a. Giai đoạn trước 2007
Thời điểm xác định trị giá hải quan
Thời điểm xác đinh trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá theo quy định tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp xác định thời điểm khai bảo hải quan xuất hiện một số những khúc mắc nhất định. Thời điểm xác định trị giá hải quan sẽ quy định tỷ giá tính thuế. Một tờ khai hải quan không phải được thông qua ngay khi trình lên đơn vị hải quan, có thể mất tới 2-3 ngày hay nhiều hơn nữa, phụ thuộc vào độ phức tạp của lô hàng. Nhận thức rõ khúc mắc điểm hạn chế này và nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lãnh đạo chi cục ra chỉ đạo cho các công chức giải quyết nhanh chóng các tờ khai, trong trường hợp lô hàng phức tạp tờ khai được thông quan trong vòng 3 ngày sẽ vẫn áp dụng với tỷ giá đã khai, còn với tờ khai được thông quan muộn hơn 3 ngày thì doanh nghiệp phải điều chỉnh tỷ giá theo tỷ giá ngày được thông quan. Chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng KVI luôn cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng vẫn tuân thủ quy định của chính phủ.
Xác định trị giá giao dịch theo 6 phương pháp
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Đối với phương pháp này trị giá hàng hóa sẽ được sử dụng để tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu ( gọi là giá giao dịch), hay đó sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, trên hóa đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng
thêm một số loại chi phí hợp lý.
SV: Phạm Thị Kim Anh 25 Lớp: Kinh Tế
Trị giá tính thuế = giá hóa đơn(giá hợp đồng) + một số chi phí hợp lí khác
Chi phí hợp lý được liệt kê thành danh sách “đóng” các loại chi phí mà không
loại chi phí nào khác được cộng thêm vào giá giao dịch để tính thuế hải quan(bảng 2.5). Ngoài ra, một số chi phí khác có thể bị tính cộng thêm vào giá giao dịch một cách có điều kiện(chỉ bị cộng thêm vào giá hợp đồng nếu trước đó các chi phí này có thể bị tách biệt khỏi giá hợp đồng) (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các loại chi phí có thể bị cộng vào giá mua bán hàng hóa để xác định trị giá tính thuế
Phí hoa hồng và môi giới ( trừ hoa hồng mua hàng);
Chi phí, phí đóng gói, container;
Giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ phụ trợ (vật tư, phụ kiện, công cụ, khuôn mẫu, bản vẽ, thiết kế..) được người mua cung cấp miễn phí hoặc với giá thấp để sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó ;
Phí bản quyền và phí xin phép sử dụng bằng sáng chế ;
Các khoản thu về sau mà người bán được hưởng phát sinh do việc bán lại hàng hoặc sử dụng hàng nhập ;
Chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí liên quán khác tính đến địa điểm nhập khẩu (trường hợp này chỉ áp dụng nếu nước nhập khẩu quy định trị giá tính thuế theo giá CIF).
Nguồn: Giáo trình Kinh tế hải quan, 2009
Bảng 2.2: Các loại chi phí có điều kiện có thể bị cộng vào giá mua bán hàng hóa để xác định trị giá tính thuế
Cước vận tải sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan nước nhập khẩu;
Chi phí xây dựng, lắp đặt, bảo trì hoặc hỗ trợ kỹ thuật phát sinh sau khi nhập khẩu ;
Nguồn: Giáo trình Kinh tế hải quan, 2009
Ví dụ: Trong năm 2006; chúng ta nhập khẩu khối lượng sắt và thép từ Nhật Bản là 804757(tấn) với giá kí kết là 612 USD/ 1 tấn, phía Việt Nam phải thuê tàu vận chuyển với tổng mức phí vận tải là 3 triệu USD, các chi phí khác đã được tính vào giá hàng hóa. Thuế suất đối với mặt hàng sắt, thép là 10%.Vậy số thuế nhập khẩu
mà hải quan sẽ thu là: Trị giá tính thuế = giá hóa đơn + chi phí khác =
612*804757 + 3*10^6=495511000=495,511 triệu USD
Thuế phải thu = trị giá tính thuế * thuế suất = 495.511*10% = 49,5511 triệu USD
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt
Áp dụng trong trường hợp không thể dùng giá giao dịch của hàng hoá cần tính thuế hải quan sẽ dùng giá giao dịch của một loại hàng hoá giống hệt (giống hoàn toàn về các đặc tính vật lý, mục đích sử dụng, danh tiếng) làm giá tính thuế.
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được giá trị của hàng hóa để tính thuế mà hàng hóa đó không thể xác định được một cách trực tiếp mà sẽ thông qua một hàng hóa khác.
