Thực trạng về lao động và phục hồi chức năng tâm lý của người bệnh tại gia đình.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 37)

- Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng căn nguyên chưa rõ, bệnh tiến

4.3.4.Thực trạng về lao động và phục hồi chức năng tâm lý của người bệnh tại gia đình.

đánh răng, gội đầu… để NB nhanh chóng hòa nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. So với nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình, tỷ lệ NCS phải giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày là 67%[3], nghiên cứu của Hồ Xuân 74,5%, kết quả của chúng tôi cao hơn khi tỷ lệ NCS phải hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần là 90,6%.

4.3.3 Thực trạng dinh dưỡng người bệnh.

Theo kết quả khảo sát thì tại gia đình số NCS cho người bệnh ăn uống đầy đủ 3

đến 4 bữa trong một ngày chiếm tỷ lệ khá cao 92,2%. Trung bình trong một bữa NB được NCS cho ăn từ 2 bát con trở lên là 88,5%, chỉ có 12,5% là ăn 1 bát cơm/bữa. Như vậy có thể thấy tại gia đình, người bệnh được chăm sóc về ăn uống tương đối tốt. Khi khảo sát NCS về vấn đề hỗ trợ của gia đình với việc ăn uống của NB kết quả cho thấy chỉ có khoảng 10,9% NCS là phải hỗ trợ hoàn toàn trong vấn đề ăn uống của người bệnh; 50% NCS chỉ cần hỗ trợ một phần như có thể nấu cho người bệnh và để người bệnh tự ăn; 39,1% người bệnh có thể tự nấu và ăn và người chăm sóc không cần phải hỗ trợ. Chúng tôi cho rằng do bản năng ăn uống cho nên NB TTPL có thể tự ăn được mà không cần phải hỗ trợ như NCS phải đút cho họ. Do vậy đây cũng là một trong những chiều hướng tốt giúp giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống lại bệnh.

4.3.4. Thực trạng về lao động và phục hồi chức năng tâm lý của người bệnh tạigia đình. gia đình.

Lao động là một điều kiện cơ bản của đời sống con người, là sự phát triển cơ thể,

tinh thần con người. Nó có khả năng tác động vào tính tích cực của vỏ não, khả năng tạo ra những xúc cảm cơ bản như sự yên tĩnh, thoải mái và đặc biệt, lao động liệu pháp còn mang ý nghĩa về sự phát triển, sự thích nghi xã hội của người bệnh, lao động là một liệu pháp điều trị giúp cho NB tái hòa nhập cộng đồng [1]. Theo kết quả khảo sát thì tại gia đình có thể thấy phần lớn NCS đã thực hiện khá tốt khi có tới 73,4% NCS thường xuyên khuyến khích, đôn đốc, nhắc nhở NB tham gia lao động hoặc làm các công việc nhẹ nhàng hàng ngày. Tuy nhiên tỷ lệ NCS hướng dẫn để người bệnh tham

gia lao động mới chỉ đạt được 67,2%, có 32.8% NCS không cho người bệnh làm bất cú công việc gì. Vì vậy theo chúng tôi NCS cần cố gắng khích lệ, đôn đốc người bệnh hơn nữa để họ cảm thấy hứng thú khi làm việc. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình thì tỷ lệ NB tham gia lao động là 60%[3], nghiên cứu của Hồ Xuân là 41,7% [4], kết quả của chúng tôi cao hơn.

Theo khảo sát thì tỷ lệ NCS hướng dẫn để người bệnh có tham gia làm việc nhẹ nhàng là 56,2%; có 34,2% NCS vẫn hướng dẫn và tạo việc làm để người bệnh mang lại thu nhập cho gia đình. Như vậy có thể thấy NB TTPL khi ổn định họ hoàn toàn vẫn có thể tham gia lao động bình thường và giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Do đó NCS cần có những biện pháp tích cực để động viên, khích lệ và chủ động hướng dẫn để người bệnh tham gia.

Phục hồi chức năng tâm lý cho NB thì giao tiếp là một vấn đề không thể thiếu, để giúp NB tham gia giao tiếp trò chuyện thì gia đình và NCS cũng phải là người thường xuyên trò chuyện với NB, không nên tạo cảm giác để cho NB thấy mình bị kì thị hoặc phân biệt đối xử như để cho họ ăn riêng, không ăn cùng gia đình. Từ đó họ sẽ cởi mở hơn và giao tiếp tốt hơn, điều này cũng giúp cho NB nhanh chóng phục hồi hơn. Kết quả nghiên cứu cho biết có 90,6% NCS có tham gia trò chuyện với NB để giúp NB phục hồi chức năng tâm lý, 94,8% NCS để NB ăn cơm cùng gia đình để NB cảm thấy không bị kì thị. Theo kết quả này thì chúng tôi thấy các gia đình đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn số nhỏ NCS không thường xuyên giao tiếp với NB (9,4%) và 6,2% NCS cho NB ăn cơm riêng và không cùng mâm.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 37)