6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.2. Phân tích đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
a) Đặc điểm tài nguyên vị thế
Hải Phòng là thành phố cảng - công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời. Hải Phòng là đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Có vị trí quan trọng của miền Duyên hải Bắc bộ, nằm trên nhiều trục đƣờng giao thông quan trọng của cả
35
nƣớc và quốc tế, có cảng biển, sân bay và có hệ thống mạng lƣới giao thông khá đồng bộ. Các Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đƣờng sắt, đƣờng biển là những huyết mạch giao thông chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh phía Bắc, trong cả nƣớc và quốc tế. Do có vị trí địa lý quan trọng và lợi thế có cảng nƣớc sâu nên Hải Phòng tập trung phát triển kinh tế cảng biển, phát triển vận tải biển. Hải Phòng là một trong những mũi nhọn quan trọng của động lực tăng trƣởng kinh tế thành phố và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo điều kiện cho thành phố có nhiều lợi thế trong việc liên kết trao đổi, giao lƣu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật..., thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ... Do vị trí giao thông thuận lợi với các tỉnh trong và ngoài nƣớc, Hải Phòng dễ dàng đến các nơi trong nƣớc và quốc tế bằng đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Hải Phòng có vai trò là cầu nối quan trọng, là điều kiện thuận để giao lƣu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nƣớc ta với khu vực Tây Nam Trung Quốc, trong khu vực và các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là với các nƣớc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Ngoài ra Hải Phòng còn có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc an ninh quốc pḥòng của cả nƣớc và các tỉnh phía Bắc.
b) Đặc điểm tài nguyên đất
Hải Phòng có tiềm năng lớn về đất đai. Diện tích đất tự nhiên Hải Phòng là 1.519,2 km2, trong đó có 57.000,0 ha là đất canh tác đƣợc hình thành từ phù sa bồi đắp của hệ thống sông Thái Bình. Do có vị trí địa lý nằm gần biển nên phần lớn đất mang tính chất đất phèn và đất phèn mặn. Địa hình cao thấp xen nhau và có nhiều đồng trũng, phần lớn là các loại đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm. Đất đô thị trên địa bàn thành phố thuộc loại cao, diện tích đất canh tác phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn thành phố giảm nhanh trong những năm gần đây do quỹ đất thu hồi phục vụ cho quá trình đô thị hóa (xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, các nhà máy, bến cảng...). Hải Phòng có những loại đất chủ yếu sau: - Đất cát và cát biển (C): có diện tích 670,0 ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên thành phố Hải Phòng, đƣợc phân bố ở các huyện: Cát Hải, Tiên Lãng và quận Hải An. - Đất mặn sú vẹt đƣớc (Mn): có diện tích 8.284,0 ha, chiếm 5,44% diện tích tự nhiên, phân bổ dọc theo bờ biển và các cửa sông thuộc các huyện: Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải và quận: Đồ Sơn, Hải An. Đất đƣợc hình thành trong điều kiện bồi lắng phù sa và ngập mặn, có nhiều cây sú vẹt mọc lên tích lũy nhiều sản phẩm hữu cơ. Phần lớn loại đất này sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn.
- Đất mặn nhiều (Mn): Có diện tích 4.031,0 ha, chiếm 2,65% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình thấp thuộc địa bàn các huyện: Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Kiến Thụy và quận Đồ Sơn. Đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng
36
gần cửa sông càng nặng, đất này sử dụng vào nuôi trồng thủy sản, sau khi quai đê lấn biển có thể cải tạo trồng lúa.
- Đất mặn trung bình và mặn ít (M): có diện tích 10.879,0 ha, chiếm 7,15% diện tích đất tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và rải rác ở một số vùng trên địa bàn thành phố. Phần lớn loại đất này đƣợc sử dụng trồng lúa, ở địa hình cao có thể trồng lúa, màu, ở địa hình thấp cần phải đắp đê ngăn mặn và sử dụng nƣớc ngọt để rửa mặn cải tạo đất.
- Đất phèn (S): có diện tích 5.507,0 ha, chiếm 3,62% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở huyện Kiến Thụy và quận Hải An nơi có địa hình thấp trũng, thích hợp cho việc trồng lúa cho năng suất cao.
