Tồn tại:
• Kết quả chưa tương xứng với thực tế
Theo thống kê Tổng cục hải quan thì Hải Quan các địa phương đã phát hiện ra không ít các trường hợp gian lận thuế, khai thuế bất hợp lý hay giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực đặc biệt là đối với các mặt hàng nhạy cảm có mức thuế cao như ôtô cũ, hàng tiêu dùng, xe gắn máy…đồng thời tham vấn và truy vấn thuế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế tập trung vào các việc như: thu thập, khai thác và sử dụng thông tin chưa phù hợp; việc tham vấn chưa thực sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức; việc xác định lại trị giá tính thuế sau tham vấn; hệ thống tổ chức, con người chưa phù hợp; hệ thống dữ liệu giá chưa hiệu quả…
Công tác xác định trị giá tính thuế được xác định là một trong những khâu trọng yếu trong việc chống gian lận, chống thất thu thuế. Nhưng theo đánh giá của TCHQ, trình độ công chức làm công tác giá hiện nay nhìn chung còn yếu kém về chuyên môn, bố trí cán bộ chưa đúng đối tượng, chuyên môn đào tạo. Tại các Chi cục nhỏ chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm giá còn thiếu kinh nghiệm thực tế do việc luân chuyển cán bộ liên tục giữa các bộ phận còn bất cập, chỉ chú trọng đến vị trí công tác mới mà chưa chú ý đến tính nghiệp vụ chuyên sâu.
Thực tế cho thấy, việc tổ chức tham vấn giá còn thực hiện chiếu lệ, mang tính hình thức khi chưa thu thập đủ các nguồn thông tin, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi tổ chức tham vấn, đặc biệt là các trường hợp tham vấn tại Chi cục, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Qua số liệu báo cáo của các Cục Hải quan địa phương cho thấy, tỷ lệ hồ sơ các lô hàng bác bỏ trị giá khai báo chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 27% trên tổng số tờ khai đã tham vấn.
Tại cấp Cục, đa số Hải quan địa phương chưa hình thành được Phòng giá nên việc tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra công tác xác định trị giá tại các Chi cục trực thuộc chưa đem lại hiệu quả, cá biệt có nơi không có bộ phận giá trong Phòng nghiệp vụ tại Cục. Cán bộ làm giá còn có tư tưởng chờ đợi được luân chuyển sang bộ phận khác, chưa toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ được giao. Còn tại Tổng cục, số lượng cán bộ làm giá quá mỏng, lại thiếu kinh nghiệm thực tế trong hướng dẫn, chỉ đạo và tham mưu xử lý các tình huống thiếu nhạy bén, kịp thời.
• Hệ thống dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu
Một nguyên nhân cơ bản nữa là hiện nay phần lớn các Cục Hải quan địa phương mới chỉ sử dụng thông tin trị giá khai báo trên hệ thống dữ liệu thông tin về giá (GTT22) và các thông tin dữ liệu giá do TCHQ cung cấp để tổ chức kiểm tra xác định trị giá, chưa quan tâm nhiều đến các nguồn thông tin từ mạng Internet, sách báo, tạp chí, thông tin từ nhà sản xuất, thị trường để kiểm tra trị giá khai báo. Do vậy, có rất nhiều lô hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn nguyên vật liệu cấu
SV: Phạm Thị Kim Anh 51 Lớp: Kinh Tế
thành hoặc bộ linh kiện đầy đủ đã nhập khẩu trước đó. Ví dụ, mặt hàng xe khách 20- 30 chỗ thấp hơn giá khai báo bộ linh kiện CKD cùng loại…
Theo nhiều ý kiến của Hải quan địa phương, trong khi cán bộ làm công tác giá chủ yếu dựa vào dữ liệu GTT22, thì hệ thống GTT22 hiện chưa đáp ứng cho việc tham vấn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng cải thiện nhưng hệ thống GTT22 chưa thực sự tạo thuận lợi cho người sử dụng; một số chức năng của hệ thống còn bất cập, chồng chéo so với quy trình nghiệp vụ. Hệ thống đôi lúc còn phát sinh lỗi trong quá trình thao tác, sử dụng; công chức thực hiện còn phải dùng quá nhiều thao tác, mất nhiều thời gian. Nhiều tiêu chí của chương trình GTT22 không thực hiện được. Cục Hải quan TP.HCM đưa ra ví dụ, mới đây khi cần báo cáo 5 tiêu chí theo yêu cầu nhưng chương trình dữ liệu GTT22 không thực hiện được gồm: Tổng trị giá khai báo của doanh nghiệp đối với tờ khai nghi vấn, cần tham vấn; tổng số thuế (NK + GTGT) do doanh nghiệp khai báo; tổng trị giá hải quan xác định sau khi tham vấn, bác bỏ giá khai báo; tổng số thuế do Hải quan tính sau khi đã bác bỏ giá khai báo và số thuế chênh lệch thuế. Mức giá trên hệ thống thông tin dữ liệu GTT22 đang có xu hướng giảm dần, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do các Cục Hải quan địa phương chỉ cập nhật dữ liệu do doanh nghiệp khai báo tại hồ sơ nhập khẩu mà chưa cập nhật các nguồn thông tin khác vào hệ thống sau khi đã tổng hợp, phân tích phục vụ cho công tác xác định giá. Do vậy, các thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu còn nghèo nàn, chủ yếu là thông tin khai báo có độ tin cậy thấp. Mặt khác, việc cập nhật dữ liệu còn chưa được quan tâm, nhận thức đầy đủ nên một số Cục Hải quan địa phương còn cập nhật mang tính hình thức, chưa chú ý đến hiệu quả, dẫn đến việc khai thác thông tin trong hệ thống còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ lãnh đạo và công chức thực hiện còn chưa nhận thức đúng đắn, chưa coi trọng và đánh giá đúng mức việc khai thác và sử dụng hệ thống GTT22; chưa coi trọng vấn đề đào tạo, hướng dẫn sử dụng chương trình khi luân chuyển cán bộ…
• Tạo ra những kẽ hở hay thiếu sót trong quá trình quản lý và xác định trị giá giao dịch
Việc quy định cho phép doanh nghiệp đăng ký mẫu và tự in hóa đơn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhưng tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp do không thể kiểm soát được số lượng hóa đơn tại các cơ sở in. Điều đó có thể tạo cơ hội cho việc mua bán, gian lận hóa đơn, chứng từ, gây khó khăn cho việc quản lý hóa đơn, chứng từ trong thời gian tới.
Những quy định về điều kiện để được miễn, giảm thuế chưa được cụ thể, rõ ràng, nên việc xem xét giải quyết trên thực tế cũng còn vướng mắc; thiếu quy định cụ thể về thời hạn và trường hợp được lập hồ sơ hoàn thuế, dễ làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực trong việc hoàn thuế.
• Gây ra tiêu cực trong công tác kiểm hóa
Phân luồng hàng hóa là quyết sách đúng đắn của ngành Hải quan, tuy vậy nó lại đem lại những hiệu ứng phụ không như mong muốn. Trong công tác kiểm hóa, công chức hải quan gây phiền hà cho doanh nghiệp nhằm thu lợi và lạm dụng chức quyền. Những hành động gây khó dễ nhằm trục lợi thực sự là một rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp.