Kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các thực trạng hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất của Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM (Trang 27)

- Tài nguyên biển

I.2.2 Kinh tế xã hộ

Thành phố đạt mục tiêu cho giai đoạn 2002 - 2007 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn giai đoạn 5 năm trước, với mức tăng bình quân là 13%/năm.

Kết quả tăng trưởng kinh tế 5 năm 2002- 2007 cho thấy Thành phố đã đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, đạt mức bình quân 11%/năm, cao hơn tốc độ tăng 10,3%/năm của giai đoạn 1996 - 2000.

Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại:Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm (kế hoạch đề ra là 13%);

Khu vực dịch vụ - thương mại với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân là 9,8%/năm (kế hoạch đề ra là 9,5%);

Nét nổi bật trong cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 là các ngành của khu vực dịch vụ đã bắt đầu phát triển khởi sắc và đến giai đoạn 2002 – 2007 mới phát triển mạnh.Tuy vậy các ngành dịch vụ cao cấp chiếm một tỷ trọng lớn.Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm so với 8,4%/năm của giai đoạn 1996-2000.

Các loại hình dịch vụ cao cấp: tài chính - ngân hàng, tín dụng bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ phát triển cao. Các loại dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế... cũng tăng trưởng cao, với tốc độ tăng bình quân hơn 10%/năm trong 5 năm qua. Đây là những loại hình mà Thành phố thật sự có thế mạnh để phát triển phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại hình dịch vụ hiện đại.

Năm 2007 dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là 5.168.308 người, chiếm 70,75% tổng dân số toàn Thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở thành thị với số lượng 4.550.981 người, chiếm 85,19% dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp (34.9%) và dịch vụ (58,8%). Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm. Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn. Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động, đưa nhanh tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm. Những nỗ lực tích cực tạo việc làm mới trong thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp). Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác.

Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức tích cực khả quan.Trên cơ sở đó, các cấp các ngành đã có kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt đề ra mục tiêu tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng mức thu nhập đầu người trên 5 triệu đồng/năm. Với bình quân diện tích đất tự nhiên gần 3500 m2/người, do dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 13

quận nội thành với mật độ 25.911 người/km2, trong khi đó mật độ dân số của 6 quận ven chỉ khoảng 4.992 người/km2 và mật độ dân số của 5 huyện ngoại thành khoảng 610 người/km2; Căn cứ vào lịch sử hình thành và phân bố dân cư, có thể phân làm 03 khu vực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:

Khu vực trung tâm: Có quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm, do

vậy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị hình thành từ lâu với quy mô nhỏ, không còn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Toàn bộ diện tích đất đều đã được sử dụng với mật độ xây dựng rất cao.

Khu vực 6 quận ven: Tuy mật độ dân số thấp hơn so với 13 quận nội thành,

nhưng còn bất cập về phát triển không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển còn mang tính tự phát.

Khu vực 5 huyện ngoại thành: Mật độ dân số khá thấp, các khu vực dân cư

phân tán, thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị mới.Thành phố đã và đang triển khai nhiều khu đô thị mới hiện đại trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng diện tích khoảng 772 ha; Khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 3.000 ha; Khu đô thị mới Tây Bắc Thành phố với quy mô khoảng 6.000 ha....

Với việc thực hiện các dự án ở các huyện ngoại thành cho thấy tình hình dân số sẽ tập trung đông hơn các khu kinh tế và khu công nghiệp nhiều sẽ thúc đẩy các các huyện ngoại thành phát triển mạnh hơn và góp phần quan trọng chung cho sự phát triển kinh tế xă hội của Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các thực trạng hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất của Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w