2.1.1 Lịch sử hình thành của công ty TNHH BÌNH SƠN.
1 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty
-Tên công ty:Công ty trách nhiệm hữu hạn BÌNH SƠN
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2002000188
-Cấp ngày: 12/06/2008 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp -Địa chỉ: Thôn Kẹm, xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, - Sđt :02403875899
-TK ngân hàng :7517040002068(Ngân hàng TMCP xăng dầu PETROLIMEX- chi nhánh Hà Nội)
-Vốn điều lệ :8500000000vnđ. -Mã số thuế :2400292008
-Quá trình thành lập và phát triển :
Cùng với những chính sách phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nước, ngày 2/2/2008 công ty TNHH Bình Sơn chính thức được thành lập và đi vào hoàn thiện quá trình xây dựng cở sở hoạt động sản xuất..Đến đầu năm 2009, việc xây dựng cơ bản hoàn thành, công ty bắt đầu đi vào sản xuất .Ban đầu vốn điều lệ của công ty là 8.5 tỷ đồng, cùng với 4 thành viên hội đồng thành viên .Ngày 24/5/2011, Biên bản họp hội đồng cổ đông đươc thông qua, vốn điều lệ của công ty tăng lên 10,5 tỷ đồng cùng với 6 thành viên trong hội đồng thành viên.
Trải qua 4 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Bình Sơn ngày càng có uy tín trên thị trường Bắc Giang và đang dần mở rộng thị trường .
Sản phẩm của công ty:Gạch đặc
Thông số cơ bản về sản phẩm:
Sản phẩm gạch xây đặc đạt tiêu chuẩn TCVN 6355-1998 Kích cỡ: chiều dài 210cm; chiều rộng 100, chiều cao 60cm
SV:Nguyễn Thị Thư CQ46/41.01
Cường độ nén: 16,5N/mm2 ; Cường độ uốn: 3,55N/mm2 ; Độ hút nước: 9,2%; Khối lượng riêng: 2,55g/cm3; Khối lượng thể tích: 1,79g/cm3.
Gạch đặc do công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn TCVN 6355-1998 và đảm bảo về chất lượng và an toàn môi trường.
2 2.1.1.2 Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty.
Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách hàng.
Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
3 2.1.1.3. Đặc điểm kinh doanh
Như chúng ta đã biết, mỗi một sản phẩm hay một loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ chế tạo riêng và nó chi phối đến đặc điểm sản xuất của công ty. Qui trình công nghệ chế tạo của công ty Bình Sơn là sản xuất liên tục. Toàn bộ qui trình công nghệ được chuyên môn hóa và hiện đại hóa rất cao giữa các khâu có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Sản phẩm của Công ty Bình Sơn được tiêu thụ phần lớn ở các công ty xây dựng trên địa bàn và 1 số tỉnh lân cận như Bắc Ninh,…ngoài ra cung cấp nguồn sản phẩm cho các đại lý phân phối .Do đặc điểm kỹ thuật nổi bật của sản phẩm là cường độ chịu nén cao nên chủ yếu được dùng cho xây dựng phần móng và những công trình kiên cố.
SV:Nguyễn Thị Thư CQ46/41.01
4 2.1.1.4 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH BÌNH SƠN
Trong thực tế cho ta thấy để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả các xí nghiệp, các công ty đều phải tổ chức bộ máy quản lý nhằm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nhưng tùy thuộc vào mô hình, loại hình và đặc điểm điều kiện sản xuất cụ thể mà các công ty tổ chức ra bộ máy quản lý cho thích hợp. Công ty Bình Sơn là một công ty sản xuất, bộ máy của công ty được tổ chức thành các phòng ban có chức năng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và phù hợp yêu cầu quản lý của công ty.
Các phòng ban của công ty tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận cao.
Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên của công ty gồm 6 thành viên sáng lập ra công ty.Mỗi thành viên có tỷ lệ góp vốn nhất định .Hội đồng thành viên là những người đưa ra quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. SV:Nguyễn Thị Thư CQ46/41.01 P.Hàn h Chính Nhân Sự P.An Toàn LĐ và Môi Trường P.Kinh Doanh P.Kế Toán P.Kỹ Thuật và Kiểm Định CL P.Sản Xuất Ban Giám Đốc Hội Đồng Thành Viên
Hội đồng thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo quy định Điều lệ công ty.
Ban Giám đốc công ty: Ban giám đốc công ty gồm 3 thành viên đươc bầu ra từ Hội đồng thành viên có vai trò điều hành hoạt động của công ty.Đứng đầu là giám đốc, tiếp theo là 2 phó giám đốc.Giám đốc công ty quản lý trực tiếp các phòng: Nhân sự, Kế toán – Tài chính, điều hành các công việc chủ yếu như: nhân sự, định mức, tiền lương, tài chính kế toán, vật tư.Giám đốc công ty ủy quyền cho phó Giám đốc điều hành quản lý các bộ phận cụ thể hoạt động của công ty.
Tất cả các phó Giám đốc đều được Giám đốc uỷ quyền thực hiện việc kí các hợp đồng kinh tế, các giấy tờ quan trọng khi Giám đốc vắng mặt và có giấy uỷ quyền của Giám đốc hoặc kí các thông báo, chỉ thị nội bộ có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, và kí các hoá đơn bán hàng.
Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Phòng Hành chính Nhân sự: Căn cứ vào yêu cầu tuyển dụng về lao động của công ty, có phương án tuyển dụng lao động, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân, tổ chức đại hội, hội nghị của đơn vị, quản lý hành chính, văn thư, quản lý định mức lao động. Bên cạnh đó phòng Hành chính nhân sự còn tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xét tăng lương, thưởng, tuyển dụng lao động, sa thải, kỉ kuật, …theo đúng quy định của Nhà nước và quy định của Công ty.
Phòng Kế toán : có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của Công ty, quản lý các khoản thu-chi, theo dõi nguồn vốn tại quỹ, két công ty .Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
Phòng Sản xuất: Nhiệm vụ chủ yếu là điều động sản xuất và quản lý việc xuất nhập vật tư, quản lý các kho vật tư bán thành phẩm của công ty, tìm kiếm nguồn vật tư trên thị trường, mua nguyên vật liệu đầu vào cho công ty.
Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua các hệ thống các đại lý, cửa hàng, văn phòng đại diện, chi nhánh.Phòng kinh doanh có các bộ phận: Markerting, bộ phận bán hàng, bộ phận thống kê, quản lý các kho thành phẩm của công ty.
SV:Nguyễn Thị Thư CQ46/41.01
Phòng Kỹ thuật và kiểm định chất lượng: phụ trách công tác điều động sử dụng máy móc, cập nhật công nghệ sản xuất giúp tăng năng suất lao động, cải tiến sản phẩm và xác định định mức lao động, .Bên cạnh đó là kiểm tra các mặt hàng sản xuất của công ty chất lượng sản phẩm đúng như yêu cầu thiết kế và phân loại sản phẩm theo chất lượng thực của sản phẩm.
Phòng An toàn lao động và Môi trường: Phụ trách các công việc liên quan chủ yếu đến an toàn lao động của công nhân, an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp, cảnh quan môi trường.
Các phòng ban, phân xưởng của công ty tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một qui trình sản xuất kinh doanh khép kín, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lợi tức cao.