Nhược điểm là đôi khi hay có rất nhiều trường hợp không thể tìm thấy mặt hàng phù hợp cho việc xác định hay việc áp dụng mặt hàng thay thế không hợp lý.
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự
Nếu không thể tìm được trị giá giao dịch của loại hàng giống hệt thì hải quan sẽ dùng đến giá giao dịch của hàng hoá tương tự (hàng hóa gần giống về thành phần, đặc điểm với loại hàng hoá cần tính thuế).
Giao dịch của hàng hoá giống hệt hoặc tương tự được lựa chọn để xác định giá tính thuế phải là giao dịch của hàng giống hệt hoặc tương tự được nhập khẩu vào nước đó từ cùng một nước xuất khẩu, vào cùng một thời điểm và của cùng nhà sản xuất với loại hàng hoá đang cần tính thuế.
SV: Phạm Thị Kim Anh 27 Lớp: Kinh Tế
Chỉ trong trường hợp nhà sản xuất liên quan không sản xuất bất kỳ loại hàng hoá giống hệt hay tương tự nào thì người ta mới lấy giá giao dịch của hàng giống hệt hoặc tương tự do nhà sản xuất khác trong cùng nước xuất khẩu.
Nhược điểm của phương pháp này đó là với một số mặt hàng thì số lượng mặt hàng có tính chất tương tự phải lên tới hàng chục, nó khiến cho việc lựa chọn trở nên khó khăn. Đồng thời vì là mặt hàng thay thế có tính chất gần đúng nên giá trị tính toán sẽ có sai số so với mặt hàng gốc.
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Phương pháp này cho phép hải quan xác định giá tính thuế cho loại hàng hoá cần tính thuế trên cơ sở giá bán của hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự tại trường nước nhập khẩu sau khi đã trừ đi các khoản như lợi nhuận, thuế nhập khẩu, thuế khác, phí vận tải và bảo hiểm cùng các chi phí khác phát sinh trên lãnh thổ nước nhập khẩu.
Giá tính thuế = Giá bán tại thị trường nước NK (của hàng tương tự hoặc
giống hệt) - Thuế nhập khẩu (và thuế khác) - Phí vận tải và bảo hiểm - Lợi nhuận - Các chi phí khác từ lúc nhập khẩu.
Phương pháp này rất phức tạp trong tính toán và ít được sử dụng trong thực tế.
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán: Phương pháp này xác định giá tính thuế bằng giá thành để sản xuất ra loại hàng hoá đang cần tính thuế cộng với một khoản lợi nhuận và các chi phí chung (ở mức tương đương với lợi nhuận và chi phí chung thường tính trong giá bán của các mặt hàng cùng loại được sản xuất để xuất khẩu bởi cùng một nhà sản xuất ở nước xuất khẩu).
Giá tính thuế = Giá thành sản xuất ra hàng hoá đó + Lợi nhuận + Chi phí chung
• Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Khi không thể xác định giá tính thuế theo bất kỳ phương pháp nào trong số bốn phương pháp nói trên, hải quan có thể đi đến lựa chọn cuối cùng (tương đối bất lợi cho doanh nghiệp) là xác định giá tính thuế theo một phương pháp linh hoạt dựa trên một trong bốn phương pháp đó.
• Theo quy định thì Hải Quan được quyền nghi ngờ giá giao dịch mà nhà nhập khẩu
thuế khác theo thứ tự: trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, trị giá giao dịch hàng hóa tương tự, trị giá khấu trừ, trị giá tính toán, phương pháp khác. Trách nhiệm chứng minh việc khai báo hoàn toàn chính xác là trách nhiệm của doanh nghiệp, Hải Quan chỉ cần có lý do nghi ngờ là có thể bác bỏ khai báo của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến trách nhiệm này để có những hành động cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của mình và được tính giá tính thuế là giá trị giao dịch.
