Sự tăng trưởng dư nợ chovay và doanh số chovay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ (Trang 43)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHOVAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆNTÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN

2.2.5.1. Sự tăng trưởng dư nợ chovay và doanh số chovay

a. Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động cho vay của NHTM. Dư nợ là con số thời điểm, phản ánh dư nợ tại một thời điểm nào đó của NHTM. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua các năm sẽ phán ánh được quy mô và chất lượng của hoạt động cho vay hộ sản xuất phát triển như thế nào.

Bảng 4: Dư nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Dư nợ hộ sản xuất 188.100 221.453 271.132

2. Tốc độ tăng trưởng (%)

10,38% 17,73% 22,43%

3. Theo thời gian

Ngắn hạn 84.645 45 86.920 39,25 122.009 45

Trung, dài hạn 103.455 55 134.533 60,75 149.123 55

4. Theo ngành nghề

Nông lâm nghiệp 161.100 85,64 179.776 81,18 154.735 57,1 Thương mại dịch vụ 19.500 10,37 41.203 18,6 115.225 42,5

Ngành khác 7.500 3,99 474 0,22 1.172 0,4

(Nguồn: Để án kinh doanh 2008, 2009, 2010 NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, tốc độ tăng dư nợ hộ sản xuất giai đoạn 2008 – 2010 khá ổn định. Cụ thể là dư nợ đến 31/12/2009 đạt 221.453 triệu đồng tăng 17,73% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 22,43% so với năm 2009. Như vậy, Trước những biến động kinh tế khá lớn như cuối năm 2008 nhưng nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước đối với hộ sản xuất và cùng với sự tích cực của cán bộ NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đã tạo được lòng tin đối với hộ sản xuất tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh giúp thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển qua khủng hoảng giúp cho dư nợ năm 2008 tăng 10.38% so với năm 2007. Trong năm 2010 thì gặp khá nhiều thiên tai gây thiệt hại lớn cho các hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của NHNo&PTNT dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất này tiếp tục vay vốn để tái sản xuất.

Xét cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho thấy: dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn đều có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn

hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể: năm 2008 tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trung, dài hạn là 55%, năm 2009 là 60,75%, năm 2010 là 55%. Huyện Tân Kỳ là trung du miền núi nên khá thuận lợi trong việc chăn thả gia súc như trâu, bò, dê … nên hàng năm lượng vốn vay để đầu tư mua trâu bò chăn nuôi trong 2 đến 3 năm rất nhiều nên dư nợ cho vay trung, dài hạn của NHNo Tân Kỳ đểu cao hơn cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, kinh tế địa phương đang phát triển rất nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ nên lượng vốn vay phục vụ các mục đích trung và dài hạn như xây dựng cửa hàng các vật liệu điện tử, xây dựng, các nhà hàng cao cấp tăng nhanh. NHNo&PTNT cũng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp hộ sản xuất có thể vay vốn với thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian và các hộ sản xuất luôn thực hiện các nghĩa vụ một cách đẩy đủ với ngân hàng nên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng tốt.

Biểu đồ 5: Dư nợ HSX phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 - 2010

Xét về cơ cấu dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề cho thấy: Cho vay hộ sản xuất trong nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, cho vay thương mại và dịch vụ khác chiếm tỷ trong thấp nhưng lại có xu hướng tăng rất nhanh, đặc biệt là nghành

thương mại dịch vụ. Ta thấy, tỷ trọng trong ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể là: năm 2008 đạt 85,64%, năm 2009 đạt 81,18% và năm 2010 thì giảm mạnh còn 57,1%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ lại tăng rất nhanh, đạt 10,37% năm 2008, 18,6% năm 2009 và dư nợ năm trong ngành này tăng gần 3 lần so với năm 2009 đạt tỷ trọng 42%. Có được điều này là do huyện Tân Kỳ là vùng đât trung du miền núi với khí hậu khá ôn hòa ít khi xảy ra thiên tai hơn so với các vùng lân cận nên dân số ngày càng tăng nhanh, dịch vụ du lịch phát triển nhanh có một số địa điểm du lịch khá nổi tiếng như một số hang động ở xã Tiên Kỳ và thác nước đang được đầu tư xây dựng ở giai xuân. Bên cạnh đó, ở xã Cừa rất phát triển nghành nghề sản xuất ngói và trồng cây cao su nên đời sống nhân dân ngày càng nâng cao nên các dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ tăng cao.

b. Doanh số cho vay

Bảng 5: Doanh số cho vay hộ sản xuất bình quân tại NHNo&PTNT Tân Kỳ giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền %tăng trưởng Số tiền %tăng trưởng Số tiền %tăng trưởng Doanh số cho vay 196.411 26,1 222.880 13,47 273.873 8,97 - Ngắn hạn 93.884,46 43,86 101.328 7,9 103.869,4 2,5 - Trung và dài hạn 102.526,54 13,3 121.552 18,56 139.003,6 14,36 Số hộ vay vốn bình quân 11.300 8.670 8.208 Mức sử dụng vốn bình quân mỗi hộ 17,38 39,5 25,44 46,4 29,6 16,35

(Nguồn: Đề án kinh doanh của NHNo&PTNT Tân Kỳ giai đoạn 2008 – 2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay bình quân qua các năm đều tăng so với năm trước. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm dần, cụ thể: tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay bình quân năm 2008 đạt 26,1%, nhưng năm 2009 chỉ đạt 13,47% và đến năm 2010 thì tốc độ này chỉ còn 8,97%. Xét theo

cơ cấu thời gian thì nhận thấy nguyên nhân tốc độ doanh số cho vay giảm nhanh qua các năm là do tốc độ doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh, cụ thể là: năm 2008 tăng trưởng 43,86% nhưng năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,9% và 2010 thì chỉ còn 2,5%. Mặc dù doanh số cho vay dài hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2009 (đạt 18,56%) nhưng chỉ có thể giảm bớt một phần ảnh hưởng của doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm phần lớn hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn và tăng khá đều qua các năm. Điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Có được điều này là do uy tín được xây dựng lâu dài của ngân hàng đã được khách hàng tin tưởng. Bên cạnh đó, ta nhận thấy số hộ sử dụng vốn bình quân có xu hướng giảm dần và mức bình quân sử dụng vốn vay của ngân hàng lại có xu hướng tăng lên. Sở dĩ như vậy là do chi phí đầu vào sản xuất đang ngày càng tăng cao do tình hình lạm phát xảy ra do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Để đạt được doanh số cho vay tăng khá đều qua các năm mặc dù đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do lạm phát cao thì NHNo&PTNT huyên Tân Kỳ đã không ngừng cố gắng cải thiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hộ sản xuất được vay vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trước đây, phương thức cho vay từng lần được thực hiện chủ yếu đối với cho vay hộ sản xuất, tuy nhiên phương thức này chỉ phù hợp với những hộ không vay vốn thường xuyên và mức vay không lớn. Để đáp ứng nhu cầu tối đa cho vay hộ sản xuất và cung ứng vốn kịp thời thì ngân hàng đã thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những hộ có nhu cầu vốn thường xuyên và khá lớn. Cho vay theo hạn mức tín dụng là nghiệp vụ mà NHTM thỏa thuận cấp cho khách hàng mạn mức tín dụng, hạn mức đó có thể tính cho cuối kỳ hoặc đầu kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Gần đây, những hộ sản thực hiện vay theo hạn mức tín dụng chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, điện tử điện lanh, nhà hàng … Tuy phương thức này vẫn chưa phổ biến nhưng nhờ vậy mà trong mấy năm qua nền kinh tế huyện nhà đã có những khởi sắc đáng kể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w