tỉnh Bến Tre
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ
Tiếp thu tinh thần đổi mới của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 3-1987, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ IV. Trong thời gian này, các chủ trƣơng của Đảng bộ chƣa sử dụng thuật ngữ "xóa đói, giảm nghèo" mà chủ yếu đƣợc thể hiện trong nội dung chăm lo cải
thiện đời sống nhân dân, "phải cố gắng làm tốt việc sử dụng lao động và tay
nghề gắn liền với việc ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, ai đã có việc làm thì có thu nhập khá, ai chƣa có việc làm thì đƣợc thu xếp việc làm ổn định, lao động tốt hơn thì có cuộc sống tốt hơn" [50,
lao động không để ai thiếu đói, rách rƣới", "phải bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân" [50, tr. 59], nhất là bữa ăn hàng ngày phải có đủ gạo, muối, rau đậu, thịt cá, đƣờng, mỡ, nƣớc chấm, chất đốt... Đại hội còn quy định cụ thể, "dự kiến mức cung ứng tối thiểu bình quân đầu ngƣời hằng năm là: gạo 180 ký, thịt 5 ký, cá 10 ký, nƣớc mắm 5 lít, đƣờng 8 ký, vải mặc 4 - 5m, thuốc chữa bịnh 80 - 100 đồng..., dầu đốt mỗi hộ 2 lít/tháng... " [50, tr. 59].
Về vấn đề nhà ở, Đảng bộ chỉ đạo "Nhà nƣớc kết hợp cùng nhân dân giải quyết vấn đề cải thiện nhà ở cho nhân dân ở một số vùng còn đang có khó khăn, thiếu thốn vật liệu xây dựng" hay "tiếp tục xây dựng thêm 20.000m2
nhà ở" [50, tr. 59] cho cán bộ, công nhân, viên chức chƣa có chỗ ở ổn định.
Đối với những ngƣời thuộc diện chính sách, Đảng bộ chủ trƣơng "thực hiện đầy đủ chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, không để một ai thiếu đói hoặc đời sống quá khó khăn" [50, tr. 61]. Ngoài ra, các đối tƣợng khác nhƣ cán bộ, công chức, lực lƣợng vũ trang, giáo viên và y sĩ, bác sĩ cũng đƣợc Đảng bộ quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống.
Để làm đƣợc điều đó, Đảng bộ đề ra biện pháp trƣớc mắt là "phải làm tốt việc bù giá vào lƣơng, bảo đảm đồng lƣơng thực tế,... gắn tiền lƣơng với năng suất và chất lƣợng lao động để khuyến khích lao động và tăng thu nhập chính đáng cho ngƣời trực tiếp sản xuất" [50, tr. 61].
Những chủ trƣơng, giải pháp và mục tiêu XĐGN của Đảng bộ tƣơng đối cụ thể và phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong thực tế những chính sách đó đến đƣợc ngƣời dân rất hạn chế. Do vậy, cuộc sống nhân dân nói chung, cán bộ, công nhân viên chức nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Nhằm tổng kết quá trình "thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống và xã hội trong những năm 1986 - 1990", đề ra chủ trƣơng và biện pháp phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1991 - 1995, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tiến hành Đại hội lần V (vòng 2) vào tháng 11-1991. Về đời sống nhân dân trong tỉnh,
Đảng bộ nhận thấy ở thị xã, thị trấn "những ngƣời làm dịch vụ, buôn bán có thu nhập cao, đời sống khá lên rõ rệt" [110, tr. 20] nhƣng "vẫn còn khoảng 15 - 20% số hộ nông dân vùng nông thôn và một bộ phận dân nghèo ở Thị xã, Thị trấn, đời sống thƣờng xuyên gặp khó khăn, túng thiếu (có cả những gia đình thuộc diện chính sách) do thiếu việc làm, thiếu vốn, có ít ruộng, vƣờn hoặc không có" [110, tr. 20]. Ngoài ra, những ngƣời có thu nhập chính từ tiền lƣơng và trợ cấp xã hội nhƣ cán bộ, công nhân viên, lực lƣợng vũ trang, thƣơng binh, bệnh binh, cán bộ hƣu trí… "mức sống bị giảm sút, đời sống khó khăn gay gắt" [110, tr. 21].
