6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.6. Tác động của chính sách đất đai phục vụ phát triển công nghiệp
1.6.1. Tác động của chính sách đất đai nói chung đối với phát triển công nghiệp
Ở mỗi quốc gia, chính sách đất đai luôn là một trong những công cụ để thúc đẩy kinh tế và phát triển xã hội trên cơ sở phát triển bền vững và tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này. Việc giao đất đƣợc thực thi ở các nƣớc có nền kinh tế và chính trị chủ yếu theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, khi đất đai đƣợc sở hữu toàn dân điển hình nhƣ Trung Quốc, Việt Nam... ở các nƣớc khác do đất đai sở hữu tƣ
27
nhân nên vấn đề giao đất có những điểm cơ bản khác biệt so với các nƣớc có chính sách đất đai sở hữu toàn dân. Việc thuê đất diễn ra phổ biến và phát triển mạnh hơn ở các nƣớc có chế độ sở hữu toàn dân, với các hình thức và quy định cho thuê một cách chặt chẽ, luôn là một yếu tố bảo đảm cho việc khai thác sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Các hình thức giao đất và cho thuê đất ở các quốc gia nói trên đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Tuy nhiên mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội luôn là yếu tổ chủ đạo trong các chính sách và thực hiện.
- Tác động tới quy hoạch phát triển lâu dài các KCN.
+ Quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo phát huy và khai thác lợi thế của từng khu vực, đảm bảo tính hiệu quả, cân nhắc các yếu tố môi trƣờng và xã hội trong các quyết định quy hoạch.
+ Chính sách quy hoạch KCN phải gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN nhƣ hệ thống giao thông, chiếu sáng, điện... và các dịch vụ phục vụ nhƣ xe buýt phục vụ đƣa đón công nhân, nhà trọ cho công nhân, nhà ăn cho công nhân, công an, hải quan KCN... là các yếu tố làm tăng sức hấp dẫn KCN vừa là giải pháp kinh tế - xã hội cần thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững KCN.
+ Phát triển KCN thực chất là kinh doanh bất động sản đất đai công nghiệp.
- Tác động tới chính sách huy động vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN một cách đồng bộ.
+ Để thu hút đầu tƣ vào KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ có ý nghĩa quan trọng, vì vậy phải có quy hoạch chính sách đất đai rõ ràng đối với các khu công nghiệp. Một KCN có hạ tầng yếu kém sẽ không có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ lớn.
- Tác động tới chính sách khai thác sử dụng các nguồn lực:
+ Phát triển KCN phải có chính sách sử dụng các nguồn lực hài hòa, điều này quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng tạo nên nền kinh tế và thúc đẩy nó phát triển. Các yếu tố đó là: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, nguồn nƣớc, con ngƣời, nguồn vốn, khoa học công nghệ...
+ Nguồn lực là nền tảng cho sự phát triển, nhƣng nguồn lực vô hình nhƣ năng lực quản lý, cải cách thể chế, phát huy năng lực sáng tạo ra những giá trị sử dụng mới sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các địa phƣơng. Do đó chính sách khai thác sử dụng nguồn lực trong phát triển KCN cần đảm bảo:
+ Hợp tác chia sẻ sử dụng nguồn lực vì trong thời kỳ hội nhập, nguồn lực trở thành tài sản chung của nhân loại.
28
+ Chính sách phát triển KCN cần có sự liên kết, hợp tác và chia sẻ nhằm giảm sự cạnh tranh nội bộ trong việc mời gọi đầu tƣ, đồng thời có chiến lƣợc phát triển các KCN mũi nhọn.
+ Chính sách phát triển KCN phải chú ý đến công nghệ, dựa trên ứng dụng công nghệ cao sẽ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và gia tăng hàm lƣợng chất xám cao hơn. + Chính sách phát triển KCN phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực con ngƣời. Các nƣớc biết dựa vào tri thức, lấy tri thức làm nòng cốt sẽ phát triển mạnh.
