Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp chưa cao 1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

3 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (không tính khu

3.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp chưa cao 1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp

3.2.2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp

Mặc dù nhiều ngành công nghiệp trong thời gian vừa qua đã phát triển với tốc độ nhanh trên nhiều phương diện nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn ngành còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu của ngành công nghiệp không kể khối đầu tư nước ngoài là 5,72% năm 1997 và 4,09% năm 1998. Ngành công nghiệp khai thác là ngành hoạt động có hiệu quả cao nhất, tiếp đến là ngành điện nước, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Ngành có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nhất là ngành công nghiệp luyện kim. Nhiều ngành như chế biến thực phẩm, hoá chất, sản phẩm nhựa… phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu có giá thành cao và luôn có xu hướng tăng cao trong những năm qua còn các nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành này. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xét dưới góc độ các thành phần kinh tế cũng không thật sự khả quan. Các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh được đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Các cơ sở công nghiệp này tuy đã được cải tạo về môi trường nhưng

vẫn còn nhỏ bé, thiếu sức cạnh tranh, chưa tạo được động lực thực sự cho sự phát triển công nghiệp. Các cơ sở công nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng cao và nắm giữ các ngành công nghiệp then chốt nhưng hiệu quả hoạt động lại kém.

Hiệu quả sản xuất công nghiệp còn được đánh giá qua tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ này càng cao thì mức chế biến trong sản xuất công nghiệp càng cao. Năm 1995 tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất công nghiệp là 42,5% nhưng đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 39,05%.

Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian qua, ngành công nghiệp phát triển chủ yếu theo hướng gia công, lắp ráp chứ chưa chuyên sâu vào sản xuất. Việc sản xuất của một số ngành còn mang nặng tính chất gia công lắp ráp cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng, cũng như thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là ngành chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu các ngành công nghiệp nhưng ngành này có giá trị gia tăng không cao vì sản phẩm của ngành chủ yếu là việc khai thác, sơ chế các nông, thuỷ hải sản. Đây là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới sự thiếu bến vững trong sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w