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 262/TTGD8 thông báo về việc mở rộng biên độ giao động giá từ (+/-2%) lên (+/-7%) và được áp dụng từ ngày13/6/2001. Ngay sau khi áp dụng, giá chứng khoán vẫn tiếp tục tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp với biên độ giao động mới khiến cho các nhà đầu tư hết sức phấn khích nhưng họ không biết được rằng đây là thời điểm bắt đầu một thời kỳ “đen tối” trên thị trường chứng khoán Việt Nam!!!

Từ đây, cổ phiếu liên tục rớt giá khiến cho hầu hết các nhà đầu tư đều hoang mang, không biết có nên tiếp tục đầu tư vào thị trường nữa không???

Nếu như giá cao nhất của cổ phiếu HAP được giao dịch trên thị trường là 146.000đ/cổ phiếu thì sau một thời gian ngắn giảm giá, giá cổ phiếu này chỉ còn ở mức trên dưới 40.000đ/cổ phiếu. Do sự sụt giảm nghiêm trọng của giá cổ phiếu khiến cho chỉ số VNindex sụt giảm nghiêm trọng. Có thể nhận rõ điều này khi xem biểu đồ chỉ số VNindex ở dưới.

Từ mức đỉnh là 571,04 điểm tại thời điểm 25/6/2001 và dao động ở mức trên dưới 200 điểm ở thời điểm đầu năm 2002 (như vậy, chỉ sau 4 tháng chỉ số chứng khoán đã giảm tới trên 300 điểm)

Một điều đặc biệt là trong khi thị trường đang thiếu hàng trầm trọng (ở giai đoạn trước) thì các cơ quan quản lý thị trường mà cụ thể là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh lại loay hoay, không tìm cách nào để tăng được số lượng công ty niêm yết trên thị trường. Ngược lại, đến thời điểm giá cổ phiếu rớt giá liên tục, các nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu ra thì các nhà quản lý không hiểu vì lý do gì lại đưa thêm một lượng lớn hàng vào thị trường khiến cho giá các cổ phiếu lại càng xuống mạnh hơn. Việc làm nêu trên chẳng khác nào hình ảnh mùa hè thì không cho uống nước còn mùa đông thì lại dội cả gáo nước lạnh vào người (nguyên văn lời bình luận trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam 12/2001).

Giao dịch trái phiếu trên thị trường vẫn ở trong tình trạng đóng băng.

- Nhận định nguyên nhân:

Sự can thiệp quá sâu vào thị trường bằng các biện pháp hành chính của cơ quan quản lý là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu liên tục sụt giảm. Điều đáng nói ở đây là hai cơ quan trên đã sử dụng hàng loạt các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường (giới hạn khối lượng đặt mua...). Chính các biện pháp hành chính đó đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, họ không còn tin vào sự lãnh đạo của các cơ quan quản lý và đồng loạt rút khỏi thị trường.

Giá cổ phiếu đã lên quá cao trong thời kỳ trước: đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Ngoài ra, biên độ dao động +/-7% càng khiến cho giá cổ phiếu giảm nhanh.

Hệ thống cung cấp thông tin chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhà đầu tư:

đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ở nước ta, cho đến nay vẫn chưa có hệ thống cung cấp thông tin một cách cách chính thống. Các thông tin mà nhà đầu tư nhận được chủ yếu là thông tin tự thu thập từ báo trí và thông tin truyền miệng. Chính vì vậy tính chính xác và hợp lệ không được đảm bảo. Vì lẽ đó, ngay sau khi phong phanh có tin về việc Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc quy định thời hạn nắm giữ cổ phiếu để được bán ra (trên thực tế việc này đã không được thực hiện ) thì giá các cổ phiếu đã đồng loạt sụt giảm.

3.3. Từ tháng 3/2002 đến nay

Đây là giai đoạn giá cổ phiếu không còn giao động một chiều như trước, giá lúc lên lúc xuống.

- Diễn biến trên thị trường:

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có bước phát triển tích cực, tạo được niềm tin của đông đảo nhà đầu tư tham gia thị trường. Một số biểu hiện cụ thể, tiêu biểu là:

Về giá giao dịch: Biểu hiện rõ nét của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây là giá cổ phiếu không còn dao động một chiều như trước nữa, giá cổ phiếu lúc lên, lúc xuống rất khó đoán, giá có tăng (giảm) thì cũng không luôn tăng(giảm) ở mức giá trần(sàn) như thời kỳ trước mà thường được giao dịch ở các mức giá trung gian.

Khối lượng hàng của thị trường: Số lượng công ty tham gia niêm yết tăng nhanh, chỉ trong một tháng qua đã có thêm 5 công ty lên ‘sàn’, tới thời điểm ngày 01/03/2003 đã có 21 công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường khiến cho cơ hội lựa chọn của nhà đầu tư trở nên phong phú hơn. Giá trị niêm yết của toàn bộ các công ty tham gia niêm yết vào khoảng 610 tỷ đồng.

Nhà đầu tư tin tưởng hơn và thị trường: Một biểu hiện mới, mang tính tích cực là hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều hơn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên hấp

dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhận định nguyên nhân:

Đến thời điểm này, có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đang có bước phát triển tốt, đi đúng hướng đề ra ban đầu. Có một số nguyên nhân đưa đến bước phát triển của thị trường, đó là:

Giá cổ phiếu đã xuống thấp: Sau một thời gian dài xuống giá, giá các cổ phiếu đã trở lại gần đúng với giá trị thực của chúng, trong khi các công ty niêm yết vẫn làm ăn có hiệu quả và có mức tăng trưởng cao, do đó nhà đầu tư hoàn toàn an tâm khi mua cổ phiếu.

Số lượng công ty tham gia niêm yết lớn: việc tăng số lượng công ty tham gia niêm yết đã khiến cho các cổ phiếu không còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhau nữa. Trong các giai đoạn trước, do số lượng công ty tham gia niêm yết ít nên khi một cổ phiếu xuống giá thì thường kéo theo sự xuống giá của toàn bộ thị trường. Đến nay số lượng công ty tham gia đã nhiều hơn, sự ảnh hưởng qua lại về giá giữa các chứng khoán không còn lớn như trước nữa.

Quản lý thị trường: gần đây sau khi gặp phải sự phản ứng gay gắt của công chúng đầu tư và các cơ quan ngôn luận, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã hạn chế việc quản lý thị trường bằng các biện pháp hành chính. Ngoài ra việc tăng số lượng phiên giao dịch từ 3 lên 5 phiên/ tuần đã rút ngắn chu kỳ quay của vốn, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán đã làm tăng thêm niềm tin cho nhà đầu tư .

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w