Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 33)

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995

1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bến Tre của Đảng bộ tỉnh Bến Tre

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và con người Bến Tre

1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 236.062,07 hecta, do 3 cù lao Minh, Bảo và An Hóa hợp thành. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 120 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có sông Tiền là ranh giới chung; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài hơn 65 km. Do các sông lớn bao quanh nên một thời gian dài Bến Tre rất khó khăn trong việc mở rộng quan hệ với bên ngoài. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính là thành phố Bến Tre và 8 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và Thạnh Phú với 164 xã, phƣờng, thị trấn. Do vị trí gần giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ nên Bến Tre có thể tận dụng ƣu thế này để phát triển kinh tế, góp phần XĐGN.

Bến Tre có địa hình bằng phẳng, chia thành 3 vùng: vùng thấp, gồm các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông, rừng ngập mặn và bờ biển; vùng bằng phẳng, chiếm khoảng 90% diện tích; vùng cao, gồm các dãy đất cao ven các sông lớn từ huyện Chợ Lách đến Châu Thành và phía Bắc - Tây Bắc của thành phố Bến Tre, các giồng cát ven biển. Địa hình nhƣ vậy rất phù hợp cho việc ổn định đời sống, phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.

đến tháng 4 (năm sau). Tỉnh chịu ảnh hƣởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây - Tây Nam, thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 1 (năm sau), tạo ra không khí mát mẻ; gió Đông - Đông Bắc (gió chƣớng) từ tháng 2 đến tháng 4 có tác động làm dâng nƣớc thủy triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tỉnh nằm ngoài vùng chịu ảnh hƣởng chính của bão, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và du lịch. Tuy nhiên, khoảng 10 năm gần đây, tình hình khí hậu, thủy văn diễn biến khá phức tạp, tình trạng lũ, bão, lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng tác động không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ đói, nghèo ở Bến Tre tăng lên.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 236.062,07 hecta. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 179.586,27 hecta (chiếm 76,08%), gồm các loại: đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất ở khoảng 7.500 hecta (chiếm 3,18%), bình quân 5,9 m2/ngƣời; trong đó, đô thị chỉ có 2,9 m2/ngƣời, nông thôn là 8,9 m2/ngƣời [44, tr. 19]. Nhìn chung, hầu hết quỹ đất đều đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng (99,7%), đất hoang hóa rất ít, tuy nhiên, do mật độ dân số cao nên đất bình quân đầu ngƣời thấp.

Ngoài ra, Bến Tre có 4 sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên với tổng chiều dài khoảng 300 km. Bên cạnh đó, hệ thống kênh, rạch nối các sông lớn với nhau tạo thành mạng lƣới sông, rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch nên Bến Tre rất khó khăn trong việc xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bộ, tiêu thụ nông sản của địa phƣơng, từ đó, tác động không nhỏ đến tình trạng đói, nghèo và công tác XĐGN.

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và con người Bến Tre

Trên lĩnh vực kinh tế, Bến Tre có tất cả các ng ành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, dịch vụ và du lịch. Giai đoạn 2006 - 2010, tuy bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

nhƣng GDP của tỉnh bình quân đạt 9,42%/năm, tăng 0,33% so với giai đoạn 2001 - 2005, riêng năm 2011 đạt 8,74%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao là một trong những nguyên nhân chính tác động đến việc giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo ở Bến Tre. Hơn nữa, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Song, tốc độ chuyển đổi còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đây là một thách thức lớn khi đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nói chung và XĐGN nói riêng.

Nông nghiệp của tỉnh tăng trƣởng nhanh và khá toàn diện, phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng khá cao, bình quân đạt 7,7%/năm. Hai thế mạnh của ngành là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và kinh tế vƣờn có nhiều bƣớc phát triển. Năm 2011, tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 42.865 hecta, đạt 101% so với kế hoạch, tăng 0,9% so với năm 2010; sản lƣợng khoảng 186.913 tấn, đạt 117,3% so với kế hoạch, tăng 10,2% so với năm 2010 [138, tr. 3]. Tuy nhiên, do môi trƣờng không ổn định, một số hộ nuôi chƣa tuân thủ lịch thời vụ... nên dịch bệnh xuất hiện nhiều, gây thiệt hại khoảng 20,4% diện tích thả nuôi. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật theo hƣớng Vietgap và Globalgap, chuyên canh, thâm canh, lai tạo giống mới, kết hợp trồng xen đã làm cho các vƣờn cây ăn trái đạt năng suất cao. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng có nhiều cố gắng hƣớng dẫn nông dân giới thiệu thƣơng hiệu trái cây Bến Tre trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các nông sản của Bến Tre cũng nằm trong quy luật chung "đƣợc mùa - mất giá". Điều này tác động không nhỏ đến tình trạng đói, nghèo và công tác XĐGN.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Ngành công nghiệp giá trị sản xuất tăng bình quân 14,18%/năm, chủ yếu chế biến các sản phẩm từ dừa và

bột sữa dừa, than hoạt tính, thủy sản đông lạnh... Đến cuối năm 2011, hai khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 ngƣời (chiếm 76% số lao động đƣợc giải quyết việc làm toàn tỉnh). Ngoài ra, tỉnh có 45 làng nghề; trong đó, có 17 làng nghề truyền thống với 2.264 hộ, khoảng 7.611 lao động (Xem phụ lục 7 và 8).

