Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo của

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 82)

Đảng bộ tỉnh Bến Tre

2.2.1. Những chủ trương của Đảng bộ

Hòa trong bƣớc tiến chung của đất nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre dần đi vào xu thế ổn định và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, tạo những tiền đề cần thiết cho tỉnh bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Mặt khác, chƣơng trình XĐGN thực hiện gần 2 năm và "đang phát triển mạnh, đẩy hẳn việc cứu đói hằng năm lùi vào quá khứ" [114, tr. 5]. Tuy nhiên, trong thực tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, số hộ giàu rất ít, hộ có thu nhập trung bình và khá chiếm đại bộ phận cả thành thị và nông thôn. Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng của Đảng về XĐGN, từ ngày 3 đến ngày 5-5-1996, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VI. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế của chƣơng trình XĐGN trong nhiệm kỳ V, Đại hội đề ra chủ trƣơng tăng cƣờng công tác xóa đói, giảm nghèo, hạn chế sự chênh lệch lớn dẫn đến một bộ phận dân cƣ sống dƣới mức nghèo khổ, "phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ và giữa các vùng trong tỉnh; tạo việc làm nhiều hơn để trƣớc hết giải quyết số lao

động không việc làm", "tiếp tục nâng lên về đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân" [114, tr. 47]. Chủ trƣơng này chứng tỏ Đảng bộ đã nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có tác động rất lớn đến công cuộc XĐGN. Ngoài ra, không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của nhân dân mà Đảng bộ còn chú ý đến vấn đề tinh thần.

Nhằm giúp Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hơn nữa chƣơng trình XĐGN, ngày 22-5-1999, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Chương trình hành động

Xóa đói giảm nghèo (1999 - 2000), số 20-Ctr/TU. Trong đó, Tỉnh ủy đề ra chủ

trƣơng: "Xóa đói giảm nghèo là vấn đề chính trị, xã hội rất rộng lớn, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài. Cho nên, cần phải tập trung giải quyết một cách cơ bản, đồng bộ, thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài" [115, tr. 1]. Ngoài ra, Tỉnh ủy còn xác định:

Xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nên phải giải quyết thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài; động viên tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế và toàn xã hội tham gia; trong đó, giáo dục ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo.

Công tác XĐGN phải bám sát từng hộ nghèo, vùng nghèo, cần có những giải pháp thật cụ thể để giúp đỡ từng hộ nghèo, vùng nghèo vƣơn lên vƣợt nghèo; đồng thời, trong quá trình thực hiện phải gắn với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn.

Thực hiện công tác XĐGN là quá trình lồng ghép giữa các chƣơng trình, dự án, thực hiện công bằng xã hội, ƣu tiên các xã vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII (12-2000) tổng kết những thành tựu và hạn chế trong công tác XĐGN của nhiệm kỳ trƣớc; đồng thời, đề ra chủ trƣơng và biện pháp cụ thể nhằm "nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2001 - 2005":

Phải kết hợp tốt sự nỗ lực của Nhà nƣớc và nhân dân, bằng các biện pháp tổng hợp nhƣ khuyến khích các thành phần kinh tế

phát triển mở rộng ngành nghề thu hút nhiều lao động, chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện di giản dân xây dựng vùng kinh tế mới trong, ngoài tỉnh, giúp vốn, giống, kỹ thuật, mở rộng đào tạo nghề, khuyến khích lập thân, lập nghiệp, mở rộng hợp tác xuất khẩu lao động v.v [116, tr. 67].

Chủ trƣơng này thể hiện quyết tâm lớn của Đảng bộ là "kéo giảm hộ nghèo theo tiêu chuẩn hiện nay còn dƣới 10%, không còn hộ đói" [116, tr. 67].

Tháng 11-2005, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Đại hội tổng kết công tác XĐGN trong nhiệm kỳ trƣớc, đề ra chủ trƣơng và mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là "không còn xã khó khăn về kết cấu hạ tầng", "giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn dƣới 10% (theo tiêu chí mới), tăng nhanh số hộ khá giàu" [117, tr. 72].