Từ thực tế đó, nhằm chăm lo cho đời sống nhân dân, Đảng bộ tỉnh đề ra chủ trƣơng: "Thu hẹp diện hộ dân nghèo khổ; tích cực đáp ứng yêu cầu bức thiết về giáo dục, y tế, cải tiến chính sách phù hợp đối với các đối tƣợng chính sách, nâng lên một bƣớc đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân" [110, tr. 42], hay:
Xây dựng và mở rộng quỹ bảo hiểm xã hội với mọi ngƣời lao động và mọi thành phần kinh tế … Tiếp tục xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tƣợng chính sách thật sự khó khăn. Tổ chức các hội từ thiện giúp đỡ ngƣời già, ngƣời cô đơn, trẻ mồ côi, ngƣời tàn tật, ngƣời bất hạnh trong cuộc sống không nơi nƣơng tựa v.v... [110, tr. 55].
Hơn nữa, do thấy đƣợc tác động to lớn của vấn đề việc làm đối với công cuộc XĐGN, Đảng bộ đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động nhƣ "ƣu tiên sắp xếp việc làm cho số thanh niên hoàn
thành nghĩa vụ quân sự, số công nhân viên chức dôi ra do tinh giảm biên chế" [110, tr. 54].
Cụ thể hóa những chủ trƣơng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần V (vòng 2), ngày 24-12-1993, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Chƣơng trình số 12-CT/TU - Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) "về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn Bến Tre năm 2000". Tỉnh ủy nhận thấy những chuyển biến tích cực về đời sống nông dân Bến Tre nhƣ "một bộ phận nông dân có đời sống khó khăn, nghèo đói giảm xuống, bộ phận khác có đời sống trung bình và khá giả tăng lên" [111, tr. 2]. Tuy nhiên, thực tế, "vẫn còn một bộ phận nông dân còn nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn, điều kiện và khả năng phát triển sản xuất bị hạn chế. Một bộ phận lao động nông dân, nông thôn thiếu việc làm; một số vùng nông thôn tốc độ tăng dân số còn cao; dân chủ, công bằng xã hội còn bị vi phạm" [111, tr. 3]. Từ đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đề ra quan điểm và mục tiêu về XĐGN: "Phát triển sản xuất đồng thời có những biện pháp xóa đói giảm nghèo", "trên cơ sở kinh tế phát triển cải thiện một bƣớc đời sống nhân dân, tăng hộ giàu và đủ ăn, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống 10%" [111, tr. 11].
Tiếp tục thực hiện những chủ trƣơng XĐGN của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần V, tháng 4-1994, Đảng bộ tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị thống kê và tổng kết những thành tựu, hạn chế của công tác XĐGN trong 3 năm từ năm 1991 - 1993:
Theo tài liệu điều tra của tỉnh năm 1993, phạm vi 2.000 hộ đại diện cho nông thôn và thành thị trên 18 địa bàn huyện, thị thì số hộ giàu có 5,39%, khá có 18,55% (thu nhập từ 150 ngàn đến 300 ngàn/ngƣời/tháng trở lên), hộ đủ ăn có 43,45% (thu nhập 80.000 đ đến 150.000 đ), hộ nghèo có mức sống dƣới 80 ngàn/ngƣời/tháng có 32,6% [112, tr. 8].
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chỉ ra nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc: Sản xuất và đời sống nhân dân ở một số vùng còn bấp bênh vì còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết (vùng lúa 1 vụ). Đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng sâu, xa xôi hẻo lánh còn nghèo 43.000 hộ (chiếm 14,39% tổng số hộ trong tỉnh). Nhiều gia đình đã hy sinh, mất mát lớn trong kháng chiến hoặc có nhiều công lao với nƣớc vẫn còn quá khó khăn [112, tr. 8].
Trên cơ sở đó, Hội nghị chủ trƣơng trong 2 năm 1994 - 1995: "Thu hẹp diện nghèo, không còn đói, tăng hộ giàu và khá", "có chính sách hỗ trợ cho hơn 43.000 hộ thuộc diện đói nghèo, đặc biệt 8.000 hộ diện chính sách đƣợc vay vốn làm ăn góp phần nâng mức sống" [112, tr. 29]. Đối với vấn đề giải
quyết việc làm, Hội nghị cũng đề ra chủ trƣơng cụ thể "hoàn thành việc xây
dựng chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, đề án tổng quan giải quyết việc làm" [112, tr. 29] nhằm "đào tạo nghề nghiệp và hƣớng dẫn việc làm cho khoảng 55% trong tổng số lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay" [112, tr. 21], đồng thời, "cố gắng giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động, chủ yếu là lực lƣợng thanh niên đến tuổi lao động, bằng cách tạo việc làm tại chỗ thông qua các dự án nhỏ; mở rộng các cơ sở dạy nghề và giới thiệu để nhân dân tìm đƣợc việc làm và tham gia xây dựng vùng kinh tế mới trong và ngoài tỉnh" [112, tr. 29].
