Những yêu cầu mới về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre và chủ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 70)

chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc

2.1.1. Những yêu cầu mới về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre

Qua 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, nhất là đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chƣơng trình XĐGN tiến hành gần 4 năm (1992 - 1995), đƣợc sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân và bạn bè quốc tế, trở thành một nét đẹp mới của xã hội. Thông qua Chƣơng trình, đời sống vật chất của nhiều ngƣời nghèo đƣợc cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo đói ở Việt Nam vẫn còn cao, năm 1995, chiếm 16,5% tổng số hộ cả nƣớc. Nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo đói rất cao, khoảng 70%, kết cấu hạ tầng thiết yếu rất thiếu… Mặt khác, tình trạng phân hóa giàu - nghèo trong dân cƣ có xu hƣớng gia tăng cả ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng trên phạm vi cả nƣớc. Hơn nữa, "các nguồn tài chính từ ngân sách và những nguồn lực khác có thể huy động đƣợc cho yêu cầu phúc lợi xã hội vừa rất hạn chế vừa chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả" [56, tr. 452]. Vì vậy, Đại hội VIII của Đảng nhận định, Việt Nam "vẫn còn là một trong những nƣớc nghèo nhất trên thế giới" [56, tr. 451].

Từ thực trạng trên đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời, việc ban hành những chủ trƣơng, chính sách phải nâng cao tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng loại đối tƣợng nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Hơn nữa, các chính sách của Nhà nƣớc phải thật sự coi XĐGN là một thành phần quan trọng của chính sách quốc gia; một trong những chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trƣớc mắt, vừa cơ bản lâu dài và phải phù hợp với những cam kết quốc tế.

Đối với Bến Tre, công cuộc XĐGN trong giai đoạn 1986 - 1995 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo sự chuyển biến về mặt kinh tế và xã hội. Gần 2 năm chính thức thực hiện Chƣơng trình (1994 - 1995), bƣớc đầu tỉnh đã hỗ trợ thiết thực cho nhiều ngƣời nghèo làm ăn có hiệu quả, thoát khỏi đói nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc XĐGN đạt hiệu quả cao, Đảng bộ tỉnh cần đáp ứng những yêu cầu mới:

Thứ nhất, phải phát triển kinh tế nhanh và bền vững nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Thƣ̣c tiễn cho thấy, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề hoạt động đa dạng , đáp ứng đầy đủ nhu cầu viê ̣c làm thì ở đó , số hô ̣ đói nghèo giảm nhanh , số hô ̣ giàu tăng lên và bô ̣ mă ̣t xã hô ̣i thay đổi theo hƣớng tích cực.

Thứ hai, phải xã hội hóa hoạt động XĐGN, đồng thời, động viên, khuyến khích ngƣời nghèo tự vƣơn lên. Do yêu cầu ngày càng cao của công cuộc XĐGN, trong khi ngân sách của Nhà nƣớc và tỉnh không thể bố trí đầy đủ cho Chƣơng trình, vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ phải năng động, nhạy bén trong việc huy động các nguồn lực cho XĐGN . Ngoài ra , XĐGN không chỉ là nhiê ̣m vu ̣ của Nhà nƣớc , xã hội mà trƣớc hết là trách nhiệm của chính ngƣời nghèo, hộ nghèo. Sƣ̣ hỗ trợ, giúp đỡ của cô ̣ng đồng là điều kiện cần, sự nỗ lƣ̣c vƣơn lên của chính ngƣời nghèo là điều kiện đủ cho sự thành công của

Chƣơng trình. Vì vậy, bên cạnh việc xã hội hóa hoạt động XĐGN, Đảng bộ cần động viên, khuyến khích ngƣời nghèo tự vƣơn lên.

