* Qui trình kiểm tra thu thuế đối với lô hàng xuất khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai Hải quan và quyết định hình thức kiểm tra hàng hóa thực tế.
Việc tiếp nhận đăng ký tờ khai Hải quan cho một lô hàng do một công chức Hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:
Kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ Hải quan theo qui định. Trường hợp không
chấp nhận hồ sơ Hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai Hải quan biết;
Kiểm tra việc kê khai theo yêu cầu theo nội dung yêu cầu trên tờ khai Hải
quan, chứng từ trên hồ sơ Hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan;
Đối chiếu với chính sách xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đối với lô hàng
xuất khẩu;
Nhập dự liệu của tờ khai hải quan vào máy vi tính và đăng ký tờ khai Hải
quan;
Chuyển hồ sơ hải quan cho lãnh đạo Chi Cục;
Lập biên bản vi phạm (nếu có) và đề xuất xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm
quyền xử lý của Chi Cục Trưởng đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi Cục Trưởng. Nhiệm vụ của lãnh đạo Chi Cục phụ trách qui trình thủ tục hàng xuất khẩu:
Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa;
Chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa, tính thuế
(đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế và phải kiểm tra thực tế );
SV: Phạm Thị Kim Anh 33 Lớp: Kinh Tế
Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức Hải quan cấp dưới. Hiện nay, công tác mở tờ khai đã được cải tiến một bước đáng kể với hệ thống khai báo hải quan điện tử. Trong những năm vừa qua Chi cục đã thực hiện lắp đặt đường truyền cáp quang để việc truyền nhận giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp được nhanh chóng thuận lợi. Hiện tại 100% DN đã thực hiện khai báo từ xa. Ngoài ra thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố áp dụng thí điểm đầu tiên hình thức khai báo hải quan điện tử (Hải Phòng áp dụng tại chi cục hải quan cửa khẩu Đình Vũ). Sau một thời gian thí điểm đã cho thấy những ưu điểm của
hình thức này, Bộ tài chính cho ban hành thông tư 194_hướng dẫn về thủ tục hải
quan ; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Năm 2010, đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong hệ thống hải quan tại cục hải quan hải phòng, thí điểm đưa vào áp dụng Hải Quan Điện Tử (HQĐT). Nắm được chủ trương hiện đại hóa công tác hải quan, Chi cục đã có những hành động thiết thực: chỉ đạo cán bộ hướng dẫn và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử, bố trí công chức có chuyên môn nghiệp vụ quản lí khai hải quan điện tử chỉ trong vòng 30 phút cho mỗi tờ khai, khuyến khích doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử, làm thủ tục ngoài giờ hành chính đối với doanh nghiệp khai báo HQĐT…Thành công bước đầu trong công tác triển khai hải quan điện tử thể hiện rõ ràng khi số tờ khai HQĐT chiếm 46% tổng số tờ khai, cao hơn so với các chi cục khác và mức trung bình của cục hải quan hải phòng là 36%.
Áp dụng hình thức khai báo này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đi lại, nhanh gọn trong quá trình mở tờ khai, luôn ưu tiên giải quyết các tờ khai hải quan điện tử (ngoài giờ hành chính vẫn tiếp nhận hồ sơ). Các thông tin không đúng hoặc chưa đủ của tờ khai sẽ báo trực tiếp và nhanh chóng ngay trên phần mềm khai hải quan điện tử, giảm được rất nhiều thời gian khai báo cho doanh nghiệp. Công chức hải quan của chi cục luôn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chính vì vậy quá trình thông quan hải quan đã được rút ngắn và hiệu quả hơn so với hình thức cũ. Đối với các tờ khai
được mở theo hình thức cũ vẫn được tiếp nhận và xử lý bình thường, phấn đấu đến năm 2013 100% các doanh nghiệp sẽ khai báo hải quan bằng điện tử.
Thời gian mở và thông quan tờ khai đã được rút ngắn tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khúc mắc cả đối với công chức hải quan lẫn doanh nghiệp. Mở tờ khai hải quan theo hình thức cũ kèm theo hiện tượng quan liêu, sách nhiễu doanh nghiệp. Dù đã được đào tạo liên tục vẫn có một số công chức hải quan còn chậm chạp trong quá trình xác thực tờ khai và những nhầm lẫn như tra nhầm mã HS (Hamonized system code_ hệ thống mã hàng hóa), tra mã không sát với mô tả hàng hóa…. Đối với hình thức khai hải quan điện tử, đường truyền hải quan điện tử vẫn có hiện tượng tắc nghẽn đường truyền, tiết kiệm thời gian đi lại cho doanh nghiệp nhưng thời gian chờ đợi rất lâu. Hàng hóa thường được phân vào luồng vàng vì thông qua tờ khai điện tử doanh nghiệp không thể giải thích rõ ràng về mặt hàng của mình đối với công chức hải quan nên khó có thể thông qua luôn.