Đến năm 2006, một thành tựu to lớn, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ về XĐGN, tỉnh Bến Tre cơ bản không còn hộ đói. Vì vậy, những chủ trƣơng, chính sách "xóa đói, giảm nghèo" của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện "giảm nghèo".

Tiếp tục lãnh đạo công tác giảm nghèo, ngày 7-4-2008, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Chỉ thị số 23 CT/TU "Về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo". Trong đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chỉ thị các cấp, các ngành phải quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg, ngày 25-1-2008 của Thủ tƣớng Chính phủ, xem đây là một trong những công tác trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, đồng thời, "đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện giảm nghèo, khuyến khích ý chí vƣợt nghèo, vƣơn lên làm giàu của ngƣời dân" [118, tr. 1-2].

Tháng 10-2010, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ IX. Trên cơ sở quyết tâm đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, Đại hội đề ra chủ trƣơng: "Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, đảm bảo các chế độ chính sách đƣợc thực hiện đúng quy định, đồng thời động viên ngƣời nghèo, hộ nghèo nỗ lực vƣơn lên thoát nghèo và giúp đỡ ngƣời khác thoát nghèo" [119, tr. 56].

2.2.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo

2.2.2.1. Huy động các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo

Để tham mƣu, hỗ trợ Tỉnh ủy trong việc tập trung các nguồn lực cho XĐGN, ngày 18-7-1996, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 1057/QĐ-UB về việc Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói

giảm nghèo của Tỉnh.

Sau gần một năm hoạt động, ngày 26-4-1997, Ban chỉ đạo thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo) báo cáo "Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo thời gian qua và kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo đến năm 2000" (Báo cáo số 24/KH.XĐGN). Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo tổng kết số hộ nghèo đói trong toàn tỉnh là 43.700 hộ (chiếm 17,12% tổng số hộ toàn tỉnh); trong đó, số hộ đói là 5.578 hộ (chiếm tỷ lệ 2,19%) và số hộ nghèo đói chủ yếu tập trung ở nông thôn (90,14%) [7, tr. 3]. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo đề xuất chia mục tiêu của chƣơng trình ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I (từ năm 1997 đến hết năm 1998): giải quyết hết hộ đói, giảm 50% hộ nghèo; 100% gia đình chính sách không còn đói và có mức sống bằng mức sống trung bình của ngƣời dân trong vùng. Giai đoạn II (từ năm 1998 đến hết năm 2000): xóa 100% hộ đói, phấn đấu giảm hộ nghèo còn 5% [7, tr. 7]. Đề xuất này thể hiện quyết tâm rất lớn của Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, Ban chƣa tính đến những tác động không thuận lợi đối với công tác XĐGN nhƣ suy thoái kinh tế, thiên tai, mất mùa... Thực tế, đến năm 2006, tỉnh Bến Tre mới cơ bản xóa đƣợc hộ đói.

Trong Chương trình hành động Xóa đói giảm nghèo (1999 - 2000),

ngày 22-5-1999, Tỉnh ủy Bến Tre tổng kết thực trạng nghèo, đói của tỉnh:

Về nghèo, toàn tỉnh có 45.996 hộ nghèo (mức thu nhập dƣới 100.000 đồng/ngƣời/tháng) với 209.057 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 16,64% về số hộ và 14,72% về nhân khẩu (trong đó, có 4.995 hộ thuộc diện chính sách). Hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Thạnh Phú (26,37%) và Bình Đại (21%). Huyện có số xã nghèo nhiều nhất là Thạnh Phú (13/17 xã) và Bình Đại (12/20 xã), thấp nhất là Châu Thành (1 xã). Toàn tỉnh có 42 xã nghèo với tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên. Đáng chú ý, có 6 xã với tỷ lệ hộ nghèo trên 30% (Thạnh Phú 5 xã, Giồng Trôm 1 xã) và 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% (Bình Thạnh, Thạnh Phong huyện Thạnh Phú) [115, tr. 2].

