Qua 25 năm lãnh đạo, chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo (1986 - 2011), Đảng bộ tỉnh Bến Tre phát huy nhiều ƣu điểm nhƣng cũng còn không ít hạn chế. Những kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo XĐGN là hành trang quý giá trong những năm tiếp theo.
3.2.1. Nhất quán trong nhận thức và hành động coi xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
Hơn 25 năm đổi mới (1986 - 2011), thực hiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Ðảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến xóa đói, giảm nghèo, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc. Ðảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là tác động làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Cụ thể hóa những chủ trƣơng của Ðảng, Nhà nƣớc ban hành và triển khai đồng bộ nhiều chính sách, chƣơng trình, dự án xóa đói, giảm nghèo. Những chƣơng trình, dự án này đã tạo tiền đề quan trọng để phần lớn ngƣời nghèo, hộ nghèo cải thiện cuộc sống, vƣơn lên thoát nghèo. Đồng thời, hàng nghìn công trình kết
cấu hạ tầng cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển; hàng trăm nghìn căn nhà đƣợc xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo; hàng triệu lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi và hƣớng dẫn phƣơng pháp sản xuất, kinh doanh; hàng trăm nghìn lao động nghèo đƣợc đào tạo nghề miễn phí và tạo việc làm; hàng chục triệu lƣợt ngƣời nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, làm giảm đáng kể các chi phí khám chữa bệnh... Bên cạnh việc thực hiện các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, những thời điểm kinh tế, xã hội không thuận lợi nhƣ lạm phát, giá cả tăng cao hay thiên tai, bão lụt xảy ra, Nhà nƣớc đều bảo đảm an sinh xã hội, kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, những ngƣời có thu nhập thấp, đồng bào vùng sâu, vùng xa... Trong điều kiện kinh tế đất nƣớc gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách giảm, có ý kiến cho rằng, những chỉ tiêu đặt ra trong các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo khó có thể đạt đƣợc. Tuy nhiên, theo Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Chính phủ đã chỉ đạo, dù một số công trình trọng điểm quốc gia phải giảm đầu tƣ nhƣng các chỉ tiêu và nguồn lực giành cho xóa đói, giảm nghèo phải đƣợc giữ nguyên, bằng hoặc cao hơn. Đây là quyết tâm rất lớn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã tích cực tham gia Chƣơng trình, đề ra nhiều sáng kiến, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững, cơ bản và lâu dài. Các cuộc vận động "Ngày vì ngƣời nghèo", xây dựng "Quỹ xóa đói, giảm nghèo", "Quỹ tấm lòng vàng" nhằm giúp đỡ ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào vùng thiên tai, bão, lũ... đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong nƣớc và bạn bè quốc tế. Các hoạt động này không chỉ là phƣơng thức xã hội hóa hoạt động xóa đói, giảm nghèo, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc,
khơi dậy và nuôi dƣỡng tình cảm thƣơng yêu, đùm bọc lẫn nhau, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong cuộc tọa đàm báo chí nhân Ngày vì ngƣời nghèo Việt Nam và Ngày Thế giới Xóa đói nghèo (17-10), do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 13-10-2008 tại Hà Nội, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận là "một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế". Việt Nam đã sớm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, sớm hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Điểm nổi bật ở Việt Nam là kinh tế tăng trƣởng nhanh, liên tục nhƣng vẫn hạn chế tốc độ gia tăng bất bình đẳng.
Ở Bến Tre, Đảng bộ tỉnh luôn nhận thức sâu sắc và coi xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trƣớc hết, trong Nghị quyết các kỳ Đại hội, Đảng bộ luôn đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm quyết tâm kéo giảm tỷ lệ ngƣời nghèo, hộ nghèo. Đồng thời, những chủ trƣơng XĐGN của Đảng bộ tỉnh cũng đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phƣơng quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc.
Ngoài ra, trong các quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo, UBND tỉnh quy định: Trƣởng ban phải là Phó Chủ tịch thƣờng trực; Phó Ban thƣờng trực phải là Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; ủy viên là Phó Giám đốc các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể. Thực tế trong quá trình chỉ đạo, chƣa có chƣơng trình nào tỉnh huy động nhiều cơ quan nhƣ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo.
