thuộc Tổng cục Thuế, năm 2009
2.2.1.1. Về tổ chức bộ máy:
Trƣớc khi luật quản lý thuế có hiệu lực, việc quản lý các doanh nghiệp lớn không đƣợc tập trung theo đầu mối, mỗi bộ phận thuộc cơ quan thuế, tùy theo loại hình doanh nghiệp, sẽ quản lý đồng thời các doanh nghiệp lớn và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn đa phần là các doanh nghiệp nhà nƣớc, do vậy bộ phận quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhà nƣớc chính là bộ phận quản lý thuế đối với phần lớn các doanh nghiệp lớn.
Bộ phận quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc ở cấp Tổng cục là Ban quản lý thuế doanh nghiệp nhà nƣớc, ở Cục thuế là Phòng quản lý thuế doanh nghiệp nhà nƣớc. Một bộ phận các Doanh nghiệp lớn khác thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ chịu sự quản lý thuế của Phòng quản lý thuế doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Ngày 28/5/2007, thủ tƣớng chính phủ đã ra quyết định số 76/2007/QĐ- TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế. Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các khoản thu thuế; tổ chức thực hiện quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Cơ cấu của tổng cục thuế nhƣ sau :
- Ở Trung ƣơng có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có Cục Thuế (gọi chung là Cục Thuế tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.
- Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chi cục Thuế (gọi chung là Chi cục Thuế huyện) trực thuộc Cục Thuế tỉnh.
30
Luật quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 đã tạo hành lang pháp lý để ngành thuế cả nƣớc thực hiện đổi mới theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Bộ máy tổ chức của cơ quan thuế cũng đƣợc thay đổi phù hợp cho việc quản lý thuế theo chức năng, nâng cao tính chuyên môn hóa trong quản lý thuế, tạo sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ thuế, hạn chế tiêu cực. Mô hình quản lý thuế mới có ít nhất 3 bộ phận tham gia vào quy trình quản lý: Bộ phận phân xử, xử lý tờ khai và tính thuế ; bộ phận kế toán theo dõi số tiền thuế đã nộp và chƣa nộp ; bộ phận cƣỡng chế thu thuế đối với các đối tƣợng không tự nguyện nộp thuế theo quy định. Nhờ đó đã hạn chế nguy cơ gian lận, thất thoát trong công tác quản lý thu thuế, ngăn chặn sự thông đồng giữa ngƣời nộp thuế và cán bộ thuế.
Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp đƣợc tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ, theo dõi, xử lý việc kê khai thuế, đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế thuế, kiểm tra, thanh tra thuế nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế toàn diện, có chất lƣợng, hệ thống cƣỡng chế thu nợ hiệu quả, hệ thống thanh tra có mục tiêu rõ ràng.
Mỗi bộ phận tùy theo chức năng quản lý của mình sẽ theo dõi riêng về từng mặt đối với tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn chịu quản lý thuế theo bốn nhóm chức năng: (Xem sơ đồ 2.1)
1. Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ có trách nhiệm tuyên truyền, hƣớng dẫn những quy định mới, hỗ trợ hƣớng dẫn giải đáp vƣớng mắc của doanh nghiệp trong kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế.
1. Bộ phận kê khai kế toán thuế thực hiện chức năng quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế.
2. Bộ phận thanh tra kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý thuế, chính sách thuế của doanh nghiệp. Các doanh
31
nghiệp lớn với tính chất phức tạp của mô hình thƣờng xuyên đƣợc thanh tra, kiểm tra để đảm bảo chấp hành nghiêm luật quản lý thuế.
3. Bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế thuế thực hiện xác định nguyên nhân và số nợ thuế còn tồn đọng của các doanh nghiệp, đƣa ra các biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp nộp đầy đủ thuế vào Ngân sách nhà nƣớc, giảm tỉ lệ nợ đọng thuế ở các doanh nghiệp.
2.2.1.2. Nhận xét về mô hình tổ chức quản lý thuế:
Ưu điểm:
Trong giai đoạn này, ngành thuế đã đẩy mạnh đầu tƣ và phát triển nhanh các chƣơng trình ứng dụng tin học vào quản lý. Hạ tầng cơ sở dữ liệu của ngành đã kết nối xuống cơ quan thuế cấp huyện, bảo đảm đƣờng truyền thông suốt đến hơn 600 chi cục thế trên cả nƣớc, kết nối liên tục 24/24 giờ với tốc độ cao, giúp việc trao đổi thông tin giữ liệu nhanh chóng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế giữa cục và các chi cục thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Các ứng dụng hỗ trợ ngƣời nộp thuế kê khai theo công nghệ mã vạch, ứng dụng tra cứu thông tin, kiểm soát xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế đã đƣợc triển khai rộng khắp. Nhờ đó, chất lƣợng phục vụ ngƣời nộp thuế đƣợc nâng cao, hiệu quả quản lý thuế tăng rõ rệt.
