Chi phí chung

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh của các đại lý thu mua cà phê (Trang 42)

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.

Bảng 4.12 Tình hình chi phí sản xuất bình quân của các đại lý tại xã

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010So sánh(lần) BQ Đại lý thu mua và

sản xuất 5.637,67 7.959,17 5.982,77 1,41 0,75 1,08

Đại lý thu mua và

buôn bán vật tư 3.562,40 3.881,98 4.652,76 1,09 1,19 1,14 Tổng bình quân 5.118,85 6.939,87 5.650,27 1,36 0,81 1,09

Qua số liệu trên ta thấy được bình quân chi phí của các đại lý trong 3 năm tăng 9%, với mức tăng chi phí cao nhất thuộc về các đại lý thu mua kiêm buôn bán các loại vật tư nông nghiệp tăng 14,4%, còn các đại lý thu mua kiêm buôn bán vật tư là 8,17%.

Chi phí của năm 2010 tăng khá cao so với năm 2009, trong đó chi phí của các đại lý thu mua kiêm sản xuất là nhiều nhất, việc này là do sự ảnh hưởng của giá cả cà phê vào thời điểm này là khá cao dẫn đến việc đầu tư cho việc sản xuất tăng lên. Tuy nhiên các chi phí này năm 2011 lại giảm so với năm 2010 vì lúc này giá cả cà phê có biểu hiện chững và giảm lại.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đại lý trên địa bàn xã được thể hiện như sau:

Bảng 4.13 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đại lý trên địa bàn xã

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Đại lý thu mua kiêm sản xuất Đại lý thu mua kiêm buôn bán

2009 2010 2011 2009 2010 2011 Tổng doanh thu 15.836,90 22.364,10 16.717,26 3.730,0 3.782,50 4.110,0 Tổng chi phí 14.940,00 21.464,50 15.776,30 3.560,0 3.681,87 3.932,3 Lợi nhuận 896,90 899,60 940,96 170,0 100,63 177,7 DT/CP 1,06 1,04 1,06 1,05 1,03 1,05

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng trên nhìn chung ta có thể thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đại lý thu mua kiêm buôn bán vật tư và các đại lý thu mua kiêm sản xuất là khá tương đương nhau. Đối với các đại lý thu mua kiêm buôn bán vật tư với 1.000đ vốn bỏ ra họ thu về bình quân 1.053,33đ doanh thu. Còn các đại lý thu mua kiêm sản xuất thì cứ 1.000đ vốn bỏ ra họ thu về bình quân 1.043,33đ doanh thu. Với tình hình kinh doanh cụ thể của từng loại hình đại lý như sau:

4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể của từng loại hình đại lý.

4.2.2.1 Các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê

Bảng 4.14 Chi phí của các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê

ĐVT: triệu đồng STT Các chi phí phát sinh 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ 1 Chi phí thu mua

1.1 Chi phí phát sinh khi thu

mua 16.660 23.600 17.640 1,42 0,75 1,08

1.2 Chi phí khác 13 13 12 1 0,92 0,96

1.3 Tổng 16.673 23.613 17.652 1.42 0.75 1.08

2 Chi phí phát sinh trong sản xuất 2.1 Chi phí phân và thuốc

BVTV - 149 160,2 - 1,12 -

2.2 Chi phí thuê nhân công - 94,5 117,1 - 1,24 -

2.3 Chi phí máy móc - 21 19 - 0,90 -

2.4 Tổng 240 264,5 296,3 1,10 1,12 1,11

3 Tổng chi phí 16.913 23.877,5 17.948,3 1,41 0,75 1,08

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì sự ảnh hưởng của sự biến động giá cả cà phê nên chi phí thu mua của đại lý năm 2010 tăng khá cao cụ thể là tăng 1,42 lần so với năm 2009, nhưng vì sang năm 2011 giá cà phê giảm nên cũng làm cho chi phí thu mua cũng giảm 0,75 lần so với năm 2011.