Hơn nữa, nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong quá trình triển khai các chủ trƣơng, chính sách về xóa đói, giảm nghèo đã bám sát những mục tiêu và giải pháp đề ra, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và các tổ chức, cá nhân, thực hiện nhiều chƣơng trình trợ giúp thiết thực cho ngƣời nghèo về vốn, cây giống, con giống, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ tiền điện,
Mặt khác, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, đã thành thông lệ, hàng năm, vào ngày 17-10, khắp nơi trong tỉnh lại chung tay, góp sức hƣớng về ngƣời nghèo bằng những việc làm thiết thực. Nhiều ngôi nhà, phần quà… đã kịp thời giúp đỡ cho những ngƣời nghèo, hộ nghèo vƣợt qua cơn khốn khó. Tại Bến Tre, thực hiện cuộc vận động Ngày vì ngƣời nghèo đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội xem là công tác quan trọng. Ngoài ra, mỗi năm, nhân Ngày vì ngƣời nghèo, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các huyện, xã tổ chức họp mặt ngƣời nghèo; qua đó, các thông tin về việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động… đƣợc chuyển tải đến ngƣời nghèo và những tâm tƣ, nguyện vọng của họ cũng đƣợc các ngành, các cấp quan tâm giải quyết. Trong cuộc vận động Ngày vì ngƣời nghèo tại tỉnh Bến Tre đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ngày càng mang đậm tính nhân văn sâu sắc, phát huy tinh thần đoàn kết, "thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân" của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh giành cho ngƣời nghèo. Có thể thấy, việc thực hiện tốt cuộc vận động Quỹ vì ngƣời nghèo và Ngày vì ngƣời nghèo không chỉ góp phần tích cực giúp đỡ ngƣời nghèo, hộ nghèo có điều kiện vƣơn lên, ổn định cuộc sống mà còn nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nhận thức, không chấp nhận thực tại, vƣơn lên thoát nghèo và quyết tâm làm giàu chính đáng của phần lớn ngƣời nghèo ở Bến Tre đã góp phần to lớn vào sự thành công của Chƣơng trình. Theo quy định mới về tiêu chí hộ nghèo, có thu nhập không dƣới 400.000 đồng/ngƣời/tháng (đối với lao động nông thôn) là đã thoát nghèo. Nhìn từ yếu tố nội lực, ngƣời dân ở nông thôn có tƣ liệu sản xuất, nếu biết cách sử dụng, tận dụng hết quỹ đất sẵn có để trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm thì không phải lo thu nhập chỉ 400.000 đồng/tháng/ngƣời mà còn cao hơn nhiều, vì thế, không thể không thoát nghèo. Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo UBND huyện Thạnh Phú cho biết, muốn thoát nghèo, quan trọng nhất là phải biết khơi dậy ý thức tự vƣơn lên của mỗi ngƣời nghèo, hộ nghèo. Bởi vì ngƣời dân
không có tinh thần quyết tâm vƣơn lên thoát nghèo, khao khát làm giàu thì sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài cũng khó phát huy tác dụng.
3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều từ cán bộ. Thực hiện lời dạy của Bác về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng bộ tỉnh Bến Tre xác định, một trong những nội dung quan trọng, bảo đảm công cuộc XĐGN thành công là phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác XĐGN, nhất là cán bộ ở cơ sở, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, trung thực, có lòng nhân ái và trách nhiệm cao. Bởi vì, đội ngũ cán bộ này là lực lƣợng trung gian, có vai trò kết nối giữa Đảng, chính quyền với ngƣời nghèo. Họ đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng về XĐGN đến với ngƣời nghèo, đồng thời, trực tiếp nắm bắt tình hình, tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời nghèo để phản ánh lại với chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh việc đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách XĐGN đến với ngƣời nghèo, cán bộ thực hiện công tác này còn đƣa các nguồn vốn của các chƣơng trình, dự án từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, các cấp Hội… trực tiếp đến với ngƣời nghèo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện công việc, họ còn có vai trò là trung tâm đoàn kết, tổ chức, động viên, khuyến khích ngƣời nghèo phấn đấu vƣơn lên.
Mặt khác, do tính chất của công việc là phải sâu sát với địa bàn phụ trách nên việc đào tạo nguồn cán bộ cơ sở là con em ngƣời địa phƣơng rất cần thiết. Đồng thời, việc làm này cũng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách đào tạo, sử dụng con em tại địa phƣơng nhƣ tiếp nhận con em ngƣời địa phƣơng vào công tác, sau đó, đào tạo nâng cao trình độ. Trong thực tế, sau khi đƣợc đào tạo, trở về cơ sở công tác nhiều ngƣời đã phát huy rất tốt năng lực và mối quan hệ của mình, thậm chí một số đã trở thành cán bộ chủ chốt.