Thƣơng mại - Dịch vụ tiếp tục phát triển cả về qui mô lẫn chất lƣợng. Thị trƣờng nội địa ổn định và phát triển theo hƣớng tự do hóa thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Kinh tế đối ngoại đƣợc quan tâm thúc đẩy, các chính sách khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc tỉnh vận dụng phù hợp, thông thoáng, thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ. Các doanh nghiệp tích cực tiếp thị quảng bá thƣơng hiệu, giữ vững thị trƣờng cũ, mở rộng thị trƣờng mới tại nhiều nƣớc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (thủy sản đông lạnh, thạch dừa, cơm dừa nạo sấy...) tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu sản xuất hàng gia công hoặc xuất nông sản thô, chƣa qua chế biến. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế tăng khá nhanh (10,11%), góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Du lịch tăng trƣởng khá, doanh thu tăng bình quân 24%/năm, khách du lịch tăng bình quân 11,52%/năm, đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Công tác quảng bá đƣợc chú trọng, cơ sở vật chất từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là các điểm du lịch sinh thái miệt vƣờn kết hợp với tham quan sông nƣớc, nghỉ dƣỡng. Tuy nhiên, nhìn chung, kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh còn hạn chế, các điểm du lịch quy mô nhỏ lẻ, rời rạc, chƣa có sự liên kết, sản phẩm đơn điệu, trùng lặp, chƣa tạo đƣợc dấu ấn riêng...

Trên lĩnh vực xã hội, Bến Tre là một trong những tỉnh có dân số trẻ. Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, năm 2011, dân số Bến Tre đạt 1.257.782 ngƣời, với mật độ 533 ngƣời/km2, đasố là ngƣời Kinh. Trong đó, số dân sống tại thành thị là 126.113 ngƣời, nông thôn là 1.131.669 ngƣời, nam đạt

616.912 ngƣời, nữ đạt 640.870 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 0,65% [44, tr. 29]. Đa số ngƣời dân Bến Tre có ý chí tự lực, tự cƣờng, phấn đấu vƣơn lên. Tinh thần đó không chỉ thể hiện trong chiến đấu mà còn trong lao động, sản xuất. Tuy nhiên, một số ngƣời vẫn còn mang nặng tính bảo thủ, trì trệ, chấp nhận thực tại, chậm thay đổi, tƣ tƣởng hẹp hòi, ích kỷ, cục bộ địa phƣơng. Vì vậy, ở Bến Tre vẫn còn một số ngƣời chỉ muốn làm vừa đủ, không thích vƣơn lên làm giàu, thậm chí một số gia đình chỉ muốn "đạt" tiêu chí hộ nghèo để đƣợc hƣởng bảo trợ xã hội.

Số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh hơn 800.000 ngƣời, chiếm khoảng 64% dân số. Tuy nhiên, số lao động này trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chủ yếu làm lao động giản đơn, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thị trƣờng sức lao động. Hàng năm, tỉnh tƣ vấn việc làm cho hơn 50.000 lao động; trong đó, giải quyết việc làm cho khoảng 23.000 lao động, xuất khẩu hơn 800 lao động, góp phần kéo giảm tỷ lệ lao động thành thị thất nghiệp từ 4,63% (2005) xuống còn 3,85% (2011). Bên cạnh đó, mỗi năm, hệ thống trƣờng nghề cũng đào tạo đƣợc khoảng 15.200 ngƣời, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44%. Tuy vậy, tỷ lệ lao động chƣa có việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định còn nhiều. Đây là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tỉnh tập trung đầu tƣ xây dựng khá tốt, nhất là hạ tầng giao thông nhằm giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lƣu với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới, XĐGN. Nổi bật, tỉnh đƣa vào sử dụng một số công trình nhƣ cầu Rạch Miễu (19-1-2009), cầu Hàm Luông (24-4-2010), hệ thống thủy lợi ngọt hóa Bắc Bến Tre, đê biển Ba Tri, nhựa hóa, bê-tông hóa tất cả các đƣờng giao thông nông thôn đến trung tâm xã, xóa hàng nghìn cầu khỉ... tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2008 - 2011, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hàng loạt công trình đô thị đƣợc tỉnh đầu tƣ xây dựng, tạo diện mạo mới cho các khu