32 TỔNG CỤC THUẾ Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán Ban chính sách Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ Ban Pháp chế
Phòng thanh tra Ban kê khai và kế toán thuế
Phòng Kiểm tra thuế Ban quản lý nợ và cƣỡng chế nợ
Phòng tuyên truyền hỗ trợ CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Nan hỗ trợ NNT
Phòng Kiểm tra Nội bộ Ban quản lý thuế TNCN
Phòng Quản lý thuế TNCN Ban dự toán thu thuế
… Ban tuyên truyền thi đua
Ban hợp tác quốc tế Ban thanh tra Đội tuyên truyền Hỗ trợ
NNT Ban tổ chức cán bộ
Đội Kê khai và quyết toán thuế CHI CỤC THUẾ QUẬN, HUYỆN
Ban tài vụ quản trị
Đội thanh tra - Kiểm tra Văn phòng
Đội quản lý ấn chỉ Ban Kiểm tra nội bộ
Đội Nhân sự - Hành chính -
Tài vụ Cục ứng dụng CNTT
… Ban cải cách và hiện đại hóa
Đại diện TCT tại Tp. HCM Sơ đồ 2.1: Hệ thống thu thuế nhà nƣớc triển khai theo Quyết định số
76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007
33
Khi trách nhiệm kê khai, nộp thuế đƣợc trao hoàn toàn cho ngƣời nộp thuế thì khối lƣợng công việc sự vụ của cơ quan thuế giảm đi đáng kể, nhƣng lại đòi hỏi chất lƣợng quản lý thuế cao hơn, hệ thống cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng phải đầy đủ, chính xác, làm nền tảng cho việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý kê khai, quản lý rủi ro, ….
Việc quản lý theo chức năng có một số nhƣợc điểm nhƣ tính chia đoạn trong quản lý, mỗi bộ phận chỉ tập trung vào một hoặc một vài nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động tách biệt nhau, dẫn tới hiệu quả quản lý thuế thấp do mất nhiều thời gian chờ đợi khi tổng hợp thông tin về ngƣời nộp thuế cũng nhƣ việc tổng hợp thông tin từ các phòng ban chức năng khác nhau.
Nhược điểm
Trong giai đoạn này, do thực hiện quản lý theo chức năng nên các doanh nghiệp lớn cũng đƣợc quản lý nhƣ các đối tƣợng khác nhƣng quy mô và trình độ quản lý giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ là khác nhau, do vậy khi áp dụng cùng một phƣơng pháp quản lý sẽ mang lại hiệu quả thấp đối với các doanh nghiệp lớn, khó kiểm soát các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu lớn có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến kế hoạch thu chi Ngân sách nhà nƣớc.
2.2.1.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn
Thực tiễn công tác quản lý thuế cho thấy vẫn còn nhiều nhƣợc điểm, chƣa xây dựng đƣợc các phƣơng pháp quản lý khác nhau giữa các đối tƣợng tuân thủ pháp luật về thuế tốt với các đối tƣợng tuân thủ chƣa tốt, giữa những đối tƣợng có số thuế nộp ngân sách nhà nƣớc lớn và đối tƣợng có số thuế nộp thấp. Do vậy đã làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, vì các doanh nghiệp lớn thƣờng có những phòng ban chức năng riêng, nghiên cứu chuyên sâu về các quy định luật pháp của nhà nƣớc, sự hiểu biết pháp luật về thuế và sự tuân thủ pháp luật về thuế cũng khác so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô đầu tƣ sản suất kinh
34
doanh của các doanh nghiệp lớn đa dạng về vốn, loại hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh, cách thức hạch toán, chuyển giá trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, … chƣa đƣợc đánh giá đúng, chƣa đƣợc kiểm soát ở các khâu có nhiều rủi ro.
Luật quản lý thuế ra đời đã tạo hành lang pháp lý để ngành Thuế cả nƣớc thực hiện đổi mới phƣơng thức quản lý theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với ngân sách nhà nƣớc.
Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp lớn vẫn do các cục thuế trực tiếp quản lý và đƣợc thực hiện theo từng chức năng do các bộ phận riêng biệt đảm nhiệm.
Ngành thuế đã đẩy mạnh đầu tƣ và phát triển nhanh các chƣơng trình ứng dụng tin học vào quản lý. Hạ tầng cơ sở dữ liệu của ngành đã kết nối xuống các cơ quan thuế cấp quận, huyện, đảm bảo thông suốt đến hơn 600 chi cục thuế 24/24 giờ, giúp việc trao đổi thông tin, dữ liệu nhanh chóng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế giữa cục thuế và các chi cục thuế, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí so với trƣớc đây, nhờ đó, chất lƣợng phục vụ ngƣời nộp thuế đƣợc nâng cao, hiệu quả quản lý thuế tăng rõ rệt.
Mặt khác, khi trách nhiệm kê khai nộp thuế đƣợc trao hoàn toàn cho ngƣời nộp thuế thù mặc dù khối lƣợng công việc của cơ quan thuế giảm rất lớn nhƣng chất lƣợng quản lý lại đòi hỏi cao hơn. Điều đó đặt ra yêu cầu để ngành thuế phải kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức.