III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN VỀ MẶT ĐẦU TƯ
2. Mô hình của dự án:
Qua quá trình nghiên cứu các mô hình giáo dục đào tạo hiện có tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, kết hợp thực tiễn địa phương, Trường tư thục Chu Văn An sẽ hoạt động với mô hình là một Doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ giáo dục. Trường có tư cách pháp nhân, con
dấu riêng và được mở tài khoản Tại Ngân hàng để giao dịch. Cơ bản gồm các hoạt động chính như sau:
- Hoạt động dạy học cho học sinh: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Giáo dục, kỹ thuật, .... Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục, Trường sẽ tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết; đầu tư đầy đủ cơ
sở vật chất, học liệu để giáo viên có thể dạy thật tốt, các em có thể học thật tốt.
- Hoạt động dịch vụ giáo dục theo nhu cầu: dạy nâng cao các môn đã học, dạy các môn năng khiếu (Nhạc, Hoạ, năng khiếu thể thao, ...), tăng cường Ngoại ngữ và dịch vụ nội trú, hoạt động ngoại khoá theo yêu cầu, các câu lạc bộ hè theo mô hình quân sự. Đây là một trong những thế mạnh sẽ được ưu tiên đầu tư để cạnh tranh với các trường và mô hình giáo dục khác.
- Hoạt động dịch vụ khác liên quan đến giáo dục: Trên cơ sở hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, hiện đại (phòng nghe nhìn, thư viện điện tử, phòng họp trực tuyến, nhà thi đấu đa năng, sân vận động, cảnh quan khuôn viên đẹp...), dự án còn được chuẩn bị để Trường trở thành một trung tâm giáo dục, ngoại ngữ cho các đối tượng khác (người lớn), tổ chức hội thảo, hội nghị, các sự kiện văn hoá, giáo dục khác. Đây là một trong những hướng mà thực tế thị trường đang có nhu cầu rất lớn nhưng chưa được đáp ứng và đáp ứng tốt. Nhất là thị trường Quảng Bình.
Trên cơ sở các hoạt động chính đó, bộ máy tổ chức của Trường cũng bao gồm các bộ phận:
- Chủ trường (Chủ đầu tư) là Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm đóng vai trò chủ sở hữu của trường theo Luật định và Quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường.
- Hội đồng trường: cơ cấu và vai trò hoạt động như quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường;
- Hiệu trưởng: là người được Chủ trường lựa chọn, đáp ứng được yêu cầu đối với Hiệu trưởng theo Luật Giáo dục, được chính quyền địa phương công nhận. Hiệu trưởng được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động dạy, học của Nhà trường.
- Hiệu phó chuyên môn: phụ trách công tác chuyên môn dạy và học của Trường. Mỗi cấp có 01 hiệu phó phụ trách;
- Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán): phụ trách công tác tài chính, tài vụ của Trường (cả hoạt động dạy học và dịch vụ giáo dục khác);
- Phòng hành chính - quản trị: phụ trách quản lý, khai thác cơ sở vật chất của Nhà trường; tổ chức quản lý hoạt động nội trú.
- Các phòng chuyên môn và tổ chức đoàn thể khác: về cơ bản giống như các Nhà trường khác.
- Nhà trường hoạt động trên cơ sở pháp luật và chịu sự giám sát trực tiếp bởi Chủ trường.
Như vậy, số lượng cán bộ công nhân viên trực tiếp hoạt động (ký hợp đồng dài hạn) bao gồm: STT Chức danh, vị trí Số lượng (người) Ghi chú 1 Hiệu trưởng 01 2 Hiệu phó 02 3 Kế toán - tài vụ 02 4 Tổng phụ trách 01 5 Phòng hành chính – quản trị 03
7 Giáo viên cơ hữu 33
- Giáo viên Toán 04
- Giáo viên Lý 02
- Giáo viên Hoá 02
- Giáo viên Sinh 02
- Giáo viên Sử 02
- Giáo viên Địa 02
- Giáo viên Văn 04
- Giáo viên ngoại ngữ 04
- Giáo viên nhạc, hoạ 02
- Giáo viên thể dục 02
- Giáo viên dự phòng dạy chính 02 - Giáo viên dạy các môn khác 02
- Giáo viên thỉnh giảng 03
8 Tổ bếp ăn, y tế, dịch vụ 08
10 Nhân viên phục vụ 05
Tổng cộng 60
Các vị trí như Tổ trưởng, Trưởng các tổ chức đoàn thể là kiêm nhiệm. Ngoài ra, trong những giai đoạn nhất định, Trường còn áp dụng phương án ký hợp đồng thời vụ hoặc ngắn hạn cho một số chức danh, vị trí.