Tuy nhiên, ở Bến Tre, số cán bộ cơ sở là con em ngƣời địa phƣơng rất thiếu, nhất là cán bộ trẻ có trình độ đại học, nếu có, thƣờng là con em cán bộ đang công tác do không thi đỗ đại học hoặc học xong nhƣng không xin đƣợc việc làm nên đƣa về cơ sở. Phần lớn số cán bộ này trình độ và năng lực không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, làm hạn chế hiệu quả công tác giảm nghèo. Cán bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội xã Tam Phƣớc, huyện Châu Thành là một ví dụ cụ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trƣớc hết, phải kể đến nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở về công tác lựa chọn, tạo nguồn và đào tạo cán bộ. Thứ hai, công tác hƣớng nghiệp gặp nhiều khó khăn, ít học sinh chọn học ngành công tác xã hội, nếu có, sau khi tốt nghiệp thƣờng xin về các cơ quan Trung ƣơng hoặc cấp tỉnh, rất ít trƣờng hợp chấp nhận về cơ sở công tác. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ thực hiện công tác XĐGN, trong những năm gần đây, tỉnh Bến Tre tăng cƣờng, mở rộng chính sách đào tạo theo địa chỉ và cử tuyển.
Ngoài ra, thời gian tới, tỉnh cần phải tiếp tục đổi mới và bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác XĐGN. Thực tế, ở Bến Tre, cấp cơ sở không thể bố trí riêng một cán bộ làm công tác XĐGN nhƣ một số tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc mà công việc này do cán bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội kiêm nhiệm. Mặc dù công việc rất nhiều nhƣng cán bộ làm công tác này chỉ hƣởng lƣơng công chức cấp xã mà không có các chế độ đãi ngộ nào khác. Do đó, để cán bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội bảo đảm cuộc sống, yên tâm công tác, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và tỉnh Bến Tre cần có những điều chỉnh về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện công tác này, đặc biệt là cán bộ cơ sở công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển.
Bên cạnh đó, để đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức, đồng thời, mở các lớp tập huấn tại tỉnh để cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ. Về nội dung chủ yếu của các lớp tập huấn, Sở phổ biến các kiến thức mới nhƣ phƣơng pháp xây dựng kế hoạch giảm nghèo; những nội dung cơ bản về theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hƣớng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; hƣớng dẫn truyền thông về giảm nghèo cấp huyện, xã; hƣớng dẫn xây dựng, thực hiện và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hƣớng dẫn triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và giảm nghèo; hƣớng dẫn kỹ năng điều hành "đối thoại hỗ trợ giảm nghèo"; các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo về y tế, giáo dục… Ngoài ra, do hầu hết các đợt tập huấn có thời gian tƣơng đối ngắn (khoảng 2 ngày) nhƣng rất nhiều nội dung cần phổ biến nên các chuyên đề cũng đƣợc Sở biên soạn lại ngắn gọn, sát với tình hình thực tế nhằm giúp cho cán bộ thực hiện công tác XĐGN ở cơ sở nắm bắt những kiến thức mới, nâng cao năng lực, kịp thời tham mƣu, đề xuất cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án XĐGN.
Hơn nữa, do đặc thù của công việc là thƣờng liên quan đến vốn, kinh phí nên dễ nảy sinh tƣ tƣởng trục lợi, vì vậy, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác XĐGN là điều không thể thiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu, chín phần mƣời khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu việc kiểm tra đƣợc thực hiện chu đáo và thƣờng xuyên thì công việc nhất định tiến bộ gấp mƣời, gấp trăm. Một thực tế đã diễn ra ở tỉnh Bến Tre, khi các tổ công tác của Ban Chỉ đạo giảm nghèo thƣờng xuyên xuống cơ sở để khảo sát, nắm tình hình, kiểm tra thì việc sử dụng các nguồn vốn, kinh phí giành cho các chƣơng trình, dự án nhìn chung là đúng mục đích, đúng địa chỉ, phát huy kịp thời, hiệu quả. Nếu cấp trên không kiểm tra, sâu sát địa bàn thì thƣờng các dự án không đạt hiệu quả cao, thậm chí vốn không đến đƣợc ngƣời nghèo. Thời gian qua, tỉnh đã xử lý một số lãnh đạo xã với hình thức khiển trách vì sử dụng vốn XĐGN không đúng mục đích.
Nhìn chung, tỉnh Bến Tre thực hiện tƣơng đối tốt vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện công tác XĐGN. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần
học tập những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các tỉnh khác, chẳng hạn nhƣ Gia Lai. Trong năm 2011, tỉnh Gia Lai tổ chức "Hội thi cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo giỏi". Đối tƣợng là các cán bộ thực hiện công tác Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ, cán bộ Đoàn Thanh niên tại cơ sở. Hội thi nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân làm tốt