III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN VỀ MẶT ĐẦU TƯ
d. Các nhu cầu dùng nước khác:
+ Nước cấp tưới rửa sân bóng đá, tưới cây: 1,5(l/m2)- tính toán với 4000(m2)
Q5 = 0,015x 4000 = 60(m3/ngđ).
+ Nước cấp chữa cháy: tính toán cho 1 đám cháy, lưu lượng 15(l/s) - chữa cháy trong 3 giờ
Q6 = 3 x 3.6 x 15 = 162(m3/ngđ).
Xác định nhu cầu cấp nước sinh hoạt toàn bộ dự án:
Qsh = 1,2(Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 ) + Q6 = 370 (m3/ng.đ)
10.3. Giải pháp kỹ thuật cấp nước.
- Do áp lực nước của HTCN thành phố không đáp ứng được yêu cầu vì vậy nước được lấy từ mạng cấp nước thành phố dẫn vào bể chứa nước đặt ngầm bên ngoài khối các công trình sau đó dùng bơm tăng áp bơm nước lên bể chứa nước trên mái.
- Nước được khởi thuỷ tại một điểm trên đường ống cấp nước φ100 hiện có dọc vỉa hè tuyến đường quy hoạch rộng 24m.
- Vật liệu cấp nước dùng ống PP-R áp lực 16PN và các phụ tùng kèm theo.
* Tính toán bể nước ngầm:
Dung tích bể chứa được xác định theo công thức:
Wbể = Wđh + Wcc = 96.84 + 162 = 258.84 m3. Trong đó: - Wđh : Dung tích điều hoà của bể = 0.6% Qsh = 96.84 m3.
- Wcc : 3 x qcc = 3 x 3600 x 15 (l/s) = 108 (m3). Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 3 giờ. Lưu lượng để chữa cháy bằng lưu lượng của 1 vòi rồng chữa cháy: 15 (l/s).
Xây dựng 02 bể chứa nước ngầm đặt ngoài toà nhà, 01 bể chứa nước sinh hoạt dung tích 100m3 và 01 bể chứa nước cứu hỏa dung tích 170m3.
10.4. Giải pháp kỹ thuật thoát nước.
Hệ thống thoát nước được thiết kế thành 03 mạng độc lập: thoát nước rửa; thoát nước xí- tiểu và thoát nước mưa.
* Thoát nước rửa và thoát nước xí:
Thoát nước rửa gồm: nước từ các bồn rửa, tắm, nước thoát rửa sàn khu WC được thu gom theo các ống đứng trong hộp kỹ thuật của các công trình, thoát ra hố ga của hệ thống thoát nước quanh trường và thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung thành phố do hàm lượng chất bẩn không lớn.
* Thoát nước xí:
Thoát nước bệ xí, tiểu nam, tiểu nữ, nước rửa khu nhà bếp được thu gom theo các ống đứng đổ vào hệ thống xử lý sơ bộ (bể tự hoại) vì hàm lượng chất bẩn lớn.
Để xử lý sơ bộ nước thải dùng bể tự hoại. Đây là loại bể có chức năng lắng cặn và phân huỷ cặn trong môi trường yếm khí. Bể tự hoại được tính toán có dung tích đủ lớn để phân huỷ bùn trong khoảng thời gian 1 năm, như vậy vấn đề bùn cặn được giải quyết ổn thoả, mỗi năm thuê công ty vệ sinh môi trường tới dùng xe téc bơm hút bùn cặn 1 lần. Nước thải sau khi qua bể sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
* Bể tự hoại:
Dung tích bể tự hoại được tính theo công thức: W = Wn + Wn
với: Wn: Thể tích nước của bể: Wn = 20 (m3) Wc: Thể tích cặn của bể.
a x T x ( 100 - W1 ) x b x c
Wc = --- x N ( 100 - W2 ) x 1000
Trong đó:
a: Lượng cặn trung bình của 1 người thải ra trong 1 ngày a = 0.8 (l/ng.ngđ)
T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn T = 365 (ngày)
W1; W2: Độ ẩm cặn tươi vào bể và của cặn đã lên men tương ứng là 95% và 90%.
b: Hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men b = 0.7
c: Hệ số kể đến việc để lại 1 phần cặn đã lên men khi hút cặn để giữ lại vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được dễ dàng, nhanh chóng c = 1.2
N: Số người mà bể phục vụ n = 2400 (người) x 0.8 = 1920 người (0.8 là hệ số lưu trú đồng thời). 0.8 x 365 x ( 100 - 95 ) x 0.7 x 1.2 Wc = --- x 1920 ( 100 - 90 ) x 1000 Wc= 235.47 (m3) Dung tích tổng các bể tự hoại: W = 8*20 + 235.47 = 395.47 (m3).
Xây dựng 8 bể tự hoại tại từng công trình, thuận tiện cho việc thu gom, thoát nước xí - tiểu để xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
* Thoát nước mưa:
Nước mưa toàn bộ hệ thống sân đường xung quanh, nước mưa thu từ mái các công trình chức năng của trường sẽ được thu gom bằng hệ thống mương BTCT có nắp đan đục lỗ có bố trí các hố ga thu đậy tấm ghi gang đục lỗ. Các tấm ghi gang sẽ được đặt nằm rải rác trên các tuyến đường nội bộ, trung bình khoảng 20m sẽ có một ga thu.
Nước mưa từ hố ga thu sân nhà thoát ra hố ga có sẵn của hệ thống thoát nước thành phố bằng ống buy BTCT D600 (01 lớp cốt thép).
CHƯƠNG III