- Đất phèn mặn (Sm): có diện tích 24.688,0 ha, chiếm 16,22% diện tích đất tự nhiên phân bố ở tất cả các huyện, trên địa hình trũng, thấp tiếp giáp với nƣớc biển hoặc sông nƣớc lợ, nƣớc mặn. Phần lớn loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, năng suất khá cao, tuy nhiên phải chủ động nƣớc tƣới và bón nhiều vôi để cải tạo đất.
- Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb): có diện tích 968,0 ha, chiếm 0,64 % diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở Vĩnh Bảo, An Lão, tập trung ở ngoài đê các sông lớn. Hàng năm đất đƣợc bồi đắp một lƣợng phù sa từ nƣớc sông mùa mƣa. Loại đất này phù hợp sử dụng trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ rau, màu cho năng suất cao.
- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P): có diện tích 9.826,0 ha, chiếm 6,64 diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện: An Lão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên. Đây là loại đất tốt để sử dụng canh tác nhiều vụ trong năm.
- Đất phù sa glây (Pg): có diện tích 9.871,0 ha chiếm 6,48% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dƣơng, Thủy Nguyên... trên địa hình trũng, khó thoát nƣớc, loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng 02 vụ lúa trong năm.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: có diện tích 4.546,0 ha chiếm 2,99% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Vĩnh Bảo, An Lão, Thủy Nguyên trên địa hình vàn, vàn cao. Đất thƣờng đƣợc sử dụng để trồng lúa 02 vụ hoặc trồng màu năng suất tƣơng đối tối.
- Đất phù sa úng nƣớc (Pj): Có diện tích 234,0 ha chiếm 0,15% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở huyện: Thủy Nguyên, Tiên Lãng, ở địa hình trũng, úng nƣớc. Loại đất nàng thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa nên thƣờng chỉ giao cấy một vụ lúa đông xuân.
- Đất dốc tụ (D): có diện tích 473,0 ha, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên, phân bố ở Cát Hải ở địa hình thung lũng xen kẽ giữa các dãy núi. Đất này ít có ý nghĩa cho sản xuất vì phân tán ở địa hình hiểm trở.
37
- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): Có diên tích 135,0 ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở dãy đồi sót ở huyện Thủy Nguyên. Đất có tầng mỏng, nghèo dinh dƣỡng.
- Đất vàng nhạt trên đát cát (Fq): Có diện tích 1.312,0 ha chiếm 0,86% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở huyện Thủy Nguyên, một ít ở quận Đồ Sơn, loại đất này nghèo dinh dƣỡng.
- Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn): có diện tích 502,0 ha, chiếm 0,33% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Cát Hải, xen giữa các dãy núi đá vôi với diện tích hẹp, phân tán, thƣờng có tầng đất mọng, không có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, chủ yếu để tu bổ, phục hồi và trồng rừng.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): có diện tích 67,0 ha, chiếm 0,04% diên tích tự nhiên tập trung ở Kiến An. Loại đất này nghèo dinh dƣỡng do bị rửa trôi, xói mòn trơ sỏi đá. - Các loại đất khác: có diện tích 70.217,0 ha chiếm 46,13% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất phi nông nghiệp, sông, suối, núi đá...
Mặc dù có tiềm năng lớn về đất đai nhƣng do có nền công nghiệp phát triển mạnh, đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến đất canh tác phục vụ nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây giảm nhanh (quỹ đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, bến cảng, khu kinh tế và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố...).
c) Đặc điểm tài nguyên nƣớc, tài nguyên biển
Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2. Thành phố có 04 con sông chính là: Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh; Sông Cấm có chiều dài hơn 30 km nối với sông Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ. Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Cấm; Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy ra biển bằng cửa sông Lạch Tray chạy qua nội thành Hải Phòng. Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quý Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng. Hệ thống sông này chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông còn ý nghĩa về mặt cấp nƣớc ăn cho thành phố rất hạn chế do hầu hết các con sông bị ảnh hƣởng của thủy triều nên nƣớc sông bị nhiễm mặn không sử dụng đƣợc cho sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sản xuất công nghiệp. Ngoài các sông chính Hải Phòng còn một số con sông nhánh nhỏ chia cắt trên khắp địa bàn thành phố.
