CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 33)

- Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng căn nguyên chưa rõ, bệnh tiến

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi và giới: NCS chính trong gia đình chủ yếu là nữ giới chiếm tỷ lệ 62,5% .

Tuổi NCS ở cả 2 giới đa số tập chung ở lứa tuổi 41 – 59. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình nữ giới thường là người chăm sóc chính người bệnh TTPL [3]. Kết quả cũng cho thấy một thực trạng đó là 14,1% trên 60 tuổi phải chăm sóc người bệnh TTPL. Thực tế lẽ ra đây là đối tượng cần được chăm sóc thì hiện đang phải chăm sóc người bệnh TTPL.

Người chăm sóc: Đối tượng chủ yếu chăm sóc người bệnh TTPL là chính những người thân trong gia đình sống cùng người bệnh. Đa số là vợ hoặc chồng (48,4%), bố mẹ đẻ là 31,2%. Số còn lại là anh chị em ruột trong gia đình hoặc con của NB. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình người thân là người chăm sóc người bệnh TTPL là chủ yếu [3]

Hoàn cảnh kinh tế : NCS cũng có mức bình quân thu nhập hàng tháng rất thấp. Chủ yếu ở mức 1 – 3 triệu/tháng (57,8%). Có 42,2 % NCS thu nhập dưới 1 triệu/tháng và không có đối tượng thu nhập trên 3 triệu. Như vậy có thể thấy rằng đa số người chăm sóc người bệnh đều có hoàn cảnh khó khăn.

Tiếp cận thông tin: Có 73,4% NCS được tiếp cận các thông tin hướng dẫn chăm sóc người bệnh TTPL, 26,6% số người tham gia nghiên cứu không được tiếp cận với các thông tin hướng dẫn chăm sóc NB. Các nguồn thông tin được tiếp cận chủ yếu là qua nhân viên y tế (65,6%), số còn lại là qua các phương tiện thông tin truyền thông như ti vi, báo đài, loa phát thanh…Số khác là qua bạn bè và người thân NB. Qua đó chúng tôi thấy rằng việc tiếp cận thông tin chăm sóc của NCS còn thấp, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài, giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc để họ được tiếp cận các thông tin đầy đủ.

Nghề nghiệp: Nhóm nghiên cứu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 65,6%, Chỉ có 6,2% người chăm sóc là cán bộ công chức. Số còn lại là công nhân, hoặc nội trợ. Chúng tôi cho rằng kết quả này là phù hợp vì hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

Trình độ văn hóa: Người chăm sóc chính người bệnh TTPL tại gia đình thường có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu NCS mới học hết trung học cơ sở hoặc tiểu học (82,8%), có 4,7% không biết chữ và không có ai học từ trung cấp trở lên.

Một phần của tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở nam định (Trang 33)