Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

3 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (không tính khu

3.2.5.Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên còn nhiều bất cập

nhiều bất cập

Một trong số các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp là chính sách tài chính và tiền tệ. Chính phủ chưa có được một chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là trong việc vay vốn trung và dài hạn, cũng như trong việc định giá tài sản cầm cố, thế chấp để vay vốn. Các ngân hàng Nhà nước thường không muốn cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ vay tiền vì các doanh nghiệp này thường có rủi to cao. Luật phá sản doanh nghiệp còn nhiều chỗ hở và khả năng ràng buộc tài sản thế chấp không cao, vì vậy đôi khi ngân hàng không thể thu hồi vốn mặc dù đã có những tài sản đảm bảo cho khoản vay. Xét dưới góc độ khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, hệ thống tài chính triền tệ hiện nay còn chậm chuyển đổi do việc đồng tiền có mệnh giá thấp và khó chuyển đổi. Việc quy định tỷ giá tương đối cứng

nhắc đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu, nhất là đối với những sản phẩm công nghiệp chế biến.

Đối với chính sách đầu tư, mặc dù tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp đã chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, song tổng vốn đầu tư chưa đủ để “cơ cấu lại” ngành. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghiệp có vai trò, tác động quan tâm đầu tư đúng mức, trong khi đó, có những chương trình đầu tư lớn trong ngành xi măng, thép, mía đường không mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, thủ tục triển khai các dự án đầu tư còn chậm, giải ngân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ và năng lực thiết kế, năng lực quản lý của chủ đầu tư còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Ngoài ra, một số dự án chỉ mới quan tâm đến đầu vào, chưa chú trọng đến đầu ra nên dẫn đến đầu tư kém hiệu quả.

Nhà nước cũng đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi bổ sung các chính sách thuế song thuế suất dường như vẫn quá cao và diện thu thuế chưa được mở rộng. Thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp được thiết lập là một tiến bộ đáng kể nhưng còn nhiều ngoại lệ, mức thu còn nhiều bất hợp lý. Mức thuế suất thuế nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao và phức tạp. Đồng thời do chính sách thuế hiện hành quy định nhiều mức thuế khác nhau nên cách tính toán xác định mức thuế rất phức tạp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Chính sách thuế hiện nay cũng chưa thực sự khuyến khích phát triển công nghiệp, nhất là đối với khu vực nông thôn và miền núi.

Hơn thế nữa, việc quản lý Nhà nước về công nghiệp không tập trung, chồng chéo. ở cấp Trung ương, nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp do nhiều bộ quản lý như ngành công nghiệp đóng tàu ngoài Bộ Công nghiệp, còn có Bộ Thuỷ sản, Bộ Giao thông quản lý, ngành chế biến nông nghiệp – thuỷ sản do Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ thuỷ sản đồng thời quản lý… Sự phân cấp, phân quyền chồng chéo chức năng trên đây đã gây nên hiện tượng nhiều chính sách được Chính phủ đưa ra nhưng việc thực

thi bị chậm trễ do sự không rõ ràng về việc phân quyền quản lý, từ đó làm giảm đáng kể hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Qua phân tích thực trạng chính sách công nghiệp của Việt Nam chúng ta đều thấy rằng:

Việt Nam có một xuất phát điểm kinh tế và công nghiệp thấp nhưng chính sách công nghiệp của Việt Nam thời kỳ trước đổi mới đã không dựa trên điều kiện đó. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển được lựa chọn chủ yếu là các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi có vốn, trình độ kỹ thuật – công nghệ cao – những điều kiện mà Việt Nam rất khó có thể đáp ứng. Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đã hạn chế tác dụng của các chính sách khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển các ngành công nghiệp.

Chính sách công nghiệp trong thời kỳ đổi mới được dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế trong từng thời kỳ nhất định, từ đó đã mang lại nhiều thành tựu cho công nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù chính sách công nghiệp đã được đổi mới, cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung chính sách công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh quốc tế. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách công nghiệp là một việc làm rất cần thiết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 39 - 42)