Bên cạnh chi phí thu mua thì chi phí chăm sóc vườn cà phê cũng gia tăng qua đó ta thấy được giá các loại vật tư như thuốc BVTV, phân bón, nhiên liệu như xăng, điện… cũng ảnh hưởng không nhỏ, góp phần tăng chi phí sản xuát cho các đại lý trong những năm qua.

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh doanh của các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê ĐVT: triệu đồng Các chi phí phát sinh 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng chi phí 14.940,0 21.464,5 15.776,30 1,44 0,73 1,09 Tổng doanh thu 15.836,9 22.364,1 16.717,26 1,41 0,75 1,08 Lợi nhuận 896,9 899,6 940,96 1,00 1,05 1,03

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng trên ta thấy các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê dường như hoạt động không mấy hiệu quả. Tuy ngoài nguồn thu từ hoạt động thu mua thì các đại lý này còn có thêm phần lợi nhuận của hoạt động sản xuất cà phê mang lại nhưng các đại lý này lại làm ăn vẫn chưa tốt thể hiện qua lợi nhuận các năm như sau: lợi nhuận của năm 2010 không tăng là bao nhiêu so với năm 2009, còn năm 2011 tăng 1,03 lần so với năm 2010.

Nguyên nhân chính ở đây đó là việc tích trữ cà phê chờ giá tăng. Khi giá có dấu hiệu gia tăng thì các đại lý này tích trữ cà phê chờ đến lúc giá tăng cao, nhưng khi giá tăng đến điểm dừng thì bắt đầu giảm. Trước tình hình đó các đại lý trên có hai sự lựa chọn: một là chờ giá tăng lên rồi bán lại và hai là vẫn tích trữ cà phê. Hầu hết các đại lý này đều mong giá tăng lên lại nhưng giá lại giảm xuống vào thời kì cuối năm 2010 nên vào lúc này các đại lý mới bắt đầu bán ra gây nên việc buôn bán thu được ít lợi nhuận hoặc thậm chí lỗ cho đại lý. Tuy vậy vẫn có một số lượng tồn kho của các đại lý, cụ thể tình hình tồn kho qua hàng năm như sau:

Bảng 4.16 Tình hình tồn kho của các đại lý thu mua kiêm sản xuất

ĐVT:Tấn

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số lượng mua 595 590 505

Số lượng bán 525 530 430

Tồn kho 70 60 75

Một điểm mạnh của các đại lý này là nhờ sự hổ trở qua lại giữa hai hoạt động thu mua và sản xuất, sản xuất tạo ra nguồn hàng bổ xung sản lượng cà phê cung cấp cho các đại lý cấp tỉnh, các doanh nghiệp là bạn hàng lâu năm của đại lý, nhờ hoạt động thu mua thì đại lý chủ động hơn trong việc tiếp cận với thông tin giá cả cà phê nói chung và giá cả các vật tư sản xuất để từ đó sản xuất và bán vào những thời điểm thích hợp với giá bán cao hơn và hơn nữa đây là đại lý cúng có thể trực tiếp bán cà phê của mình tự sản xuất ra cho các đại lý cấp tỉnh hay các công ty chế biến cà phê mà không phải qua khâu trung gian giảm được nhiều khoản phí không cần thiết và đạt mức lọi nhuận cao hơn.

4.2.2.2 Các đại thu mua và cho vay vật tư sản xuất

Bảng 4.17 Chi phí phát sinh của các đại lý vừa thu mua vừa buôn bán vật tư

ĐVT: triệu đồng STT Các chi phí phát sinh 2009 2010 2011 So sánh(lần) 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ 1 Chi phí thu mua

1.1 Chi phí phát sinh khi

thu mua 3.390,0 3.600,00 4.320,00 1,06 1,20 1,13

1.2 Chi phí phát sinh khi

mua 2,4 1,98 2,76 0,83 1,39 1,11

1.3 Tổng 3.392,4 3.601,98 4.322,76 1,06 1,20 1,13

2 Chi phí phát sinh trong buôn bán

Tổng 200 280 330 1,40 1,18 1,29

3 Tổng chi phí 3.592,4 3.881,98 4.652,76 1,08 1,20 1,14

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Tương tự như đại lý thu mua và sản xuất vì chịu ảnh hưởng chính của giá cà phê và giá yếu tố sản xuất nhập vào mà làm cho chi phí của đại lý thu mua kiêm buôn bán vật tư cũng có xu hướng gia tăng qua 3 năm từ 2009-2011. Cụ thể chi phí năm 2010 tăng 8% so với năm 2009, năm 2011 tăng 20% so với 2010.