Thứ ba, triển khai và thực hiện có hiê ̣u quả các chƣơng trì nh, dƣ̣ án XĐGN. Đảng và Nhà nƣớc giành nhiều kinh phí cho các chƣơng trình

XĐGN. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi , ngƣời nghèo chƣa tiếp câ ̣n đƣợc cá c chính sách ƣu đãi của các Chƣơng trình này. Xảy ra hiện tƣợng trên là do tình trạng tham nhũng, cơ hô ̣i hoă ̣c thực hiện chính sách chƣa triệt để . Nhằm ha ̣n chế những tiêu cực đó, Đảng bộ phải triển khai các chƣơng trình, dƣ̣ án hỗ trợ ngƣời nghèo mô ̣t cách công bằng , công khai, minh bạch kết hợp với công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Thứ tƣ, phải kết hợp hỗ trợ vốn với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời nghèo , hô ̣ nghèo . Trong thực tế, nhiều ngƣời nghèo đƣợc vay vốn nhƣng sử dụng vốn vay không hiệu quả, bởi vì thiếu kiến thức về khoa học - kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi các cấp chính quyền bên cạnh viê ̣c cho ngƣời nghèo , hô ̣ nghèo vay vốn phải đi liền với công tác tƣ vấn , hƣớng dẫn sƣ̉ du ̣ng vốn vay có hiệu quả . Nhƣ vậy, chƣơng trình XĐGN mới đa ̣t kết quả cao và vƣ̃ng chắc.

Thứ năm, phải kết hợp XĐGN với chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của ngƣời dân trƣớc những rủi ro và tác động bất thƣờng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng; vừa góp phần XĐGN, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Vì vậy, để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc XĐGN đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp ủy Đảng và chính quyền phải kết hợp chặt chẽ với chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

2.1.2. Chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước

Những quan điểm, chủ trƣơng về XĐGN đƣợc thông qua tại các Đại hội VI, VII là cơ sở, tiền đề để Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những điểm mới khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Theo đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng (6-1996) coi XĐGN là một thành phần quan trọng của chính sách xã hội, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con ngƣời và xã hội Việt Nam. Vì vậy, Đảng chủ trƣơng: "Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cƣ" [56, tr. 496].

Thực hiện chủ trƣơng Đại hội VIII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ban hành một số chỉ thị, nghị quyết thể hiện sự quan tâm đến ngƣời nghèo:

Ngày 29-11-1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thi ̣ số 23-CT/TW về

Lãnh đạo, thực hiện công tác xóa đói , giảm nghèo. Trong đó, Bộ Chính trị

chỉ đạo giải quyết một số vấn đề thuộc về chính sách xã hội nhƣ từng bƣớc thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho con em các hộ nghèo; miễn, giảm phí khám, chữa bệnh cho ngƣời nghèo; Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình công cộng nhƣ điện, nƣớc, trƣờng học, trạm xá, đƣờng giao thông, chợ cho các xã nghèo...

Tháng 12-1997, Hội nghi ̣ lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) tập trung thảo luâ ̣n các nhiê ̣m vu ̣ kinh tế và mô ̣t số vấn đề xã hô ̣i . Hội nghị đề ra nhiều giải pháp lớn; trong đó , giải pháp thứ năm xác định : "Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo " theo hƣớ ng "tǎng cƣờng trợ giúp vốn, kiến thức làm ǎn cho các hộ nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi, hải đảo...", "hỗ trợ cho các vùng nghèo, đặc biệt là 1300 xã nghèo, chủ yếu là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực [53, tr. 6].

Bƣớc sang thế kỷ XXI , tác động của tình hình thế giới và trong nƣớc đặt Việt Nam trƣớc những "cơ hội lớn và thách thức lớn". Công cuộc XĐGN trên phạm vi cả nƣớc đạt kết quả nổi bật , đƣợc dƣ luận thế giới đánh giá cao . Tuy nhiên, đói nghèo vẫn là vấn đề bƣ́c xúc đă ̣t ra cho toàn Đảng , toàn dân. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) tiếp tục xác đi ̣nh XĐGN là yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hô ̣i và tăng trƣởng kinh tế bền vƣ̃ng , ngƣợc la ̣i, chỉ có tăng trƣởng kinh tế cao , bền vƣ̃ng mới có sƣ́c ma ̣nh vâ ̣t chất để hỗ trợ và ta ̣o cơ hô ̣i cho ngƣời nghèo vƣơn lê n thoát khỏi đói nghèo. Bên cạnh đó, Đại hội cũng chủ trƣơng "phải thông qua nhƣ̃ng biê ̣n pháp cu ̣ thể , sát với tình hình địa phƣơng , sớm đạt mục tiêu không còn hô ̣ đói, giảm mạnh các hộ nghèo" [56, tr. 652].

