I. Tổng quan tình hình nền kinh tế Việt Nam
2.1. Tình hình cải cách doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
2.1.1. Gánh nặng doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân
Doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đóng góp khoảng 38% vào tổng GDP của Việt Nam. Do các Doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động trong những ngành sử dụng nhiều vốn nên chiếm một tỷ trọng lớn khác thường trong tổng các yếu tố sản xuất của đất nước. Với 1,7 triệu lao động , những doanh nghiệp này chỉ thu hút khoảng 4-5% tổng lực lượng lao động. Con số này chỉ tương đương số người mới gia nhập thị trường lao động trong vòng một năm rưỡi. Do trình độ giáo dục liên tục tăng nên không phải tất cả 1,7 triệu người lao động này có tay nghề cao hơn những người lao động mới. Xét từ góc độ này, các Doanh nghiệp nhà nước quả là gánh nặng lớn cho nền kinh tế.
Mặt khác, tỷ trọng sử dụng vốn của khu vực nhà nước là khá lớn. Khó có thể có được một ước tính chính xác vì việc tính toán lượng vốn trong một nền kinh tế đang chuyển đổi không phải là dễ thực hiện. Một cách đánh giá gián tiếp tỷ trọng vốn mà khu vực nhà nước
thu nhận là xem xét tỷ trọng tín dụng trong nước của khu vực này. Nợ ngân hàng tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước lên đến 90 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 6 tỷ USD. Con số này tương đương với 40% tổng tín dụng trong nước.
Nhiều khoản vay mà các Ngân hàng thương mại quốc doanh cấp cho các doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ không bao giờ thu hồi được. Trong khi khó có thể ước tính được chính xác giá trị của các khoản vay không sinh lời này, thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc tích luỹ vốn sau này của khu vực nhà nước. Tuy tỷ trọng tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước đang giảm nhưng vẫn chiếm 25% số cho vay mới trong năm 2002.
2.1.2. Các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước
Cải cách doanh nghiệp nhà nước mà công cụ chính của nó là cổ phần hoá đã được áp dụng vào năm 1992 và sau đó được điều chỉnh vào năm 1996, được lập luận là không hoàn toàn giống với tư nhân hoá. Cổ phần hoá là một quá trình trong đó một phần hoặc toàn bộ vốn của nhà nước trong doanh nghiệp được bán dưới hình thức cổ phiếu với giá dựa trên giá trị sổ sách. Lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp được ưu đãi mua cổ phần và thường mua hết. Cá nhân có thể mua tối đa 30% cổ phần. Cổ phiếu không được phép mua bán trong giai đoạn 3 năm đầu, trừ khi có giấy phép đặc biệt. Trên thực tế, cổ phần hoá sẽ khó thực hiện nếu không có sự nhất trí của lãnh đạo và đa số người lao động trong doanh nghiệp. Cổ phần hoá sẽ đưa doanh nghiệp sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Ngoài cổ phần hó, các cơ chế khác cũng được dùng để cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ có thể đem bán, cho thuê hoặc khoán cho người lao động theo mức giá thoả thuận, hoặc thậm chí cho không. Những doanh nghiệp không có khả năng tồn tại sẽ được giải thể. Những doanh nghiệp khác có thể được sát nhập với những đơn vị lớn hơn. Toàn bộ kế hoạch cải cách dự tính khoảng 17000 doanh nghiệp sẽ được chuyển thể cho đến năm 2005. Mặt khác những doanh nghiệp nằm trong danh sách của những ngành được coi là “chiến lược” sẽ được cơ cấu lại nhưng vẫn giữ trong tay nhà nước. Toàn bộ quá trình được thực hiện theo cách tương đối phân cấp, do một doanh nghiệp trực thuộc các bộ chủ quản, một số khác lại trực thuộc chính quyền các tỉnh và địa phương, và một số thuộc vào Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91.