• Một vài ví dụ điển hình như Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, qua công tác xác định
trị giá tính thuế theo GATT, tính đến ngày 15-9-2005, toàn Cục đã tiến hành tham vấn trên 8.000 tờ khai, bác bỏ trị giá giao dịch đối với gần 1.500 tờ khai, số thuế tăng so với khai báo của doanh nghiệp gần 64 tỷ đồng. Riêng cục hải quan HN, cuối tháng 7-2005 đã tổ chức tham vấn 674 hồ sơ, bác bỏ trị giá giao dịch 186 hồ sơ. Có rất nhiều phương pháp để xác định trị giá tính thuế, mỗi phương pháp đều có những
ưu và nhược điểm khác nhau. Phương pháp 1 (Phương pháp xác định trị giá tính
thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu) được coi là phương pháp dễ áp dụng nhất và hiệu quả hơn so với các phương pháp khác, không quá phức tạp mà còn có thể áp dụng chung cho hầu hết các mặt hàng. Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải Quan Hải Phòng, hiện nay Chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng KVI áp dụng
phương pháp thứ nhất (Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch
của hàng hoá nhập khẩu). Đây là phương pháp khá hiệu quả đối với các mặt hàng không quá phức tạp, nên trong quá trình áp dụng cũng không gặp nhiều trở ngại,
riêng đối với các mặt hàng phức tạp và có nghi vấn sẽ áp dụng luồng vàng (kiểm tra
giá), luồng đỏ và kiểm hóa chặt chẽ cả về số lượng và giá trị. Phân luồng giúp kiểm soát tốt hơn các nguồn hàng, 3 luồng xanh, vàng, đỏ tương ứng với miễn kiểm tra,
kiểm tra xác suất, kiểm tra 100%. Công tác phân luồng hàng hóa thể hiện qua biểu
đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Phân luồng hàng hóa kiểm hóa Giai đoạn 2008-2010
SV: Phạm Thị Kim Anh 29 Lớp: Kinh Tế
Nguồn: Chi cục hải quan cửa khẩu HQHP KVI
Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng số lượng tờ khai tăng lên theo từng năm ở tất cả các luồng điều đó chứng tỏ việc phân luồng hàng hóa không làm ảnh hưởng tới tâm lý của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay làm giảm bớt hiệu quả của công tác hải quan.
Giai đoạn sau 2007
Năm 2007, cột mốc đánh dấu sự phát triển đột phá của nền kinh tế Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Bước vào sân chơi mới đầy cơ hội và ẩn chứa nhiều thách thức, Việt Nam phải cam kết thực hiện khá nhiều các Hiệp định và điều ước quốc tế trong đó có hiệp định về xác định trị giá hải quan. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham chiếu quy định quốc tế về xác định trị giá hải quan vì vậy sau khi gia nhập chúng ta cũng không quá bỡ ngỡ và phải sửa đổi quá nhiều so với văn bản hiện hành. Tuy nhiên, nhằm hoàn thiện hơn nữa thủ tục hải quan và nâng cao nghiệp vụ xác định trị giá tính thuế Thủ tướng
chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế, thống kê đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, và thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.
Nghị định số 40 quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đối tượng áp dụng Nghị định này là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Để việc hội nhập WTO được diễn ra thuận lợi thì Chính Phủ đã sửa đổi một số điểm trong quy định về xác định trị giá hải quan thể hiện ở một số điểm dưới đây:
Trong phần giải thích các từ ngữ, so với văn bản trước đây, Nghị định đã làm rõ hơn các khái niệm quan trọng như trị giá giao dịch, giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, bán để xuất khẩu đến Việt Nam, ngày xuất khẩu, cửa khẩu nhập đầu tiên… nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp khi áp dụng trong thực tế. Mối quan hệ giữa người mua và người bán cũng được quy định cụ thể nhằm giảm khả năng dẫn đến hành vi gian lận.
Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định thì người khai hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan, đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F). Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo 6 phương pháp bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Những điểm đáng chú ý khác là việc Việt Nam đã bổ sung thêm phương pháp tính thuế tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hoá (điển hình là thuế xe ôtô cũ nhập khẩu), áp dụng giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập theo hợp đồng theo đúng thông lệ quốc tế.
Không chỉ có vậy, các thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu cũng được thay đổi với nội dung quan trọng nhất là việc định giá hải quan phải dựa trên giá cả ghi trong hợp đồng ngoại thương theo đúng tinh thần quy định trong Hiệp định Định
SV: Phạm Thị Kim Anh 31 Lớp: Kinh Tế
giá hải quan (CVA). Đây chính là sự cáo chung cho một thời gian dài áp dụng giá tính thuế tối thiểu trong biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu.
Trên thực tế thì không có quá nhiều thay đổi so với văn bản trước. Sau khi áp dụng nghị định mới thì các doanh nghiệp cũng không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên nghị định này lại góp phần không nhỏ trong việc phòng chống thất thu thuế và thúc đẩy được tốc độ thông quan cả từ phía doanh nghiệp và phía nhà nước. Sau khi áp dụng nghị định mới, thu ngân sách nhà nước của cục Hải Quan Hải Phòng tăng đáng kể hơn 41,4 tỷ đồng.
Theo kết quả giám sát, các nội dung có liên quan đến cơ quan thuế và người nộp thuế như hồ sơ thuế, quy trình thủ tục giải quyết, thời gian giải quyết, trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế đã được quy định cụ thể và công khai để cán bộ, công chức thuế áp dụng dễ dàng, doanh nghiệp dễ thực hiện và giám sát. Đồng thời, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý thuế hiện đại tại các cơ quan thuế đã góp phần hiện đại hóa ngành thuế, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục hành