Tình hình sản xuất bột nấm men sấy khô trên thế giớ

Một phần của tài liệu tiểu luận công nghệ thực phẩm Lựa chọn chế độ sấy thích hợp để sản xuất bột nấm men giàu protein từ bã nấm men bia (Trang 28 - 29)

Bột nấm men là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Trên thế giới hiện nay có khoảng 20 nước tận thu nguồn sinh khối nấm men bia và giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm hàng trăm triệu USD [9]. Trong đó phải kể đến Nhật, Đức, Braxin, Đan Mạch… Riêng ở Nhật Bản, từ những năm 30 của thế kỉ XX, người ta đã sản xuất bánh men khô từ nấm men bia dư thừa bằng phương pháp sấy. Sau đó, sản xuất các sản phẩm từ men bia ngày càng phát triển cả về sản lượng cũng như chất lượng [9,11].

Sản xuất protein nấm men được tiến hành từ đầu thế kỉ XX ở Đức, với phương pháp nuôi candida untilis trên rỉ đường [5]. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, một lượng sinh khối nấm men khổng lồ được sản xuất ở Đức để cung cấp nguồn protein trong điều kiện đất nước bị bao vây về kinh tế [11]. Năm 1930, Đức lại mở rộng sản xuất sinh khối nấm men, năng suất là 15 000 tấn/năm, trên cơ sở nuôi trên dịch kiềm sunfit, dịch thải của công nghiệp xenluloza, làm thực phẩm phục vụ trong quân đội và dân thường, chủ yếu là nấu canh và làm xúc xích [12].

Ở Mỹ, năm 1946 mới tổ chức sản xuất sinh khối nấm men và đến nay nhiều nước trên thế giới đã tổ chức sản xuất loại sản phẩm này, dùng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi và có thể tách làm tinh sạch protein dùng trong dinh dưỡng cho người – làm thức ăn nhân tạo hoặc bổ sung vào các nguồn chế biến thực phẩm [5].

Vào năm 1968, ở Liên Xô (cũ) đã xây dựng được nhà máy sản xuất protein của nấm men từ paraffin đầu tiên trên thế giới với công suất 12 000 tấn/năm [10]. Sau đó có hàng loạt nhà máy dùng nguyên liệu là hydratcacbon

để sản xuất protein với công suất rất lớn: ở Nhật có nhà máy sản xuất nấm men từ dầu mỏ với công suất 120 000 – 150 000 tấn men khô/năm, ở Ý có hai nhà máy sản xuất nấm men với công suất 100 000 tấn/năm… [10].

Đến nay đã có rất nhiều cải tiến trong việc sản xuất bột nấm men cùng với sự ra đời của các nhà máy khác trên thế giới. Có thể kể tên một số nhà máy sản xuất bột nấm men chính như: công ty Grains (Anh), Fould – Spinger (Pháp), Gist – Brocades (Newzealand), Nestlé (Thụy Sỹ), công ty hóa chất Stauffer, công ty Universal Foods (Mỹ) với các sản phẩm có tên thương mại là: Amberex, Barmene, Gistex, Maggi, Tureen, Yeatex và Zyest [24,25].

Trên thế giới người ta thường sấy nấm men theo hai phương pháp: sấy cán men thành màng mỏng và sấy phun. Sấy màng mỏng thường dùng trong các xí nghiệp nhỏ công xuất không cao hơn 1T/h [5]. Sấy màng mỏng hay sấy trống gồm có hai dãy ống trụ hình trống, dưới mỗi dãy là các máng. Huyền phù men được đưa vào dãy máng bám vào trống thành màng mỏng khi hai trống xoay tròn ngược chiều nhau (6 – 8 vòng/phút). Hơi nóng được đưa vào bên trong trống và phần dưới trụ trống ngập vào huyền phù men( mỗi vòng ngập khoảng 8 – 10 giây), như vậy men được sấy đến độ ẩm không quá 10%. Phía trên trống lắp một lưỡi dao mỏng để gạt men khô [5]. Men khô đưa đi đóng bao. Sấy phun gồm một buồng sấy hình trụ đầu dưới hình nón. Phần bên trong trên đỉnh buồng sấy lắp hệ thống phun. Khí nóng hỗn hợp với không khí theo ống ở trung tâm buồng phía dưới đĩa phun làm nóng buồng sấy. Nhiệt của khí nóng đưa vào buồng sấy tới 280 – 300oC, ở cửa ra của buồng sấy là 85 – 95oC [5]. Huyền phù qua sấy chỉ khoảng vài giây. Nấm men được đưa nóng lên không quá 95oC làm cho chất lượng của các chất trong nấm men như protein, vitamin, màu sắc, cấu trúc được hoàn thiện cũng như tiêu hóa tốt hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận công nghệ thực phẩm Lựa chọn chế độ sấy thích hợp để sản xuất bột nấm men giàu protein từ bã nấm men bia (Trang 28 - 29)