Đánh giá về chính sách công nghiệp Việt Nam thời kỳ từ đổi mới đến nay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

nay.

3.1. Thành tựu đạt được

3.1.1. Xác định được các ngành công nghiệp mũi nhọn và tạo được sựchuyển biến tích cực trong cơ cấu công nghiệp chuyển biến tích cực trong cơ cấu công nghiệp

Từ khi thực hiện quá trình đổi mới, Chính phủ đã đưa ra và thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các biện pháp điều chỉnh thể chế kinh tế. Những cải cách đó đã tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như cho sự phát triển của công nghiệp.

Trên góc độ tổng thể nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế đã được điều chỉnh theo hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Riêng đối với công nghiệp, các chính sách hướng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, giải quyết nhiều lao động, tạo đà cho sự phát triển công nghiệp. Nhìn chung chính sách cơ cấu kinh tế cũng như việc lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển đều được theo hướng hướng mạnh về xuất khẩu, đa phương hoá trong các hoạt động kinh tế nói chung và

hoạt động công nghiệp nói riêng. Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp đã được Chính phủ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các chính sách đầu tư, phân bổ nguồn lực trực tiếp từ ngân sách Nhà nước và gián tiếp thông qua các công cụ chính sách nhằm huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư xã hội. Tỷ trọng các ngành đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá. Điều này được thể hiện rõ theo như bảng dưới đây:

Bảng 1: Tỷ trọng các ngành trong GDP

Đơn vị: %

1990 1995 2000 2001 2002

Tỷ trọng GDP: 100 100 100 100 100

1. Nông, lâm ngư nghiệp 38,74 27,18 24,53 23,25 22,99

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 25 - 26)