Ngày 20-1-2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an

quyết nêu rõ phƣơng hƣớng huy động cao nhất nguồn lực, trƣớc hết là nội lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt tập trung phát huy nhân tố con ngƣời, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng, kể cả vùng biển và thềm lục địa; đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; phát triển kinh tế biển, chú trọng nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, du lịch, vận tải biển…; xây dựng đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có tỉnh Bến Tre) trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc với tốc độ tăng trƣởng cao, hiệu quả bền vững; gắn phát triển lực lƣợng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp; phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc… Có thể khẳng định Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị là "chìa khóa" để đồng bằng sông Cửu Long phát triển.

Tháng 4-2006, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Tổng kết những thành tựu và hạn chế trong công tác XĐGN của nhiệm kỳ IX, Đại hội nhấn mạnh chủ trƣơng "tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo", "khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo" [57, tr. 101]. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn 2006 - 2010 là: "Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo" [57, tr. 187].

Từ ngày 12 đến ngày 19-1-2011, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng rút ra kinh nghiệm: "phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân, nhất là đối với ngƣời nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm" [58, tr. 181].

Cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ thiết thực cho ngƣời nghèo, hộ nghèo:

* Nhóm chính sách xã hội (y tế, giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề , giải quyết viê ̣c làm, trợ giúp pháp lý…)

Lĩnh vực y tế: Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, ngày 15-10-2002 Về việc khám, chữa bệnh cho người

nghèo; Công văn số 165/TTg-KTTH, ngày 11-2-2011 về việc Hỗ trợ kinh phí

đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp;

Quyết định số 705/QĐ-TTg, ngày 8-5-2013 về Nâng mức hỗ trợ đóng bảo

hiểm y tế cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo

Lĩnh vực giáo dục: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14-5-2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Lĩnh vực nhà ở: Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, ngày 12-12-2008 về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; tiếp đó, Quyết định 67/2010/QĐ-TTg, ngày 29-10-2010, bổ sung thêm đối tƣợng là các hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở {Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách mỗi hộ gia đình từ 7,2 - 8,4 triệu đồng. Đồng thời, các hộ dân sẽ đƣợc vay 8 triệu đồng với lãi suất ƣu đãi (3%/năm) từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, Quyết định cũng nêu rõ cộng đồng, địa phƣơng huy động sức ngƣời sức của giúp ngƣời nghèo xây dựng đƣợc một ngôi nhà diện tích khoảng 24 m2, bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng, có tuổi thọ tối thiểu 10 năm}.

Lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Thủ tƣớng Chính phủ ban hành nhiều văn bản nhƣ: Quyết đi ̣nh số 126/1998/QĐ-TTg, ngày 11-7-1998

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000; Quyết

Quốc gia xóa đói giảm nghèo và viê ̣c làm giai đoạn 2001 - 2005 {Chƣơng trình ở giai đoạn này đòi hỏi ngƣời nghèo không chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu nhƣ ăn , ở, mă ̣c, mà còn phải đƣợc thụ hƣởng đầy đủ các chính sách xã hô ̣i cơ bản nhƣ y tế , giáo dục , văn hóa - xã hội . Chƣơng trình lồng ghép XĐGN với chƣơng trình mu ̣c tiêu quốc gia và an sinh xã hô ̣i , gắn XĐGN và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở , tạo cơ hội và điều kiê ̣n cho ngƣời nghèo tiếp câ ̣n với các ƣu đãi , hỗ trợ; đẩy ma ̣nh xuất khẩu lao đô ̣ng. Tăng cƣờng sƣ̣ hợp tác quốc tế để tăng thêm nguồn lƣ̣ c cho XĐGN và giải quyết việc làm }; Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg, ngày 5-2-2007 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010

{Mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vƣơn lên khá giả; cải thiện một bƣớc điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo}; Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009 Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" {Mục tiêu chính là nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là chính sách thực hiện công bằng xã hội, góp phần XĐGN, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn}.

Lĩnh vực pháp luật: Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 734- TTg, ngày 6-9-1997 Về việc Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người

nghèo và đối tượng chính sách nhằm "Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí

cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách trong trƣờng hợp cần thiết"; Quyết đi ̣nh số 678/QĐ-TTg, ngày 10-5-2011 Phê duyê ̣t Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 70)