Kết cấu tường xây.

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình trường THCS – THPT chu văn an (Trang 42)

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN VỀ MẶT ĐẦU TƯ

c. Kết cấu tường xây.

Tường bao che bên ngoài xây bằng gạch đặc và tường ngăn bên trong xây bằng gạch rỗng, tường khu vệ sinh xây gạch đặc. Gạch sử dụng xây tường mác 75, vữa xây XM mác 50.

8.3 .Tải trọng và tổ hợp tải trọng.

a. Tĩnh tải.

Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo.

STT Vật liệu Tải trọng tiêu chuẩn

(kG/m3)

Hệ số vượt tải

2 Thép 7850 1.05

3 Khối xây gạch đặc 1800 1.2

4 Khối xây gạch rỗng 1500 1.2

5 Vữa xi măng 1800 1.3

6 Trần treo 10 kG/m2 1.2

7 Hệ thống điện nước, kỹ thuật 30 kG/m2 1.2

8 Nước 1000 1.0

b. Hoạt tải.

Hoạt tải tác dụng lên công trình được tính toán theo TCVN 2737 - 1995. Trị số hoạt tải trên sàn được lấy tương ứng với công năng sử dụng của sàn.

c. Tải trọng gió.

Tải trọng gió tác dụng lên công trình được tính toán theo Tiêu chuẩn TCVN 2737 - 1995 với các thông số sau:

• Địa điểm xây dựng: TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình.

• Vùng gió: III-B, áp lực gió tiêu chuẩn: Wo=125 KG/m2, dạng địa hình: B Hạng mục công trình có chiều cao nhỏ hơn 40m nên không phải tính thành phần động của tải trọng gió.

a. Tải trọng động đất.

Việt Nam đã chính thức ban hành tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375:2006 về xác định tải trọng động đất. Do vậy tải trọng động đất tác dụng lên công trình sẽ được chúng tôi tính toán dựa trên tiêu chuẩn này. Theo tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 Thành phố Đồng Hới có gia tốc nền là 0.0950.

Công trình được tính để chịu tải trọng động đất (tương đương chịu được cấp động đất có giá trị 7 độ richte).

b. Sơ đồ tính.

Nội lực của kết cấu được tính bằng phương pháp phần tử hữu hạn, theo sơ đồ khung không gian. Cột, dầm được mô hình bằng phần tử thanh, Sàn được mô hình bằng phần tử tấm. Liên kết cột với móng là liên kết ngàm.

Phương pháp nhập tải trọng lên sơ đồ tính:

- Tĩnh tải phụ thêm do các lớp hoàn thiện phân bố đều trên sàn.

- Tải trọng tường bao che, tường ngăn và kính bao che trên dầm tác dụng trực tiếp lên dầm. Tải trọng tường ngăn trên sàn được quy đổi thành lực phân bố đều tác dụng lên sàn.

- Hoạt tải sàn tác dụng phân bố đều trên sàn tương tự tĩnh tải sàn. - Tải trọng gió được qui về lực tập trung đặt tại các mức sàn. - Tải trọng động đất được qui về lực tập trung đặt tại các mức sàn.

c. Độ cứng của kết cấu:

Độ võng của kết cấu được tính toán kiểm tra theo yêu cầu về độ võng giới hạn theo tiêu chuẩn, đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường của công trình.

d. Tổ hợp nội lực.

Kết quả nội lực cho từng trường hợp tải trọng được tổ hợp để tìm ra tổ hợp nội lực nguy hiểm nhất có thể xuất hiện trong kết cấu theo TCVN 2737 – 1995.

Sau khi có kết quả nội lực, việc tính toán cốt thép cho các cấu kiện được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Tổ hợp Tĩnh tải DL

Hoạt tải LL

Tải trọng gió theo phương Tải trọng động đất theo phương WX WY DX DY COMB1 1.0 1.0 COMB2 1.0 0.9 0.9 COMB3 1.0 0.9 -0.9 COMB4 1.0 0.9 0.9 COMB5 1.0 0.9 -0.9 COMB6 1.0 0.5 1.0 COMB7 1.0 0.5 -1.0 COMB8 1.0 0.5 1.0 COMB9 1.0 0.5 -1.0

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình trường THCS – THPT chu văn an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)