38
Hiện tại Hải Phòng có 03 con sông là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố là: Sông Rế, Sông Đa Độ, Sông Giá.
Bên cạnh đó nguồn tài nguyên nƣớc ngầm của Hải Phòng đã đƣợc điều tra khảo sát từ rất sớm nhƣng chƣa thấy triển vọng lớn. Theo các tài liệu điều tra, hải Phòng có hai tầng nƣớc ngầm ltrong lớp trầm tích đệ tứ. Tầng thứ nhất (tầng đá gốc) có triển vọng nƣớc ngọt nằm trong cát, trong lớp sét pha bùn cát, chiều dài trung bình 18m, chất lƣợng nƣớc nầng này tốt có thể dùng cho sản xuất, sinh hoạt song phân bố không tập trung. Tầng thứ hai nƣớc bị nhiễm mặn không có giá trị cấp nƣớc.
Nguồn tài nguyên nƣớc của Hải Phòng cũng có những điểm bất lợi do nguồn nƣớc phân bố không đều, chất lƣợng nƣớc không cao do vậy chi phí cấp nƣớc lớn làm tăng giá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Cấp nƣớc cho Hải Phòng là một nhiệm vụ quan trọng của thành phố trong những năm tới.
Do có bờ biển dài nên Hải Phòng có 03 ngƣ trƣờng lớn, rộng 2.350 hải lý vuông với 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loại cây nƣớc mặn, 500 loại động vật đáy vùng triểu, 160 loài san hô, 189 loài cá tôm (trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao đang đƣợc nuôi trồng và bảo vệ nhƣ: tôm he, tôm rảo, tu hài, bào ngƣ, trai ngọc, rong câu...). Tổng trữ lƣợng cá vùng vịnh Bắc Bộ có khoảng 681.166,0 tấn, trong đó 390.000,0 tấn là cá nổi và 291.116,0 tấn cá đáy. Khả năng khai thác cho phép tối đa là 270.000,0 tấn. Ngoài ra Hải Phòng còn có lợi thế 03 vùng nƣớc: nƣớc mặn, nƣớc nợ và nƣớc ngọt, có 24.000,0 ha bãi bồi ngập triều, trên 5.000,0 ha mặt nƣớc mặn xung quanh các đảo, trên 8000,0 ha mặt nƣớc ngọt... đây là lợi thế rất lớn cho phát triển đa dạng các ngành công nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản, khai thác và dịch vụ đánh bắt xa bờ.
d) Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm địa chất của Hải Phòng nên tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi, tập trung nhiều ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà, Phà Đụn. Tổng trữ lƣợng trên 185,0 triệu tấn, đá vôi có chất lƣợng tốt rất thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, bột nhẹ, đất đèn.
Đất sét phân bố ở Tiên Hội, Chiến Thắng, Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Phong (Kiến Thụy), Lƣu Kiếm, Minh Đức, Mỹ Đồng (Thủy Nguyên).
Nguồn sản xuất muối tập trung chủ yếu ở huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn; mỏ sắt ở Dƣơng Quan (Thủy Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà nhƣng trữ lƣợng nhỏ. Sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng) nhƣng trữ lƣợng nhỏ.
Các loại khoáng sản khác: Nƣớc khoáng ở Bạch Đằng (Tiên Lãng), cao lanh ở Doãn Lại (Thủy Nguyên); phốt phát (ở Cát Bà, Bạch Long Vĩ).
39
Cát là nguồn tài nguyên có trữ lƣợng lớn rất quan trọng của thành phố đƣợc tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông, cửa sông, cửa biển, ven biển thuộc các huyện: Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy và quận Đồ Sơn.
Trên đảo Bạch Long Vĩ còn có đá asflalt, sản phẩm ô xy hóa dầu thể hiện có khả năng thềm lục địa Hải Phòng có triển vọng về khai thác dầu khí (Hải Phòng có thềm lục địa chiếm ¼ diện tích đệ tam Vịnh Bắc Bộ, có bề dày 3.000,0 m).
2.2. Đánh giá đặc điểm quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn 1986 - 2012