Căn cứ vào các hình thức quản lý và thực hiện dự án được quy định trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Chủ đầu tư Thuê tư tổ chức tư vấn có đủ năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án để quản lý điều hành dự án. Hình thức thuê theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
- Tư vấn quản lý dự án cùng với Chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh môi trường trong khu vực trong quá trình triển khai dự án.
- Tổ chức lập dự án đầu tư, các bước thiết kế, dự toán xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức đấu thầu, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cung ứng vật tư thiết bị công trình, ký kết các hợp đồng và thực hiện các hợp đồng đã ký kết theo các quy định của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.
- Giám sát, quản lý toàn bộ qúa trình thực hiện dự án từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, kết thúc đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng vốn đầu tư, thanh toán, nghiệm thu từ khi chuẩn bị dự án đến khi đưa vào khai thác sử dụng.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án được triển khai theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư :
+ Quý IV/2011: Hoàn thành các thủ tục giới thiệu địa điểm, đền bù giải phóng mặt bằng. Tiến hành lập dự án đầu tư và các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
+ Quý I/2012: lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết, tổng dự toán; phê duyệt; lập và phát hành hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu xây lắp công trình.
+ Quý I/2012: Công bố nhà thầu trúng thầu, trình và phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp, ký hợp đồng xây lắp và tiến hành khởi công công trình.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng: từ Quý I/2012 đến Quý III/2013
+ Từ Quý I/2012 đến Quý I/2013: Tổ chức thi công xây dựng công trình.
+ Từ Quý III/2012 đến Quý II/2013: Đấu thầu mua sắm thiết bị và tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị . Lắp đặt các thiết bị vào công trình.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào kinh doanh khai thác: đến Quý III/2013 nhà thầu tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình cho ban quản lý nhà trường. Đơn vị Chủ đầu tư tổ chức khánh thành công trình. Làm các thủ tục liên quan đến quyết toán, bảo hành công trình.
III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
- Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng mức đầu tư của dự án là vốn bằng tiền của dự án, tính bằng tiền Việt nam (đồng). Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm:
+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.
+ Chi phí đầu tư mua sắm, lắp đặt trang thiết bị phục vụ dạy và học. + Chi phí quản lý dự án, tư vấn xây dựng và các khoản chi khác. + Chi phí dự phòng cho phát sinh khối lượng và điều chỉnh giá 10%. + Chi phí lãi vay vốn trong quá trình xây dựng.
+ Vốn lưu động cho dự án.
- Tiến trình huy động vốn đầu tư: Tiến trình huy động vốn đầu tư phù hợp với tiến độ đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư. Dự kiến thời gian xây dựng hoàn thành dự án là 2 năm bắt đầu quí I/2012 kết thúc quí IV/2013. Trong đó giai đoạn I dự án dự kiến thực hiện trong năm 2012.
- Doanh thu được ước tính dựa trên tình hình thực tế về nhu cầu thị trường, mặt bằng giá chung thuộc lĩnh vực đầu tư và khả năng hoạt động của dự án. Đối với dự án này, nguồn thu chính gồm:
+ Nguồn thu cố định: thu từ học phí, tiền đóng góp cơ sở vật chất (phân bổ đều vào học phí), dịch vụ chăm sóc học sinh bán trú, chi phí tổ chức bữa ăn trưa và ăn phụ buổi chiều, tổ chức tham quan dã ngoại.
+ Nguồn thu dịch vụ phục vụ học sinh: chi phí tổ chức bữa ăn sáng tự chọn, dịch vụ đưa đón học sinh.
+ Nguồn thu từ dịch vụ nội trú: bao gồm nghĩ, quản lý, chăm sóc và ăn sáng.
+ Dịch vụ giáo dục khác: dịch vụ bồi dưỡng văn hoá và năng khiếu (các câu lạc bộ năng khiếu vào thứ bảy), trung tâm ngoại ngữ buổi tối cho mọi đối tượng, câu lạc bộ Hè vui hội nhập (02 tháng/năm) và các dịch vụ hội thảo, hội nghị giáo dục đào tạo khác.