Bảng 4.18 Hiệu quả kinh doanh của các đại lý vừa thu mua vừa buôn bán vật tư sản xuất ĐVT: triệu đồng Các chi phí phát sinh 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng chi phí 3.560,0 3.681,87 3.932,3 1,03 1,07 1,05 Tổng doanh thu 3.730,0 3.782,50 4.110,0 1,01 1,09 1,05 Lợi nhuận 170,0 100,63 177,7 0,59 1,77 1,18

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Khác với đại lý thu mua kiêm sản xuất thì các đại lý thu mua kiêm buôn bán vật tư tuy lợi nhuận không âm nhưng lại có chiều hướng giảm trong những năm 2010 so với năm 2009, cụ thể là giảm 0,59 lần. Tuy nhiên lợi nhuận trong năm 2011 lại tăng mạnh, tăng 1,7 lần so với năm 2010. Điều này chứng tỏ rằng đại lý trên đã có sự chuyển biến kịp thời trong kinh doanh để thích ứng với tình hình để không những tối thiểu hóa được chi phí mà còn làm cho doanh thu tăng cao.

Nói tóm lại ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của các đại lý chuyên thu mua cà phê trên địa bàn xã Phú Lộc trong ba những năm qua nhìn chung là không mấy khả quan. Thể hiện rõ thông qua lợi nhuận qua ba năm 2009 - 2011 đều thu được lợi nhuận nhỏ thậm chí còn bị thua lỗ. Nguyên nhân chính là do sự biến động mạnh của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá cả các mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung giá cà phê trên thế giới và trong nước và cụ thể là trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong ba năm trở lại đây có nhiều biến động. Từ năm 2009 đến nay giá cà phê liên tục tăng giảm bất thường, tùy vào từng thời điểm khác nhau mà phê có giá bán khác trung bình từ 28.000 - 30.000 đồng/kg năm 2009, tăng lên mức cao nhất năm 2010 là 32.000 và giảm xuống mức thấp nhất là 25.000/kg, đến năm 2011 giá thấp nhất là 32.000/kg và cao nhất là vào tháng 9, tháng 10 năm 2011 giá cà phê lên tới gần 48.000/kg cà phê nhân khô. Với sự biến đổi liên tục của giá cà phê trong nước và thế giới nên hiện nay nhiều hộ nông dân đang lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trong hoạt động sản xuất của mình là trữ cà phê không bán để chờ giá cao, mặt

khác các đại lý thu mua cà phê đều thiếu vốn, nên việc mua bán cà phê đang gặp nhiều khó khăn và thua lỗ đối với các đại lý thu mua cà phê là không tránh khỏi.

4.3 Thông tin về thị trường của các đại lý thu mua cà phê

Thị trường là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, qua kết quả điều tra ta thấy, nhìn chung thị trường tất cả các đại lý ở trong xã đều là trong nước kể cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, và không gian thu mua cũng như bán lại cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi của xã và các xã lân cận. Qua đó ta thấy được sự độc quyền trong việc thu mua của các đại lý cấp xã này. Dường như người nông dân trồng cà phê từ đầu vụ sản xuất đã gắn bó với các đại lý này về các yếu tố sản xuất đầu vào nên vào cuối mùa vụ họ buộc phải bán lại cà phê cho chính các đại lý trong xã đó. Việc này không chỉ xảy ra cục bộ trong một vài xã mà xảy ra trên diện rộng tại những nơi trồng cà phê.

Còn đối với thị trường đầu ra thì hầu như 100% đại lý cấp xã đều bán cho các đại lý cấp tỉnh có quy mô lớn hơn hoặc các đại lý chế biến vì cà phê khi qua tay của các đại lý này hầu như vẫn là cà phê tươi giá bán không cao mà chi phí đầu tư để chế biến là rất cao. Cho nên các đại lý cấp xã này chỉ đóng vai trò như một nhà thu gom lớn, thu mua cà phê từ các hộ nông dân và những nhà thu gom nhỏ hơn để bán lại cho các đại lý lớn hơn và các đại lý chế biến.

