Thực trạng vệ sinh người bệnh.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 36)

- Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng căn nguyên chưa rõ, bệnh tiến

4.3.2Thực trạng vệ sinh người bệnh.

Người bệnh TTPL thường có những rối loạn về hoạt động tâm thần và họ

thường lười vệ sinh cá nhân, vì vậy NCS phải là người đôn đốc, nhắc nhở, khuyến khích NB vệ sinh cá nhân hàng ngày để đảm bảo cơ thể sạch sẽ. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng tại gia đình phần đa người chăm sóc đã nhận thức được vấn đề này nên tỷ lệ NB được NCS đôn đốc, nhắc nhở và khuyến khích NB vệ sinh cá nhân hàng ngày khá cao (79,7%). Về tình hình vệ sinh cá nhân của NB, qua khảo sát đối tượng nghiên cứu và quan sát thực tế khi điều tra chúng tôi thấy rằng tỷ lệ NCS giữ vệ sinh cá nhân cho người bệnh ở mức bình thường hoặc sạch sẽ chiếm tỷ lệ tương đối cao 89,1%.Tuy nhiên vẫn có 11,9% người chăm sóc vẫn để người bệnh lôi thôi, bẩn thỉu và không sạch sẽ.

Qua nghiên cứu khảo sát trên 64 NCS chính người bệnh tâm thần phân liệt, Khi được hỏi về vấn đề hỗ trợ người bệnh trong vấn đề vệ sinh của NB thì có tới 64% NCS phải hỗ trợ hoàn toàn cho người bệnh. Chúng tôi cho rằng việc 64% NB cần phải hỗ trợ hoàn toàn trong vấn đề vệ sinh có thể do NB lười không muốn làm hoặc NCS chưa sát sao đối với NB. Vì vậy gia đình nên cố gắng khích lệ từ công việc nhỏ nhất như đánh răng, gội đầu… để NB nhanh chóng hòa nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. So với nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình, tỷ lệ NCS phải giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày là 67%[3], nghiên cứu của Hồ Xuân 74,5%, kết quả của chúng tôi cao hơn khi tỷ lệ NCS phải hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần là 90,6%.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 36)