đô thị, thị trấn, thị tứ. Đặc biệt, ngày 11-8-2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc Thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre tạo điều kiện cho tỉnh đầu tƣ xây dựng, nâng cấp thành phố Bến Tre khang trang, sạch đẹp. Ngoài ra, hệ thống điện, nƣớc sinh hoạt, bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin, giao thông vận tải... đƣợc tỉnh đầu tƣ, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ. Phong trào vận động nhân dân đóng góp xây dựng giao thông nông thôn tiếp tục phát triển mạnh và rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, XĐGN.

Giáo dục và đào tạo phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đƣợc chuẩn hóa. Chất lƣợng giáo dục toàn diện và mũi nhọn tiếp tục duy trì và phát triển, khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn đƣợc thu hẹp, tỷ lệ học sinh bỏ học và lƣu ban ngày càng giảm, số học sinh giỏi cấp khu vực và quốc gia tăng lên từng năm. Công tác phổ cập giáo dục đƣợc quan tâm thực hiện, thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đƣợc giữ vững, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đƣợc duy trì và nâng chất. Tính đến niên khóa 2010 - 2011, Bến Tre có 31 trƣờng trung học phổ thông với 34.477 học sinh; trong đó, có 10.540 học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (tỷ lệ 84,48%) và khoảng 3.000 học sinh bƣớc vào các trƣờng đại học, cao đẳng; đạt 139 sinh viên/1 vạn dân; có 118 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (21 trƣờng mầm non, 57 trƣờng tiểu học, 34 trƣờng trung học cơ sở và 6 trƣờng trung học phổ thông) [44, tr. 259-266].

Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, công tác khám và điều trị ở các bệnh viện từng bƣớc đƣợc nâng lên, trang thiết bị tiếp tục đƣợc nâng cấp, một số thiết bị kỹ thuật cao cũng đƣợc đầu tƣ từ nguồn tài trợ của các dự án, các kỹ thuật mới về lâm sàng và cận lâm sàng đƣợc triển khai, áp dụng đạt hiệu quả. Năm 2011, toàn tỉnh có 12 bệnh viện với 751 bác sĩ; số bác sĩ/1 vạn dân là 5,97 (năm 2008 là 5,45); số giƣờng bệnh/1 vạn dân là 27,55 (năm 2008 là 21,59); số xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế là 158, đạt tỷ lệ 96,34% (năm 2008 là 126, đạt tỷ lệ 78,75%) [44, tr. 272-273]. Mạng lƣới y

tế cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển. Tỉnh đã hoàn thành tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng, góp phần khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tƣ nhân đƣợc mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Các chỉ tiêu của chƣơng trình dân số nhƣ giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại... đạt kết quả tốt. Công tác dân số, gia đình, trẻ em có nhiều tiến bộ, mức sinh tiếp tục giảm. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng nhìn chung, nguồn nhân lực của ngành vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế và chỉ tiêu đề ra. Ngành đang thiếu một số bác sĩ chuyên khoa nhƣ chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, X- quang, kỹ thuật gây mê, tâm thần, lao...

Bến Tre là mảnh đất địa linh nhân kiệt, đã từng sản sinh ra những ngƣời con anh hùng nhƣng cũng rất hiền hòa, dung dị nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Sƣơng Nguyệt Anh, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Định, Lê Anh Xuân, Trần Văn Ơn… Trong kháng chiến chống Mỹ, Bến Tre là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào Đồng khởi, đƣợc Đảng tặng 8 chữ vàng "Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ diệt ngụy". Đến năm 2011, tỉnh đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 14 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Sự gắn bó giữa thiên nhiên tƣơi đẹp với các nhân vật, di tích lịch sử là động lực thúc đẩy ngành du lịch - dịch vụ của Bến Tre phát triển, góp phần giải quyết việc làm, XĐGN.

Thông tin, tuyên truyền, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, đa dạng với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, góp phần nâng cao trí lực và thể lực của ngƣời dân, tuyên truyềncông tác XĐGN.

Nguồn lực khoa học - công nghệ bình quân mỗi năm tăng 7,2%; công tác nghiên cứu, ứng dụng ngày càng thiết thực, góp phần nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, giảm chi phí sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng ngày càng đƣợc quan tâm. Tỉnh đã triển khai đề án "Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bến Tre đến năm 2020", thực hiện tốt các hoạt động thuộc Hợp phần dự án "Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng khu

đông dân cƣ nghèo" do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; tăng cƣờng quản lý,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1986 đến năm 2011 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)