- Tác động tới chính sách thu hút đầu tƣ:
+ Chính sách thu hút đầu tƣ vào KCN đảm bảo cơ cấu cân đối, thân thiện và hội nhập: cân đối giữa các KCN, cân đối cơ cấu ngành, cân đối sản phẩm và thị trƣờng.
+ Cơ cấu thân thiện trở thành nhu cầu đòi hỏi của phát triển bền vững, thể hiện trong quá trình lựa chọn công nghệ, sản phẩm phải hƣớng tới các công nghệ ít phát thải, tiết kiệm nguyên liệu, dễ tái chế và có khả năng sử dụng lại, tạo cơ hội cho việc cải thiện môi trƣờng theo hƣớng thân thiện.
+ Cơ cấu hội nhập là KCN đáp ứng những chuẩn mực quốc tế, là cơ hội mở rộng giao lƣu, cạnh tranh với thế giới và trở thành động lực thúc đẩy cho sự phát triển bền vững.
1.6.2. Chính sách đất đai với định hướng phát triển công nghiệp
Tùy theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển công nghiệp ở mỗi khu vực mà nên ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp nào là mũi nhọn (ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo hay ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh, tin học hoặc là ngành công nghiệp hóa chất…), mà có các chính sách đất đai phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà đầu tƣ.
Thu hồi đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất đối với các KCN hoạt động kém hiệu quả. Dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và luận chứng phát triển công nghiệp theo phƣơng án chọn, thành phố định hƣớng quy hoạch tập trung phát triển những lĩnh vực công nghiệp theo từng khu vực cho phù hợp.
Quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung mang tính chuyên sâu, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khu, CCN trên địa bàn thành phố. Ban hành các chính sách cụ thể riêng cho các quận huyện về xây dựng các CCN để đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng các CN phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng vùng.
Có chính sách ƣu đãi cho các danh mục các dự án ƣu tiên phát triển, chính sách kêu gọi thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ xây dựng trong các KCN tập trung phù hợp cho từng khu vực.
29
Rà soát và bổ sung, sửa đổi xây dựng các chính sách tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nƣớc cho mục đích phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố trong các lĩnh vực theo định hƣớng tăng ƣu đãi, giảm các chi phí, giảm giá thuê đất đối với một số dự án đƣợc ƣu tiên nhằm thu hút đầu tƣ và tăng tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn thành phố
1.6.3. Vai trò của chính sách quy hoạch đất đai đối với phát triển kinh tế- xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng nói chung và công nghiệp nói riêng
Vai trò của việc quy hoạch đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý của Nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển công nghiệp nói riêng (thu hồi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp).
- Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của ngƣời sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lƣợc. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan trọng nhƣ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành công nghiệp, xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai.
- Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh đƣợc những vấn đề có tính chiến lƣợc nhƣ: phƣơng hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển công nghiệp nói riêng.
- Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tƣơng đối dài, dƣới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
30
Tóm lại, chính sách đất đai có tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với sự phát triển công nghiệp nói riêng (quy hoạch sử dụng đất ở các KCN, các CCN). Không những có định hƣớng cho các ngành công nghiệp phát triển mà chính sách đất đai còn thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách đất đai còn gây nên những tác động không mong muốn tới các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHO THUÊ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố cảng biển - công nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Hải Phòng là đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung ƣơng, có vị trí địa lý quan trọng, nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và đƣờng hàng không... với các tuyến trục giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, tuyến đƣờng sắt Hải Phòng - Hà Nội, Sân bay Cát Bi, Cảng Hải Phòng... Là đầu mối giao thông đƣờng biển quan trọng phía bắc đi các địa phƣơng trong nƣớc và đi các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Cách thủ đô Hà Nội 102 km, có diện tích 1.519,0 km2. Hải Phòng nằm trong tọa độ địa lý từ 20o
30’39’’ đến 21o
01’15’’ vĩ độ Bắc và từ 107o42’20’’ đến 107o44’15’’ kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc tiếp giáp Quảng Ninh.
- Phía Nam tiếp giáp Thái Bình.
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông.
- Phía Tây tiếp giáp Hải Dƣơng.
- Dân số thành phố Hải Phòng năm 2012 khoảng 2 triệu ngƣời.
