Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ (Trang 56)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHOVAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆNTÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì không tránh khỏi những hạn chế trong cho vay hộ sản xuất.

(*) Dư nợ cho vay HSX vẫn còn chưa cao so với các huyện lân cận khác như huyện Đô Lương, huyện Nghĩa Đàn, huyện Anh Sơn. Đồng thời, số hộ sử dụng vốn vay trên toàn huyện không đồng đều mà mỗi cán bộ tín dụng được phân công quản lý trên một địa bàn nhất định dẫn đến có có CBTD làm việc nhiều lại có CBTD làm việc ít.

này cho thấy ngân hàng đang không được các HSX đặt niềm tin vào để vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, mặc dù số vốn sử dụng bình quân trên mỗi hộ đã tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp và chưa tăng tương ứng với lạm phát của nền kinh tế.

(*) Số hộ sử dụng vốn trên toàn huyện vẫn còn thấp và đang có xu hướng giảm nhanh, năm 2010 chỉ còn 27% trên tổng số hộ toàn huyện. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền của ngân hàng chưa mang lại hiệu quả cao.

(*) Nợ quá hạn của chi nhánh vẫn còn cao và chưa có xu hướng giảm, đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 8,7%. Đây là tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ trung bình trên toàn tỉnh.

(*) Các khoản vay chủ yếu theo hình thức trực tiếp và phương thức từng lần với quy mô nhỏ chiểm tỷ trọng lớn. Cho vay theo tổ vay vốn vẫn còn rất thấp và chưa được khách hàng cũng như ngân hàng quan tâm.

(*) Trình độ CBTD có trình độ nghiệp vụ cao vẫn còn thấp, công tác thẩm định và theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng vẫn còn mang tính hình thức và không theo những nguyên tắc nhất định.

b. Nguyên nhân của hạn chế

(*) Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực và trình độ cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu:

+ Cán bộ ở đây là bao gồm cả cán bộ tín dụng và cán bộ điều hành. Từ khi mới thành lập, trình độ các cán bộ còn rất hạn chế và hầu hết chỉ mới đào tạo sơ cấp nên đã được cấp trên quan tâm giúp đỡ, tổ chức nhiều khoá đào tạo tập huấn nhưng các cán bộ vẫn chưa thực sự nghiêm túc học hỏi. Các khoá tập huấn này chưa mang lại hiệu quả cao và còn mang tính hình thức nên các cán bộ vẫn chưa thể sử dụng hết ứng dụng quan trọng trong quản lý cũng như cách thức làm việc chuyên nghiệp được học tập.

+ Trình độ pháp luật nhìn chung còn thấp do các cán bộ đã không được học tập một cách bài bản, đặc biệt là luật kinh tế. Điều này sẽ tạo sơ hở trong việc lập hồ sơ tín dụng và các thủ tục pháp lý khác, đặc biệt là hồ sơ thế chấp tài sản không

được chặt chẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay.

- Thông tin về khách hàng chưa đầy đủ. Thông tin không cân xứng và vấn đề lớn đối với NHTM nói chung và NHNo Tân Kỳ nói riêng. Việc thu thập thông tin hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như theo dõi quá trình sử dụng vốn không chính xác sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm. Phải nói rằng, việc thu thấp thông tin chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và quan hệ mà cán bộ có. Việc thu thập thông tin đối với HSX lại càng khó khăn khi hình thức kinh doanh của họ không ổn định và các khoản vay thì nhỏ nhưng số lượng lại nhiều không có chiến lược kinh doanh cụ thể.

- Việc cho vay thông qua tổ vay vốn vẫn không phát triển được là loại hình cho vay này tuy có nhiểu ưu điểm nhưng ít nhiều vẫn thiếu linh hoạt cho cho vay trực tiếp, nên những hộ vay vốn lớn hơn 10 triệu đồng muốn vay trực tiếp ngân hàng, không muốn vay thông qua tổ vay vốn, nhất là địa bàn gần các PGD của ngân hàng.

- Quy trình cho vay chưa được thực hiện chặt chẽ.

Thực hiện đúng quy trình cho vay sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng khoản vay, bởi vì trong đó đã bao gồm quá trình thẩm định, giám sát khoản vay.

+ Trong bước chuẩn bị để phát tiền vay vẫn còn một số tồn tại như: Khi nhận được đơn đề nghị vay vốn của khách hàng thì quá trình CBTD tiến hành thẩm định các điều kiện về tài sản, đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào thì được thực hiện rất đại khái và hình thức, chưa tận tình, chủ yếu là làm cho có. Quá trình này cũng thực hiện khá chậm chạp làm cho khách hàng mất khá nhiều thời gian để vay được vốn trong khi giao thông đi lại còn khó khăn.

+ Sau khi cho vay thì các CBTD vẫn không nghiêm túc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng cũng như theo dõi giá trị tài sản đảm bảo. Nên đã có nhứng trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tài sản đảm bảo bị giảm giá mạnh nhưng đến lúc khách hàng không trả được nợ thì CBTD mới biết.

(*) Nhân tố khách quan.

+ Môi trường kinh tế sẽ luôn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Trên toàn huyện số HSX có điều kiện tốt vẫn còn thấp và số hộ nghèo vẫn phổ biến các vùng sâu. Trong những năm gần đây, Tân Kỳ đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể đời sống nhân dân được nâng cao nhưng song các hộ sản xuất chủ yếu vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với kỹ thuật lạc hậu và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Quy mô HSX vẫn còn bé, chưa tập trung với quy mô lớn nên làm cho việc mở rộng cho vay với quy mô lớn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

+ Việc quy hoạch phát triển kinh tế theo chương trình dự án của tỉnh còn kém, từ đó ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển của ngân hàng làm hạn chế nâng cao chất lượng cho vay.

+ Ngoài ra, sản xuất kinh doanh huyện nhà còn bị ảnh hưởng lớn tử điều kiện thời tiết bất thường, nhất là bão lụt và dịch bệnh gây mất mùa ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng làm giảm chất lượng chovay của ngân hàng.

- Hộ sản xuất vay vốn còn thiếu kiến thức trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý. Khách hàng sẽ là tiềm năng hoặc hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. HSX trên huyện Tân Kỳ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và có trình độ văn hóa thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm mà không có chiến lược mở rộng phát triển kinh doanh cụ thể. Ngoài ra, Tân Kỳ là 1 huyện miền núi nên có 1 số dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, chưa được tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ dẫn đến nhu cầu vay vốn không cao. Trên toàn huyện có 1 số làng nghề với những sản phẩm có tiềm năng nhưng vẫn chưa có quy mô tập trung mà chủ yếu mang tính tự phát không đầu tư công nghệ giúp nâng cao chất lượng và năng suất. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng dư nợ trên toàn huyện.

- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh. Hoạt động của ngân hàng bị chi phối bởi hệ thống pháp luật rất lớn. Hệ thốn pháp luật Việt Nam còn có nhiều biến động, thiếu ổn định và không đồng bộ liên tục điều chỉnh gây hoang mang cho ngân hàng cũng như khách hàng. Việc tiếp cận vốn của một số HSX vẫn là không thể do chưa

cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa cấp giấy chứng nhận trang trại theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK.

- Cơ sở hạ tầng ở huyện Tân Kỳ còn kém. Cơ sở hạ tầng trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thông là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Cho đến nay, việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất chậm chạp và không có quy hoạch rõ ràng, đặc biệt ở những vùng xa so với thị trấn thì giao thông rất khó khăn gây cản trở lớn trong việc đi lại của người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn trong việc cung cấp và tiêu thụ hàng hoá làm giảm hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ (Trang 56)