Qui mô nguồn vốn ĐTNN qua TTCK (FPI) trong tổng nguồn vốn vào

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 53)

III. Thực trạng đầu tư nước ngoài qua thị trường chứngkhoán Việt Nam

2. Qui mô nguồn vốn ĐTNN qua TTCK (FPI) trong tổng nguồn vốn vào

Việt Nam

Trong vòng nhiều năm trước khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và trước khi Việt Nam mở cửa thị trường chứng khoán, nguồn vốn nước ngoài nói chung đổ vào Việt Nam ở mức độ tương đối cao. Qui mô nguồn vốn vào tương đối cao do Việt Nam có được những điểm khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (các yếu tố kéo), trong đó đặc biệt là những thành công của công cuộc đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cải cách cơ cấu mạnh mẽ… Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là FDI, nguồn vay thương mại ngắn và dài hạn ở mức thấp hơn và nguồn FPI (nguồn vốn ĐTNN qua TTCK) rất nhỏ và chưa có trong danh mục thống kê của chính phủ. (Xem biểu đồ 6)

Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn vốn ròng vào Việt Nam.

( Đơ n v ị : Tri ệ u đ

ô la).

Ngu ồ

n: IMF (2000)

Ngoại trừ thực tế là Việt Nam chưa có nguồn FPI, cơ cấu nguồn vốn vào Việt Nam có thể được coi là tương đối lý tưởng vì nguồn FDI ít biến động. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng châu Á nổ ra thì nguồn vốn vào Việt Nam cũng đã giảm một cách đáng kể. Biểu đồ 6 cho thấy ngay sau khi khủng hoảng nổ ra, nguồn vốn vay thương mại ngắn hạn bị rút ra khỏi Việt Nam với qui mô lớn trong các năm 1997-1999. Nguồn vốn vay dài hạn vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối cao nhờ chủ yếu vào nguồn ODA. Nguồn FDI cũng sụt giảm tương đối mạnh một phần do các đối tác chính trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nên từ bỏ dự án hoặc chậm giải ngân, đồng thời các yếu tố kéo của Việt Nam cũng không còn được hấp dẫn như trước.

Kịch bản về chu chuyển vốn vào Việt Nam có nhiều tương đồng với các nước trong khu vực. Thứ nhất, trong giai đoạn kinh tế phát triển, nguồn vốn nước ngoài vào nhiều và đã góp phần không nhỏ giúp tăng trưỏng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn vào cũng rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi nền kinh tế có biểu hiện rơi vào tình trạng khó khăn hoặc khủng hoảng thì khả năng đào thoát vốn có thể diễn ra rất nhanh, đặt nước tiếp nhận vào tình trạng khó khăn về vốn đầu tư. Trên thực tế, tổng mức đầu tư toàn xã hội của Việt Nam đã chững lại trong năm 1998 và sụt giảm trong năm 1999 chủ yếu là do tác động của tình trạng đào thoát vốn. Nếu Việt Nam đã có một thị trường chứng khoán phát triển và nguồn FPI tương đối lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì khả năng đào thoát vốn trong những năm 1998-1999 sẽ lớn hơn và do đó tổng mức đầu tư toàn xã hội với nền kinh tế nói chung sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Thực tế trên cũng cho thấy thu hút nguồn nước ngoài để phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng cũng phải đi kèm với những biện pháp giám sát và quản lý thích hợp nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng. Việc điều chỉnh tổng mức nguồn vốn vào và đạt được một cơ cấu hợp lý là rất quan trọng, và điều đó chỉ có thể đạt được khi các nhà lập chính sách có cách nhìn tổng thể và phối hợp chặt chẽ với nhau trong điều tiết vĩ mô.

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 53)

w