Trong thực tế, giá cả NVL luôn luôn biến động, khi giá của thép, xi măng… liên tục tăng thì các nhà thầu sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Sự chủ quan không dự trữ vật tư, không nắm bắt được sự biến động của giá cả sẽ làm cho công ty dễ bị thua lỗ thậm chí có thể phá sản. Vì vậy công ty nên có những biện pháp nhằm khắc phục khi NVL tăng giá: Công ty cần có mức dự trữ NVL định mức nhằm đảm bảo cho việc sản xuất không bị đình trệ và không bị ứ đọng vốn. Ngoài ra khi biết được giá NVL có biến động tăng mạnh công ty có thể trữ NVL mà có khối lượng công kềnh, tốn diện tích bằng cách kí hợp đồng tín dụng và tạm ứng vốn cho các nhà cung cấp để họ giữ trữ hàng cho công ty.
Công ty nên có đội ngũ nghiên cứu thị trường nhằm phân tích các biến động về giá để có kế hoạch chủ động. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác thương thảo hợp đồng với các chủ đầu tư và có các dự báo dài hạn để cân bằng tối đa chi phí xây lắp từ đó sẽ hạn chế được rủi ro do giá NVL tăng mạnh.
3.2.7. Về báo cáo kế toán liên quan đến NVL.
Ngoài những báo cáo tài chính thì kế toán nên lập những báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho việc ra quyết định quản trị, giúp công ty có hướng kinh doanh đứng đắn.
Lập dự toán NVL
Là công việc được thực hiện trước khi tiến hành thi công và do phòng kế hoạch – kĩ thuật đảm nhiệm. Việc lập dự toán ngoài dựa trên cơ sở các tiêu
chuẩn kĩ thuật còn cần các thông tin do kế toán cung cấp từ các công trình đã hoàn thành trước đó, có như vậy dự toán mới sát thực tế, việc cấp kinh phí cho dự toán không bị thừa hay thiếu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Và mẫu biểu dự toán như sau:
Biểu số 3-7: Dự toán chi phí nguyên vật liệu.
DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
Công trình…
STT Tên vật tư Mã vật
tư ĐVT
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng cộng
Công ty cần soạn thảo ngân sách cung ứng theo yêu cầu sử dụng và tính kịp thời cho sử dụng, sau đó được tính thành nhu cầu tiền tệ cho cung ứng. Lập dự toán chi ngân sách theo nhu cầu cung ứng NVL trực tiếp và thanh toán tiền cung ứng như sau:
Biểu số 3-8: Dự toán chi ngân sách theo nhu cầu cung ứng NVL.
Chỉ tiêu Quí I Quí II Quí III Quí IV Quí V
3. Tổng lượng vật liệu
4. Nhu cầu dự trữ vật liệu cuối kì
5. Vật liệu tồn đầu kì
6. Lượng NVL cần mua vào 7. Đơn giá mua
cung ứng NVL
9. Dự toán chi thanh toán mua NVL - Quý 4/N-1 - Quý 1/N - Quý 2/N - Quý 3/N - Quý 4/N
KẾT LUẬN
Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty là một tất yếu. Nhất là trong môi trường kinh tế hiện nay, việc tổ chức kế toán vật liệu đòi hỏi còn phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ ngăn ngừa hiện tượng hư hụt, mất mát lãng phí vật liệu.
Trên góc độ người cán bộ kế toán em cho rằng cần phải nhận thức đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù có thể vận dụng lý luận vào thực tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp về nội dung và mục đích của công tác kế toán.
Qua quá trình thực tập tại công ty em được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đồng thời từ những kiến thức đã học được trong trường em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện cho kế toán NVL tại Công ty.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế bài báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Chính vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị phòng kế toán của công ty để những kiến nghị trên có ý nghĩa thiết thực hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn thầy Trần Đức Vinh và các anh chị phòng kế toán của Công ty TNHH xây dựng Thái Bình Dương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhà xuất bản tài chính năm 2006.
3. PGS. TS. Nguyễn Minh Phương. Giáo trình kế toán quản trị . NXB lao động – xã hội.
4. Chế độ kế toán doanh nghiệp_Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kết toán sô đồ kế toán. Nhà xuất bản thống kê năm 2008.
5. Tài liệu của phòng kế toán công ty TNHH xây dựng Thái Bình Dương. 6. Luận văn khóa 46, 47,_ Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
7. Chuyên đề thực tập khóa 48,_ Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
8. www.webketoan.com
9. www.tapchiketoan.com
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011.