Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình 1 Thực trạngquản lý thuốc và dùng thuốc cho người bệnh.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 35)

- Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng căn nguyên chưa rõ, bệnh tiến

4.3. Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình 1 Thực trạngquản lý thuốc và dùng thuốc cho người bệnh.

Việc dùng thuốc cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong điều trị NB TTPL. Người bệnh phải uống thuốc đều đặn hàng ngày và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ, do đặc thù của NB tâm thần phân liệt cho nên việc uống thuốc của người bệnh phải được giám sát chặt chẽ, NCS phải đưa thuốc cho NB và bảo NB uống trước mặt. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số NCS mới chỉ chú trọng tới việc nhận thuốc (96,3%) và cho NB uống thuốc (93,8%). Nhưng khi đánh giá về tần xuất sử dụng thuốc cho NB đều đặn hàng ngày thì chỉ có 59,4% NCS cho người bệnh uống thuốc hàng ngày; 6,2% NCS không cho người bệnh uống thuốc, một số NCS có thể là do nhận thức sai nên chỉ cho NB uống thuốc khi bị tái phát, khi đã ổn định thì lại dừng thuốc (9,4%); 20,3% NCS cho NB uống thuốc nhưng vẫn chưa

thường xuyên. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải khi nghiên cứu tình hình bệnh quản lý điều trị người bệnh TTPL tại thị trấn Vĩnh An tỉnh Đồng Nai với 20,04% NB uống thuốc không đều và 4,08% gia đình bỏ thuốc điều trị cho NB [4].

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại gia đình NCS vẫn còn quản lý thuốc chưa chặt chẽ khi có tới 43,7% NCS để cho NB tự lấy thuốc và uống, do vậy khi khảo sát về thực trạng NB có được sử dụng thuốc đúng liều hay chưa thì có tới 28,1% NCS không biết đã đúng liều hay chưa, một số NCS tự ý tăng hoặc giảm liều cho NB (12,5%). Đa số NCS vẫn chưa biết cách cho NB uống thuốc, chỉ có 23,4% NCS là cho NB uống thuốc đúng cách. Tỷ lệ người bệnh cho uống thuốc đúng liều chưa cao (59,4%). Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình khi đánh giá thực hành chăm sóc NB TTPL tại nhà ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc với 85% NCS cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định [3].

Khi khảo sát về phản ứng phụ khi dùng thuốc đã gặp trên NB. Theo NCS thì có 45,3% NB đã từng bị phản ứng phụ; 54,7% NB chưa thấy gặp phản ứng, các phản ứng phụ chủ yếu là run tay chân (55,2%). Trong số những NB bị phản ứng phụ chỉ có 27,6 % NCS báo lại với nhân viên y tế; 20,7% NCS tự điều chỉnh thuốc cho NB; 6,9% NCS mua thuốc điều trị cho NB; 6,9% bỏ thuốc, số còn lại 37,9% trả lời là không xử trí gì. Như vậy có thể thấy NCS vẫn còn yếu trong việc xử trí khi NB bị phản ứng phụ.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w