- Chi phí phục vụ các hoạt động các năm của dự án: Các khoản chi phí đưa vào tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh của dự án. Chi phí phục vụ kinh doanh bao gồm:
+ Chi phí cố định: lương nhân viên; bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; thuế VAT (loại hình kinh doanh giáo dục không phải chịu thuế VAT), lãi vay trả cho các tổ chức tài chính tín dụng, vốn huy động; khấu hao hàng năm; tiền thuê đất (đất giành cho giáo dục đào tạo được miễn thuế thuê đất).
+ Chi phí biến đổi: chi phí Marketing, chi phí bảo dưỡng sửa chữa; sửa chữa lớn, chi phí điện nước,...).
- Đánh giá hiệu quả tài chính:
+ Vòng đời của dự án là thời gian bắt đầu đưa dự án vào hoạt động đến thời điểm kết thúc 01 chu trình hoạt động của dự án. Vòng đời của dự án kinh doanh ước tính bắt đầu quí III/2013 kết thúc vào năm 2043 (30 năm)
+ Chỉ tiêu hiệu số thu chi nội tại (NPV): là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền vào (thu nhập thuần và khấu hao) của dự án so với khoản đầu tư ban đầu. Một dự án được đánh giá là khả thi khi giá trị này lớn hơn 0.
+ Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Khi dự án đạt được tỷ lệ hoàn vốn nội bộ này lớn hơn tỷ lệ mong muốn và chi phí chung về vốn thì dự án có khả thi.
+ Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian được tính từ khi dự án bắt đầu hoạt động đến thời điểm mà doanh thu bù đủ chi phí (điểm hoà vốn). - Nộp ngân sách nhà nước:
+ Thuế VAT: sản phẩm của dự án về giáo dục và đào tạo không phải chịu thuế VAT
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất của lĩnh vực giáo dục là 10%. Theo các ưu đãi đầu tư trong Giấy chứng nhận đầu tư số 29121000190 của UBND tỉnh Quảng Bình thì dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
+ Tiền sử dụng đất: được miễn theo mục 2, điều 14 nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005.
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
- Về khía cạnh kinh tế: Dự án là một hướng đầu tư phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại: cung cấp dịch vụ giáo dục cao cấp từ đó thu được những lợi ích kinh tế thoả mãn một trong những mục tiêu của Nhà đầu tư.
- Về khía cạnh chính trị: Công trình xây lên sẽ tạo nên hình ảnh tốt đẹp về sự quan tâm đến giáo dục, xã hội hoá giáo dục của nhân dân và chính quyền tỉnh Quảng Bình, góp phần thúc đẩy ổn định và phát triển xã hội.
- Về khía cạnh xã hội: Dự án góp phần vào sự nghiệp xã hội hoá giáo dục, thu hút nhiều lao động địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Công trình xây xong sẽ tạo nên một quần thể kiến trúc mới lạ và hiện đại; góp phần tạo nên hình ảnh đô thị cho Thành phố trẻ Đồng Hới.
CHƯƠNG VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Dự án sẽ tạo ra quần thể kiến trúc mới lạ, hiện đại tại khu đô thị mới phía Tây Quốc lộ 1A phường Phú Hải với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đây sẽ là một điểm nhấn kiến trúc của thành phố và cũng là một biểu tượng quảng bá hình ảnh hiếu học của con người Quảng Bình.
- Việc đầu tư xây dựng dự án sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Dự án khi đưa vào vận hành sẽ tạo ra môi trường học tập và giảng gạy hiện đại, sánh kịp với xu thế phát triển của thế giới.
Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng: Trường THCS Chu Văn An tại thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là một dự án có tính khả thi cao, là một hướng đầu tư đúng đắn trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai.
II. KIẾN NGHỊ
Với những nghiên cứu về thị trường, những giải pháp đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra; sự góp sức nghiên cứu, tư vấn của các cán bộ có chuyên môn của Chủ đầu tư và sau khi tiếp nhận thêm các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, dự án đầu tư xây dựng Trường THCS Chu Văn An tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đã hình thành và mang tính khả thi cao.
Chủ đầu tư - Công ty cổ phần Giáo dục Trí Nhân Tâm - mong rằng các cơ quan chức năng có liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình phê duyệt dự án để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo./.
Đồng Hới, tháng năm 2012 CHỦ ĐẦU TƯ