THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHOVAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆNTÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN
2.2.2. Chính sách chovay đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam
nông thôn. Theo đó, tử lúc thành lập đên nay NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm hưởng ứng cho mục tiêu mà Chính Phủ đề ra. Cụ thể: 28/06/1991, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 202 về “cho vay sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp”, đây là văn bản dưới luật đầu tiên về cho vay kinh tế hộ đã tạo hành lang pháp lý cho NHNo&PTNT. Ngày 12/07/1991, NHNo&PTNT ban hành văn bản về “ biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn”. Theo quy định của văn bản này thì hộ sản xuất vay vốn đến 500.000đ thì không phải thực hiện thế chấp tài sản nhưng phải có vật tương đương làm đảm bảo và thực hiện giải ngân và thực hiện giải ngân qua tổ liên doanh, trên mức 500.000 đều phải thế chấp tài sản, vì vậy quá trình cho vay hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, Ngày 09/09/1993, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành QĐ 449A về “biện pháp nghiệp vụ cho vay HSX vay vốn đê phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” . Song song với việc thực hiện cho vay theo cơ chế 499A, ngày 30/03/1999, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 67/1999 QĐ-TTg về “ một số chính sách tín dụng NH phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” và các văn bản hướng dẫn 320, 650 của NHNN, công văn 791, 1555, 2044 của NHNo Việt Nam. Theo quyết định này thì hộ sản xuất được vay vốn đến 10 trđ không phải thực hiện thế chấp tài sản. Như vậy, đối với HSX thì NHNo&PTNT Việt Nam luôn đưa ra các chính sách ưu đãi và ngày càng được cải thiện. Các chính sách này nhằm xác định giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng, đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đối với hộ sản xuất thì được hưởng nhiều sự ưu đãi nhưng luôn phải đảm bảo những nguyên tắc chung nhất định đối với tất cả khách hàng là: sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, đối với hộ sản xuất khi thực hiện giao dịch phải là chủ hộ (hoặc đại diện được ủy quyền) có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Về lãi suất cho vay, thì tùy theo mục đích sử dụng vốn của hộ đó có thuộc trong diện được ưu đãi lãi suất hay không để quyết định mức lãi suất với thời hạn vay sẽ được
thỏa thuận để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ.
2.2.3.Quy trình và hình thức cho vay của NHNo&PTNT Tân Kỳ.
Tại NHNO&PTNT Tân Kỳ, Nhìn chung quy trình cho vay HSX được thực hiện theo quy trình chung sau:
(1) Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ cho CBTD theo quy định.
(2) CBTD thẩm định khách hàng, hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng.
(3) Trưởng phòng tín dụng xem xét báo cáo thẩm định, ghi ý kiến đề xuất. Nếu những dự án phải qua phòng (tổ) thẩm định, chuyển cho trưởng phòn thẩm định để tái thẩm định.
(4) Trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng thẩm định trình giám đốc phê duyệt
(5) Chuyển hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng.
(6) Trưởng phòng tín dụng chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng.
(7) Nếu không được phê duyệt, thông báo từ chối cho vay và trả lại hồ sơ cho khách hàng. Nếu phê duyệt thì chuyển cho bộ phận kế toán thực hiện hoạch toán và giải ngân.
(8) Khách hàng và kế toán làm thủ tục nhận nợ, giải ngân. KHÁCH HÀNG CBTD TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ CUNG ỨNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG THẨM ĐỊNH THỦ QUỸ 1 7 2 6 4 5 8 3 9 10 0 4 9
(9) Nếu cho vay bằng chuyển khoản chuyển cho đơn vị cung ứng vật tư, hàng hóa. Nếu cho vay bằng tiền mặt chuyển cho thủ quỹ.
(10)Làm thủ tục phát tiền vay.
Nhìn chung, quy trình trên luôn được thực hiện nghiêm chỉnh theo các bước thứ tự. Tuy nhiên, vấn để còn tồn tại lớn nhất trong khi thực hiện quy trình này tại ngân hàng là khách hàng mất thời gian rất nhiều trong việc chờ CBTD tiến hình trình lên cấp trên xét duyệt. Nguyên nhân của sự trì trệ này là do các cán bộ quản lý vẫn còn có tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp và không có trách nhiệm cao trong công việc dân đến giảm hiệu quả của công việc.
Tại NHNo&PTNT Tân Kỳ cho vay HSX được thực hiện dưới các hình thức: cho vay trực tiếp, cho vay thông qua tổ vay vốn, cho vay thông qua các tổ chức tín dụng ở nông thôn, cho vay thông qua doanh nghiệp. Trong đó, hình thức cho vay phổ biến nhất vẫn là hình thức cho vay trực tiếp đối với từng hộ sản xuất và phương thức từng lần. Hộ sản xuất ở Tân Kỳ vẫn sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ và chưa tập trung nên nhu cầu vốn không ổn định mang tính mùa vụ. Vì vậy, phương thức cho vay từng lần là phù hợp và thuận tiện cho cả khách hàng và NHTM. Hình thức vay trực tiếp hộ sản xuất chiếm tỷ trọng trên 80% đối với cho vay HSX và đều là cho vay theo phương thức từng lần. Điều này cho thấy. Sản xuất của HSX vẫn còn chưa tập trung với quy mô lớn và khoa học. Hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn còn ít nhưng trong mấy năm gần đây hình thức vay vốn này đang dần tăng lên trong tổng dư nợ HSX. Cụ thể là năm 2008, dư nợ trong qua tổ vay vốn đạt 10,5% tổng dư nợ hộ sản xuất, năm 2009 đạt 13,7% và năm 2010 đã tăng lên đến 17%. Điều này cho thấy sự tiến triển tích cực trong hoạt động cho vay HSX của NHNo&PTNT Tân Kỳ. Có được điều này là do các CBTD đã tích cực động viên các HSX thành lập tổ vay vốn để giao dịch với ngân hàng, loại hình vay vốn này sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý và khả năng thu nợ sẽ cao hơn vì tổ trưởng tổ vay vốn cũng có trách nhiệm trong việc thúc dục các tổ viên trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, hình thức vay vốn thông qua các hội nông dân hay hội Phụ nữ cũng được triển khai tại NNHNo&PTNT Tân Kỳ, cụ thể là: năm 2008 cho vay thông qua hội phụ nữ chiếm 2,4%, năm 2009 là 5,2% và năm 2010 đạt 4,9% trong tổng dư nợ HSX.