Về đói, cả tỉnh có 5.298 hộ đói (mức thu nhập dƣới 50.000 đồng/ ngƣời/tháng) với 21.867 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ 1,96% về số hộ và 1,5% về nhân khẩu). Đáng lƣu ý, trong tổng số hộ đói có 658 hộ với 3.913 nhân khẩu thuộc diện chính sách. Huyện có tỷ lệ hộ đói cao nhất là Bình Đại (3,74%), thấp nhất là Mỏ Cày (0,85%) [115, tr. 2].

Đồng thời, Tỉnh ủy cũng nêu lên ba nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, đói:

Thứ nhất, Bến Tre là tỉnh đất hẹp, dân đông; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhƣng đất đai bị nhiễm mặn ngày càng tăng; điều kiện tự nhiên cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém; trình độ dân trí thấp, nhất là những xã vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN vừa thiếu, vừa yếu, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, kém nhiệt tình. Tỉnh chƣa xây dựng đƣợc mô hình, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; cơ chế quản lý vốn tín dụng và vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đối với ngƣời nghèo, vùng nghèo chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện đồng bộ.

Thứ ba, bản thân ngƣời nghèo, vùng nghèo chƣa có ý thức tự vƣơn lên vƣợt nghèo, mặt khác, do thiếu vốn sản xuất (30,08%), thiếu đất canh tác (26,85%), thiếu việc làm (14,92%), thiếu lao động (26,85%), chƣa biết cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm ăn (1,30%) [115, tr. 2]. Đối với những hộ đói, hầu hết là ngƣời già neo đơn, không nơi nƣơng tựa hoặc gia đình đông con nhƣng không có đất sản xuất, không việc làm, gia đình gặp tai nạn, rủi ro, bệnh tật… Cá biệt có một số ít ngƣời lƣời lao động.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cũng đề ra hệ thống các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đến hết năm 2000, "xóa cơ bản những hộ đói kinh niên, hạn chế đến mức thấp nhất những hộ đói đột biến, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%", "không còn xã có tỷ lệ nghèo từ 25% trở lên, giảm 50% số xã có tỷ lệ hộ nghèo 20%" [115, tr. 3] nhƣ:

Đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm: Thực hiện các quy hoạch

phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi... khai thác triệt để tiềm năng kinh tế của tỉnh, tăng hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm, phấn đấu duy trì mức tăng trƣởng kinh tế hàng năm. Tiếp tục đầu tƣ cho những xã nghèo, trƣớc mắt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên, kế đến là những xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% và 20% trở lên nhƣng thuộc vùng căn cứ kháng chiến, vùng sâu, vùng xa.

Định canh, định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới: Đầu tƣ khai hoang ở những khu vực còn hoang hóa trong tỉnh, nhất là ở các huyện ven biển, đất bãi bồi để bố trí lại dân cƣ. Tiếp tục thực hiện kế hoạch di dân phát triển vùng kinh tế mới ở các tỉnh Long An, Bình Phƣớc, Kiên Giang.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo,

bao gồm: Cán bộ điều hành của chính quyền, cán bộ điều phối các chƣơng trình, dự án và cán bộ tổ chức thực hiện công tác XĐGN ở cấp cơ sở. Ngoài ra, việc lựa chọn cán bộ làm công tác XĐGN ngoài phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, còn phải trung thực, có lòng nhân ái và trách nhiệm cao.

Huy động các nguồn lực: Phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời, ra sức

tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Đa dạng hóa các hình thức vận động để huy động tối đa các nguồn lực cho XĐGN.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo nhƣ cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi; mua bảo hiểm y tế; miễn, giảm học phí và hỗ trợ về giáo dục cho ngƣời nghèo; miễn, giảm lao động công ích; miễn, giảm thuế...