Vị trí địa lý của Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên và xã hội để xây dựng một thành phố cảng hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một cực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế “hai hành lang, một vàng đai” (hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; vành đai biển).
32
33
b) Đặc điểm địa hình - địa chất
Hải Phòng là thành phố ven biển, có địa hình khá đa dạng và phong phú, gồm cả lục địa và hải đảo đƣợc chia cắt bởi các con sông trên địa bàn thành phố, có mật độ sông lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình ở Hải Phòng chủ yếu là đồng bằng gần nhƣ bằng phẳng với độ dốc nhỏ do tính chất của vùng châu thổ sông Hồng, có xen kẽ đồi núi thấp, núi đá vôi và các bãi ngập triều. Độ cao trung bình từ cốt +5 đến cốt +7. Địa hình hơi dốc theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Là thành phố ven biển nên Hải Phòng còn có rất nhiều đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 327,0 m2
và có 02 huyện đảo: Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Đảo Bạch Long Vĩ cách đất liền khoảng 130 km). Điểm cao nhất là đỉnh núi cao 331,0 m ở phía Tây đảo Cát Bà, thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển có độ cao trung bình 0,8 - 1,2 m và đƣợc phân chia thành 03 vùng sau đây:
- Vùng đá thấp chia cắt mạnh: chiếm 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong vịnh Lan Hạ, Hạ Long. Đảo Cát Bà hầu hết là quần thể núi đá vôi nối tiếp nhau có độ cao trung bình 100 m - 250,0 m. Vùng này có độ chia cắt lớn, xin giữa các dãy núi là các thung lũng hẹp, nơi lớn nhất khoảng trên dƣới 1,0 ha. Khu vực này thƣờng bị khô hạn và thuộc vùng địa chất trẻ, hiện tƣợng cater tƣơng đƣơng phổ biến.
- Vùng đồi chia cắt mạnh chiếm 05% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên, thuộc vùng địa chất trẻ, có những vùng mới đƣợc hình thành. Các dải đồi phần lớn có nguồn gốc phiến thạch và sa thạch từ kỷ đệ Tam, có đỉnh tƣơng đối bằng, trơn tru, ít bị chia cắt. Các đồi cấu tạo bằng đá vôi có đỉnh nhọn, sƣờn núi dạng răng cƣa có độ dốc trung bình từ 40o
- 50o, chia cắt tƣơng đối rõ. Xen kẽ giữa các giải đồi là các thung lũng bằng phẳng mang tính chất sa bồi, rộng từ 1 - 3 km, có sông chảy qua.
- Vùng đồng bằng: chiếm 85% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện và khu vực nội thành. Đây là vùng đất do phù sa bồi lắng, có địa hình bằng phẳng và hơi nghiêng ra biển. Độ cao trung bình vùng đồng bằng từ 1m - 3 m, trên bề mặt đồng bằng nổi lên một số đồi núi sót, tập trung chủ yếu ở khu vực núi Voi, Xuân Sơn, Phù Liễn, Kha Lâm, Núi Đối và Đồ Sơn, ở Đảo Phù Long và huyện đảo Cát Hải vùng đồng bằng kém bằng phẳng hơn.
c) Đặc điểm khí hậu
Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu biển nên nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn so với vùng khác thuộc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm 23o
C - 24oC (nhiệt độ cao nhất về mùa hè là 40oC, nhiệt độ thấp nhất về mùa đông không dƣới 5oC). Lƣợng mƣa trung bình 1.600 mm - 1.800 mm và độ ẩm là 86 - 90%; có 02 hƣớng gió chủ đạo là gió đông
34
bắc vào mùa đông, gió Đông Nam vào mùa hè với vận tốc trung bình 3,5 - 4,2 m/s. Số giờ nắng trung bình 1.692,4 giờ/năm. Tổng năng lƣợng mặt trời hàng năm là 4.600,0 MJ/m2.
Do nằm sát biển Đông nên về mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn 01o
C so với Hà Nội. Mùa đông lạnh và khô (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm), mùa hè mát mẻ, nhiều mƣa (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm), có bão thƣờng xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.