4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đại lý trên địa bàn xã

4.4.1 Phân tích ma trận SWOT đối với các đại lý trên địa bàn xã

Xuất phát từ các điều kiện nội tại của các đại lý trên địa bàn xã. Dưới đây là mô hình Swot thể hiện các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của các đại lý trong bối cảnh hiện nay.

Các mặt mạnh ( Strengths) Các mặt yếu (Weaknesses)

- Kinh tế:

+ Độ tuổi của chủ các đại lý trong xã là khá cao, đây la độ tuổi thể hiện được kinh nghiệm trong công việc nên có thể giảm được rủi ro trong hoạt động mua

- Kinh tế:

+ Trình độ lao động thấp. + Trình độ quản lý thấp.

+ Thiếu vốn hoạt động. Chi phí đầu vào của của đại lý (xăng, dầu, điện…) có xu

bán cà phê.

+ Hệ thống hạ tầng cơ sở trong địa bàn xã tương đối phát triển.

- Chính trị: Có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước

-Văn hóa, xã hội: Nguồn lao động dồi dào và trẻ.

hướng tăng.

+ Sản phẩm bán hầu hết là cà phê tươi nên giá bán thường không cao.

+ Ảnh hưởng từ những đợt vỡ nợ của các đại lý trước vào những năm 2009 làm cho uy tín của các đại lý bị suy giảm.

+ Khả năng thâm nhập của các đại lý mới là không cao do gặp khó khăn về vấn đề uy tín và cạnh tranh với các đại lý lâu năm.

+ Tuổi đời của các chủ đại lý là khá cao. + Không thu hút được các chủ đại lý có độ tuổi trẻ

- Khoa học công nghệ:

+ Công nghệ lạc hậu, khó có điều kiện thay đổi.

- Cơ sở hạ tầng: một vài tuyến đường vào các hộ sản xuất còn xấu. hệ thống điện phục vụ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Các cơ hội (Opportunities) Các nguy cơ (Threats)

-Văn hóa, xã hội: Nâng cao trình độ dân trí, tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong vùng.

- Khoa học, công nghệ: Tiếp cận được công nghệ mới tiến bộ.

- Thị trường: có điều kiện để mở rộng thị trường thu mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh tế:

+Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, đe dọa thị trường thu mua của các đại lý.

4.4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác đại lý trên địa bàn xã các đại lý trên địa bàn xã

 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tiếp theo nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn trong sản xuất hiện nay.

 Nâng cao năng lực quản lý của các chủ đại lý.

 Đào tạo nguồn lao động có kiến thức chuyên môn và có sự am hiểu về thị trường.

 Đầu tư nhiều hơn vào công đoạn sơ chế và chế biến nhằm nâng cao giá cả trong việc bán các sản phẩm từ cà phê.

 Loại bỏ triệt để các chi phí không cần thiết nhằm tiết kiệm và giảm tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh trong công ty.

 Nắm bắt kịp thời và rõ ràng về các thông tin về thị trường, giá cả cà phê cũng như giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào để có thể có được những quyết định thu mua cũng như bán ra một cách hợp lý.

 Đặc biệt là các đại lý thu mua kiêm sản xuất cần phải nhạy bén hơn với giá cả của cà phê nhất là những thời điểm giá tăng cao và điểm dừng của giá để có thể có những quyết định đúng để mang lại lợi nhuận cho công ty.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong đợt thực tập tại xã Phú Lộc huyện Krông Năng với những thông tin được Ủy ban nhân dân xã cung cấp và những số liệu điều tra được tôi nhận thấy:

Xã Phú Lộc vẫn là một xã có kinh tế kém phát triển với hoạt động kinh tế chủ yếu tại xã là nông nghiệp, trong đó trồng các loại cây công nghiệp lâu năm là chủ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh của các đại lý thu mua cà phê (Trang 42)