So với Chƣơng trình XĐGN đầu tiên của tỉnh (qua công văn số 562/CV-UB, ngày 30-9-1994 của UBND tỉnh Bến Tre) thì đây là Chƣơng trình cơ bản, đồng bộ và lâu dài về XĐGN của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn CNH, HĐH. Chƣơng trình thể hiện tầm nhìn tổng quát, toàn diện và những giải pháp Tỉnh ủy đề ra cũng phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể.

Thực hiện những chủ trƣơng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, ngày 19-7-2001, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Nghị quyết số 42/2001/NQ-HĐND "Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005)". Sau khi tổng kết việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian từ năm 1996 - 2000, Hội đồng nhân dân tỉnh nhận thấy "số hộ nghèo giảm còn 14%". Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân tỉnh xác định mục tiêu trong 5 năm tới là cơ bản xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%. Để đạt đƣợc chỉ tiêu trên, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần thực hiện triệt để các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh nhƣ kinh tế thủy sản, kinh tế vƣờn, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu theo dự kiến, mở rộng thị trƣờng, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo các mục tiêu đã đề ra, "gắn việc phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội"…

Nhằm tổng kết những thành tựu và hạn chế của công tác XĐGN trong 5 năm (2001 - 2005) và đề ra phƣơng hƣớng hoạt động thời gian tới, ngày 23-9- 2005, UBND tỉnh Bến Tre thông qua Báo cáo số 120/BC-UBND "Tổng kết chƣơng trình xóa đói giảm nghèo năm 2001 - 2005 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo 2006 - 2010". Theo UBND tỉnh, công tác XĐGN từ năm 2001 - 2005 đạt nhiều kết quả khả quan, toàn tỉnh có 37.949 hộ thoát nghèo (theo tiêu chí hiện hành), giảm từ 43.063 hộ với 193.514 nhân khẩu (tỷ lệ 14,27%) xuống còn 11.184 hộ với 44.736 nhân khẩu (tỷ lệ 3,62%); có 3

huyện, thị còn hộ nghèo dƣới 3% là thị xã (0,87%), Châu Thành (1,27%), Bình Đại (2,85%); có 52 xã, phƣờng cơ bản không còn hộ nghèo (huyện Thạnh Phú: 1 xã, huyện Mỏ Cày: 2 xã, huyện Bình Đại: 6 xã, huyện Giồng Trôm: 6 xã, huyện Ba Tri: 6 xã, huyện Châu Thành: 16 xã, Thị xã: 15 xã, phƣờng); 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 5% là Ba Tri (5,17%) và Thạnh Phú (6,91%) [132, tr. 5]. Ngoài ra, nhiều chính sách và phong trào XĐGN cũng đƣợc thực hiện, phát huy và nhân rộng.

Bên cạnh những thành tựu, UBND tỉnh nhận thấy, công tác XĐGN còn một số hạn chế nhƣ tiêu chí xác định thu nhập hộ nghèo theo chuẩn cũ còn quá thấp so với mức sống trung bình của xã hội, do đó, tuy thoát nghèo nhƣng đời sống nhiều hộ còn khó khăn. Nhiều hộ thoát nghèo nhƣng việc làm không ổn định, gặp khó khăn về nhà ở. Một số địa phƣơng bình nghị, xét giảm hộ nghèo thiếu cơ sở hoặc chạy theo thành tích nên tỷ lệ tái nghèo cao…

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6%, hạ tỷ lệ hộ tái nghèo từ 1,5% (theo chuẩn cũ) xuống còn dƣới 1% (theo chuẩn mới)/tổng số hộ thoát nghèo; 95% hộ gia đình chính sách nghèo phải có mức sống tối thiểu bằng mức sống cộng đồng dân cƣ. Hơn nữa, để công tác XĐGN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh đề ra ba nhóm giải pháp chính tác động trực tiếp đến ngƣời nghèo: Thứ nhất, tạo

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 82)