2.1.2. Kết quả cải cách doanh nghiệp nhà nước
Quy mô của khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn tương đối lớn mặc dù đã giảm. Xu hướng giảm là rất rõ rệt, khi xem xét tỷ trọng của nó trong sản lượng công nghiệp. Xong theo tỷ trọng trong GDP thì vẫn còn đáng kể. Một biểu hiện nổi bật trong quá trình cải cách là tổng số Doanh nghiệp nhà nước. Sau khi dã giảm từ trên 12.000 doanh nghiệp năm 1990
xuống còn 6.300 doanh nghiệp năm 1992, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đã có lúc từ năm 1993 đến 1997, quá trình cải cách đã gần như dừng lại. Từ năm 1997 trở đi, với việc áp dụng cơ chế cổ phần hoá, quá trình này đã lấy lại được đà. Nhưng đến nay lại có xu hướng chững lại. Vài trăm Doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi hoặc giải thể trong vòng 5 năm trước khi diễn ra Đại hội Đảng IX năm 2001. Sau một sự khởi đầu khiêm tốn, chỉ có 10 doanh nghiệp được được cổ phần hoá năm 1992, con số này đã tăng lên tới hàng trăm và mục tiêu đặt ra là chuyển thể 400 doanh nghiệp trong năm đầu của kế hoạch hành động. Những doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh/ thành phố quản lý được đặt vào trọng tâm của quá trình này, chiếm 57% tổng số doanh nghiệp được chuyển đổi. Từ đầu năm 2001, khoảng 70% số doanh nghiệp cổ phần hoá đã bán trên 65% cổ phần cho các cổ đông thuộc khu vực nhà nước. (Xem bảng 1)
Bảng 1: Tình hình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước
(Đơn vị: số doanh nghiệp)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số chuyển đổi 288 139 Theo loại hình chuyển đổi Cổ phần hoá 102 242 211 200 116 Bán 17 5 Khoán 41 13 Giải thể 30 5
Theo cơ quan chủ quản
Bộ chủ quản 25 30
Tỉnh/thành phố 255 96
Tổng công ty 8 13
Tổng số DN NN mới thành lập 87 94 74 43 8 Theo cơ quan chủ
quản
Bộ chủ quản 14 28 35 19 Tỉnh/thành phố 66 52 31 45 Tổng công ty 7 14 8 9
Nguồn: Tổng hợp từ Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Viện Quản lí kinh tế trung ương.
Qui mô của những Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và chuyển đổi lại tương đối nhỏ. Số lao động trung bình khoảng 250 công nhân và vốn điều lệ khoảng 5,7 tỷ đồng tương đương với 380.000 USD. Tính trung bình, nợ của mỗi doanh nghiệp này khoảng 5,6 tỷ đồng (gần 380.000 USD) . Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng việc chuyển đổi này đã làm giảm bớt một gánh nợ đáng kể cho khu vực nhà nước nói chung.
Mặt khác, một số lượng đáng kể Doanh nghiệp nhà nước được thành lập mới trong cùng một thời gian. Không phải mọi doanh nghiệp mới đều hình thành từ vốn đầu tư mới.
Việc đăng ký những đơn vị hiện đang hoạt động – chủ yếu là trong các ngành công ích – thành doanh nghiệp nhà nước đã làm cho số liệu về doanh nghiệp mới thành lập là khá lớn và thu hút nhiều dư luận xã hội. Tương tự, một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã thành lập một công ty theo Luật Doanh nghiệp từ Doanh nghiệp nhà nước trước đây và hiện vẫn còn hoạt động. Ước tính chỉ có hoảng từ 30% đến 40% số Doanh nghiệp nhà nước mới thành lập trong những năm 1998 –2001 là triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh mới. Phần lớn các Doanh nghiệp nhà nước mới thành lập có quy mô rất nhỏ.
Quá trình thành lập Doanh nghiệp nhà nước mới gần như đã bị đình lại vào giữa năm 2001. Từ thời điểm này việc thành lập mới các Doanh nghiệp nhà nước phải được Thủ tướng phê duyệt. Hiện nay, việc thành lập mới các Doanh nghiệp nhà nước được kiểm soát nghiêm ngặt. Việc giảm số Doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ và phát triển những doanh nghiệp lớn và thành đạt hơn có nghĩa là quy mô tuyệt đối của khu vực nhà nước đã tăng lên. Tuy nhiên việc cải cách này diễn ra song song với việc tăng trưởng nhanh của khu vực tư nhân, điều này giải thích tại sao quy mô tương đối khu vực nhà nước, tức là tỷ trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam, lại đang giảm dần.