1.2.2. Hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ
Nhằm đƣa Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ (4-1994) vào cuộc sống, ngày 30-9-1994, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Công văn số 562/CV-UB về Chƣơng trình "Xóa đói giảm nghèo đến năm 1997" với mục tiêu chính là: "Phấn đấu trong vòng 3 năm (1995 - 1997) xóa cơ bản tình trạng hộ đói, giảm 50% các hộ nghèo nặng (kề cận với đói) trong các hộ dân cƣ... Trong những năm đầu của chƣơng trình (1995 - 1996) phấn đấu giải quyết cơ bản các hộ nghèo đói thuộc diện chính sách" [125, tr. 3].
Đặc biệt, trong công văn này, UBND tỉnh thống kê đƣợc số hộ đói, nghèo. Toàn tỉnh Bến Tre có 27.120 hộ có mức sống trong diện nghèo, đói. Cụ thể, diện nghèo: nông thôn có 20.310 hộ, thành thị có 1.920 hộ; diện đói: nông thôn có 4.490 hộ, thành thị có 400 hộ [125, tr. 1].
Song song đó, Chƣơng trình còn đề ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện XĐGN nhƣ:
Đảng đến các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức thực hiện chƣơng trình" [125, tr. 3].
Giải pháp về thu hút vốn, UBND tỉnh chủ trƣơng thành lập quỹ XĐGN
ở ba cấp: tỉnh, huyện (thị), xã (phƣờng) và dựa vào 5 nguồn chủ yếu: đóng góp của nhân dân; quỹ tín dụng, vốn vay ƣu đãi (đây là hai nguồn quan trọng nhất); đóng góp của các tổ chức trong và ngoài nƣớc; trích từ ngân sách; hỗ trợ của Trung ƣơng (nếu có).
Giải pháp về dạy nghề và tạo việc làm, UBND tỉnh cho rằng, đây là giải pháp quan trọng, vì thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Từ đó, UBND tỉnh đề ra một số giải pháp tạo việc làm cho nhân dân nhƣ phát triển sản xuất tại chỗ để thu hút lao động; đẩy mạnh phát triển các nghề truyền thống nhƣ dệt chiếu, cói...; khuyến khích di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ngoài tỉnh…
Ngoài ra, UBND tỉnh còn quyết định "thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp tỉnh, huyện, xã" do Phó Chủ tịch UBND làm Trƣởng ban. Quyết định này là đúng đắn, phù hợp với với tình hình và nhiệm vụ XĐGN của tỉnh Bến Tre. Mặt khác, quyết định này nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc XĐGN; đồng thời, tăng cƣờng khả năng chỉ đạo của UBND tỉnh.
Nhƣ vậy, từ cuối năm 1993, Tỉnh ủy Bến Tre chính thức đề ra quan
điểm và mục tiêu về XĐGN, thể hiện trong Chƣơng trình số 12-CT/TU (24-
12-1993). Tuy nhiên, để xây dựng đƣợc một chƣơng trình cơ bản và tương đối toàn diện về XĐGN thì phải đến tháng 9-1994, thông qua Công văn số 562/CV-UB (30-9-1994) của UBND tỉnh Bến Tre. Đây là Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đầu tiên của tỉnh Bến Tre.
Qua hai năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về "tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội Nông thôn", ngày 19-6-1995, Tỉnh ủy Bến Tre tiến hành sơ kết những thành tựu và hạn chế của công tác XĐGN. Tỉnh ủy nhận thấy đời sống đại bộ phận dân cƣ
có phần tăng lên "nhất là những hộ có phƣơng tiện sản xuất, những hộ làm kinh tế biển, kinh tế vƣờn". Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn khá rõ rệt, "số hộ giàu tăng lên, song số hộ có mức thu nhập thấp dƣới 80.000đ/ngƣời/tháng còn khá lớn" [113, tr. 8]. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn, ở Bến Tre, vào tháng 7-1994, trong tổng số 239.000 hộ ở nông thôn có: 7,5% hộ giàu có mức thu nhập 550 ngàn đồng/ngƣời/tháng; 25% hộ trên trung bình, trên 250 ngàn đồng/ngƣời/tháng; 43,5% hộ trung bình, trên 120 ngàn đồng/ngƣời/tháng; 15% hộ dƣới trung bình, 80 dƣới 120 ngàn đồng/ngƣời/tháng; 8 - 9% hộ nghèo, dƣới 80 ngàn đồng/ngƣời/tháng. Trong đó, có 2% hộ rất nghèo (đói) [113, tr. 8]. Nhƣ vậy, qua thống kê có thể thấy, trong thời gian này, số hộ thu nhập từ trung bình trở xuống khá cao, khoảng 67%, chứng tỏ số ngƣời nghèo còn rất nhiều.
