Giá Diesel hiện tại trên thị trường là 13.000 đ/lít. Giả sử chỉ bán ra 12.000đg/lít. Theo bảng 10 thì chi phí sơ bộ NVL và năng lượng là khá cao so với sản phẩm
thu được trong bảng 11. Nếu chỉ tính nguyên vật liệu và năng lượng thì việc sản xuất biodiesel như trên đã lỗ đến 1.913.688 đồng cho một mẻ 100kg./ngày.
Nếu tính đủ các chi phí khác như công lao động, khấu hao thiết bị, bao bì, thuế… thì giá trị phải bù lỗ là rất lớn.
Như vậy, việc sản xuất biodiesel liệu có mang lại hiệu quả kinh tế thực sự hay không? Để lý giải vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu một số thông số quan trọng để đi đến kết luận.
IV.7. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ KINH TẾ.
1. Công nghệ: Công nghệ ổn định, hiệu suất cao và chất lượng đạt tiêu chuẩn EU và TCVN. Trên nền pilot hiện tại, có thể nâng công suất lên 10 lần (1 tấn /ngày) mà kinh phí tăng lên không đáng kể
2. Những thông số về năng lượng chỉ chiếm 2,2% tổng chi phí.
3. Những số liệu về MeOH, xúc tác, phụ gia chỉ chiếm 30,4% và đây là những số liệu đã được tối ưu, không thể giảm hơn nữa, cộng với 2,2% chi phí năng lượng, cho tổng chi phí tối thiểu là 32,6%, tương ứng với giá trị tiền là 1.017.000 đồng. So với giá bán sản phẩm là 1.203.000 đồng, để không lỗ, giá nguyên liệu phải là 2.000 đồng/kg.
4. Nguyên liệu chiếm 67,4% tổng chi phí, được tính theo giá thực tế là 21.000 đồng, cao gấp 10 lần so với giá cần thiết phải có.
5. Từ các số liệu phân tích trên đây cho thấy, không thể sản xuất biodiesel chỉ dựa trên một sản phẩm duy nhất. Một số sản phẩm phụ thu được trong quá trình sản xuất biodiesel cũng cần được tận thu để nâng cao hiệu quả kinh tế của dây chuyền công nghệ, như:
- 10 % dầu cặn đáy sử dụng như dầu FO, có giá khỏang 6-7 ngàn đồng/lít. - Glyxerin: 22-24 kg ( 100.000 đồng kg)
- Na2SO4: 4kg – 4,5 (50.000 đồng /kg)
- Tổng các sản phẩm phụ có thể thu thêm khỏang 3.000.000 đồng đưa tổng giá trị sản phẩm là 4.203.000 đồng , trong khi tổng chi phí (chỉ giới hạn trong nguyên vật liệu năng lượng ) là 3.117.000 đồng. Như vậy, trong một ngày với công suất 100 kg sản phẩm chính là biodiesel, vẫn còn lời khỏang 1.086.000 đồng dùng cho các chi phí khác.
6. Như ở mục 4 đã phân tích, nếu giá nguyên liệu giảm, lợi nhuận sẽ tăng theo tỷ lệ thuận. Nếu nhập dầu cọ của malaixia ( theo nguồn của bộ thương mại, giá giao tại TPHCM trong tháng 10/2008 là 14.000 đồng/kg bao gồm thuế), có thể giảm chi phí đến 70.000 đồng/ mẻ/100 kg sp.
7. Nếu áp dụng công nghệ không bả thải và sử dụng hạt có dầu, giá nguyên liệu có thể giảm đến tối đa, khỏang 4-5 ngàn đồng/ kg.
8. Khi nâng công suất lên 1000kg/ngày, các chi phí như năng lượng, xúc tác, không tăng theo tỷ lệ thuận, nên lợi nhuận sẽ tăng thêm.