Nhìn chung quy trình thông quan tờ khai thực hiện khá tốt tại chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I, một số hạn chế còn tồn tại vẫn đang được khắc phục và hoàn thiện.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế.
Bước này do Lãnh đạo đội phụ trách, việc kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra tính thuế do hai công chức Hải quan cùng thực hiện (không phân biệt mỗi người một việc) công chức thực hiện nhiệm vụ ở bước 2 này phải làm đầy đủ và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:
Đối với lô hàng phải kiểm tra: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy đinh hiện
hành và quyết định của Lãnh đạo Chi cục, xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào tờ khai Hải quan;
Đối với hàng thuộc đối tượng chịu thuế: Kiểm tra việc tự tính thuế của người
khia Hải quan, đối chiếu nội dung kê khai, tự tính thuế của người khai hải quan đối với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa ( nếu có ), ra thông báo thuế;
SV: Phạm Thị Kim Anh 35 Lớp: Kinh Tế
Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạo đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục Hải quan;
Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm: đề xuất xử lý đối với hành vi vi
phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng;
Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và tính thuế, vào máy vi
tính;
Đóng dấu nghiệp vụ " Đã làm thủ tục Hải quan" vào tờ khai hàng xuất khẩu
và trả cho chủ hàng;
Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan
Kiểm tra hàng hóa là nghiệp vụ khá khó khăn và phức tạp trong quy trình thông quan hải quan. Nghiệp vụ này đòi hỏi sự hiểu biết rộng, kiến thức chuyên sâu về nhiều chủng loại hàng hóa. Khối lượng hàng hóa cần kiểm hóa là khá lớn mà số lượng kiểm hóa viên còn rất hạn chế. Thực trạng này dẫn tới một thực tế đó là: hàng hóa chờ kiểm hóa trong nhiều ngày làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm hóa viên gây sách nhiễu với doanh nghiệp, kiểm hóa không được kĩ lưỡng dẫn tới tình trạng buôn lậu trái phép vẫn tiếp diễn, kiểm hóa viên bắt tay với tội phạm buôn lậu. Thực trạng này đang là mối quan tâm và trăn trở của lãnh đạo chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I nói chung và toàn thể công chức hải quan nói riêng.
Bằng nỗ lực cao nhất, lãnh đạo chi cục tổ chức thường xuyên các cuộc họp
nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục thực trạng trên. Đánh dấu thành công của Dự
án tăng cường quản lý hải quan tại cảng Hải Phòng, hệ thống máy soi container đã được đưa vào hoạt động dưới sự chỉ đạo và hợp tác của hai chính phủ Nhật Bản và Việt Nam. Thành công này sẽ hoàn thiện công tác hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu HP KVI nói chung và của toàn Cục Hải Quan Hải Phòng nói riêng. Bước tiến
này sẽ đem lại hiệu quả mạnh mẽ cho công tác kiểm hóa mà cán bộ kiểm hóa bình thường chưa làm được.
Đối với nghiệp vụ kế toán thuế, các công chức hải quan tại chi cục luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ: báo cáo thường xuyên kết quả công tác, thống kê chi tiết và rõ ràng tình hình thu thuế theo tháng, quý, năm lên lãnh đạo chi cục. Thanh toán thuế vào cuối năm, xử lí vi phạm đối với các doanh nghiệp chậm hoặc trì hoãn nộp thuế, gian lận thuế. Với các tờ khai hàng hóa được xét miễn thuế, hoàn thuế và truy thu thuế được tính toán trên phần mềm chuyên dụng nên ít xảy ra sai sót. Đặc biệt với các lô hàng giảm thuế, miễn thuế công chức hải quan kiểm tra sát sao chứng từ hợp lệ rồi mới thông qua.
Sơ đồ 2.1 :Qui trình kiểm tra thu thuế đối với lô hàng hóa xuất khẩu
Bước 1 Bước 2
H
SV: Phạm Thị Kim Anh 37 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B Công chức đăng ký TKHQ 1. Kiểm tra hồ sơ hải quan. 2. Kiểm tra khai báo của chủ hàng. 3. Đăng ký tờ khai và nhập dữ liệu. Lãnh đạo chi cục 1. Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra. 2. Giải quyết vướng mắc phát sinh. 3. Xác nhận đã làm thủ tục HQ
Công chức kiểm tra tính thuế. 1. Kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng. 3. Nhập dữ liệu vào máy. 3. Ra thông báo thuế, lệ phí. Thu thuế và lệ phí Kế toán thuế và phúc tập hồ sơ. Chủ hàng
Nguồn: Văn phòng cục Hải Quan Hải Phòng