Mặt khác, tỉnh Bến Tre cũng nổi lên những điểm sáng trong việc thực hiện chính sách xã hội, đó là, các gia đình chính sách, gia đình nghèo "đƣợc quan tâm chăm sóc tốt hơn, nhất là đối với gia đình thƣơng binh liệt sĩ" [113, tr. 8]. Bên cạnh đó, chủ trƣơng phong tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" đã động viên, khuyến khích những gia đình cách mạng rất lớn.
Thực hiện chủ trƣơng XĐGN của Đảng bộ tỉnh, nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực diễn ra rộng khắp. Phong trào XĐGN ở Bến Tre bắt đầu từ huyện Châu Thành. Đầu năm 1994, Huyện ủy và UBND huyện Châu Thành quyết định thực hiện chƣơng trình XĐGN với những "bƣớc đi cụ thể, thích hợp". Tháng 4-1994, huyện Châu Thành thực hiện thí điểm tại xã Giao Long (xã thuần nông). Tháng 10-1994, Huyện quyết định mở rộng ra hai xã (Giao Long, Phú Sơn) và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Sau đó, các huyện khác đã học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình XĐGN của Châu Thành. Đặc biệt, năm 1995, Đảng ủy xã Phú Phụng, một xã thuần nông thuộc huyện Chợ Lách, ban hành chỉ thị, đối với đảng viên còn nghèo, yêu cầu trong ba năm phải vƣơn lên trở thành khá giả, giàu có bằng chính công sức của mình và chỉ nhƣ vậy, cán bộ, đảng viên mới có uy tín và năng lực lãnh đạo quần chúng.
Thực hiện chỉ thị trên, nhiều cán bộ, đảng viên của xã Phú Phụng ra sức phát triển kinh tế gia đình, phấn đấu trở thành hộ khá, giàu. Từ đó, Phú Phụng là một trong những xã điển hình về XĐGN.
Hơn nữa, một số địa phƣơng với phƣơng châm tự lực tự cƣờng, bằng nhiều hình thức vận động đã thu hút vốn cho chƣơng trình XĐGN. Thị xã Bến Tre, huyện Mỏ Cày, Bình Đại có 11.929 tổ hụi không lời, mỗi năm vận động đƣợc hơn 500 triệu đồng, cho 350 lƣợt hộ nghèo vay vốn. Ngoài ra, lãnh đạo các địa phƣơng còn vận động hộ khá giúp hộ nghèo bằng cách hỗ trợ cây giống, con giống, bán trả chậm phân bón, thuốc trừ sâu...
Đồng thời, tỉnh cũng chủ trƣơng khôi phục lại các nghề truyền thống đã bị mai một nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động. Từ đó, nhiều làng nghề truyền thống nhƣ dệt chiếu ở huyện Châu Thành, đan lát ở huyện Ba Tri, dệt thảm ở huyện Thạnh Phú, sản xuất chỉ xơ dừa ở thị xã Bến Tre và huyện Mỏ Cày, sản xuất kềm kéo, đan giỏ cọng dừa ở huyện Giồng Trôm... có điều kiện phục hồi và phát triển.
Đƣợc sự chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 1993, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội bƣớc đầu nắm bắt tình hình đói nghèo trong tỉnh. Năm 1994, Sở tiến hành khảo sát, điều tra mức sống của ngƣời dân để xây dựng chuẩn đói nghèo, quy trình XĐGN và tổ chức tập huấn cho cơ sở. Tháng 9-1995, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức sơ kết một năm thực hiện cuộc vận động. Từ đó, hàng năm, hoạt động này diễn ra đều đặn ở 158 xã, phƣờng, thị trấn của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trƣơng bằng nhiều hình thức miễn, giảm học phí cho con em gia đình chính sách, gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình hiếu học. Hàng năm, ngành Giáo dục miễn học phí cho 5%/tổng số học sinh, giảm học phí cho 15%/tổng số học sinh với số tiền hàng trăm triệu đồng. Đồng thời, Sở cũng chủ trƣơng miễn hoàn toàn các khoản đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho con các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Ngành còn vận