KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tiểu luận công nghệ thực phẩm Lựa chọn chế độ sấy thích hợp để sản xuất bột nấm men giàu protein từ bã nấm men bia (Trang 64 - 66)

5.1. Kết luận

Sản xuất bằng phương pháp sấy phun cho bột nấm men có chất lượng cao hơn sấy bằng phương pháp sấy tiếp xúc.

 Điều kiện sấy thích hợp cho phương pháp sấy tiếp xúc là: - Độ dày lớp nguyên liệu trên khay sấy: 15mm.

- Nhiệt độ sấy: 80oC - Thời gian sấy: 9h

- Độ ẩm sau khi sấy: 8,04%

- Trước khi sấy nên giảm độ ẩm của nguyên liệu xuống càng thấp càng tốt để giảm chi phí trong quá trình sấy.

 Điều kiện sấy thích hợp cho phương pháp sấy phun là: - Nhiệt độ đầu vào: 250oC

- Nhiệt độ đầu ra: 100oC

- Độ ẩm thích hợp để sấy phun: 10 – 15% - Độ ẩm sau khi sấy: 10,08%

Bột nấm men sau khi sấy được đem đi phân tích các chỉ tiêu. Kết quả cho thấy có chất lượng tốt: hàm lượng protein cao (50,94% đối với sấy tiếp xúc và 51,52% đối với sấy phun), màu sắc đẹp, không bị cháy khét, không có mùi vị lạ, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt. Chất lượng tương đương với những sản phẩm nhập khẩu có trên

5.2. Kiến nghị

Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện tiến hành thí nghiệm còn hạn chế nên chúng tôi chưa xác định được lượng vitamin và khoáng còn lại sau quá trình sấy, lượng và loại vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại trong sản phẩm. Chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất bột nấm men với các công nghệ sấy khác nhau.

- Xác định hàm lượng vitamin và khoáng còn lại sau quá trình sấy.

- Tiến hành xây dựng quy trình sản xuất bột nấm men từ nấm men bánh mì và nấm men rượu.

Một phần của tài liệu tiểu luận công nghệ thực phẩm Lựa chọn chế độ sấy thích hợp để sản xuất bột nấm men giàu protein từ bã nấm men bia (Trang 64 - 66)