Hiệu quả nâng cao mức sống cho người dân khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của chính sách cho thuê đất phục vụ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu điểm tại khu công nghiệp Tràng (Trang 68)

6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.3.Hiệu quả nâng cao mức sống cho người dân khu vực

Nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu là thu từ tiền lƣơng/tiền công và đƣợc thống kê nhƣ bảng số liệu sau:

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng chia theo nguồn thu

Đơn vị hành chính Tiền lƣơng/Tiền công (Triệu đồng)

Nông, lâm nghiệp và Thủy sản

Phi nông nghiệp (Triệu đồng)

Hải Phòng 958 114,6 417,8

Hải Dƣơng 599 257,6 286,4

Quảng Ninh 894,9 175,9 533,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)

Hình 2.12. Biểu đồ thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nguồn thu năm 2010

Trong khi đó bình quân nhân khẩu/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng đƣợc thống kê và so sánh với các tỉnh lân cận nhƣ (Hải Dƣơng, Quảng Ninh):

Bảng 2.9. Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng chia theo nhóm thu nhập Đơn vị hành chính Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Hải phòng 510,3 864,6 1.219,1 1.805,9 4.068,6

Quảng Ninh 418,9 683,6 994,9 1.395,3 2.659,4

Hải Dƣơng 441 811,2 1.125,5 1.512,2 2.633,6

61

Hình 2.13. Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nhóm thu nhập năm 2010

Nhìn chung thu nhập bình quân/tháng chia theo nhóm thu nhập của ngƣời dân ở Hải Phòng luôn cao hơn so với các tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dƣơng) ở tất cả các nhóm thu nhập (trong đó mức chênh lệch ở nhóm 5 là cao nhất); đây là nhóm ngƣời dân có thu nhập rất giàu.

Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng mang lại hiệu tích cực trực tiếp và gián tiếp tới thu nhập, việc làm và mức sống của ngƣời dân địa phƣơng qua các kênh sau đây. Khoản bồi thƣờng khi thu hồi đất; khi phải giao quyền sử dụng đất cho chính quyền địa phƣơng hoặc nhà đầu tƣ phát triển hạ tầng để làm khu công nghiệp, ngƣời dân nhận đƣợc một khoản bồi thƣờng tùy theo loại đất (thổ cƣ, hoa màu hoặc đất ruộng) và diện tích đất và tiền bồi thƣờng bù nhà cửa, hoa màu trên đó theo quy định của Nhà nƣớc.

Thu nhập từ việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến khu công nghiệp. Đối với nông dân trong độ tuổi lao động, họ có thể đƣợc tuyển vào làm ở các nhà máy trong khu công nghiệp. Việc chuyển từ nông dân sang công nhân thu nhập của họ khoảng 2,2 - 2,5 triệu đồng/tháng có thể bằng thu nhập làm nông nghiệp cả năm. Đối với những ngƣời không có đủ điều kiện vào làm tại khu công nghiệp, thì nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của công nhân trong khu công nghiệp đã tạo cơ hội cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ trồng lúa sang trồng trọt rau quả, chăn nuôi có lãi hơn. Đối với lao động ngoài độ tuổi lao động thì khu công nghiệp cũng tạo điều kiện phát triển các việc làm mới. Các dịch vụ nhƣ cửa hàng ăn uống, dịch vụ sửa chữa xe máy, cửa hàng gội đầu hay cắt tóc, cửa hiệu tạp phẩm, v.v… mang lại cho ngƣời dân nơi có khu công nghiệp một thu nhập tốt hơn, ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp bấp bênh trƣớc kia. Đối với lao động phổ

62

thông trong vùng hoặc nông dân trong độ tuổi lao động bị mất đất nông nghiệp, thì sự hiện diện của các khu công nghiệp đã mang lại nhiều cơ hội việc làm trong khu công nghiệp với mức thu nhập ổn định. Đối với một số ngƣời dân trong vùng nhất là lao động nữ giới tuổi trung niên, việc thành lập các khu công nghiệp đã tạo cơ hội cho họ có cơ hội thiết lập và tạo dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho công nhân và nông dân quanh vùng. Đánh giá tổng thể cho thấy, khu công nghiệp đã tạo điều kiện và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động. Với mức thu nhập tƣơng đối ổn định, việc làm trong khu công nghiệp đã giúp ngƣời dân từng bƣớc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, cũng nhƣ tinh thần của bản thân và gia đình. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ và tác động đến đời sống ngƣời dân.

2.5.4. Mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng

Phát triển hệ thống các khu công nghiệp có tác động rõ rệt tới hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Hải Phòng:

- Về giao thông: cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng lƣới giao thông ra các tỉnh lân cận tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 10 và quốc lộ 5 kéo dài tới cảng nƣớc sâu Lạch Huyện, tuyến nối với đƣờng vành đai 3 của Hà Nội để gia tăng giao thông giữa Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hình thành, nâng cấp 3 tuyến đƣờng vành đai, nâng cấp, kéo dài hệ thống đƣờng nội bộ nhằm cải thiện đáng kể hệ thống giao thông trong nội bộ thành phố. Đối với hệ thống cảng biển: chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá cảng Hải Phòng và xây dựng cảng Đình Vũ. Sau khi hoàn thành các dự án trên, tổng năng lực thông qua của cụm cảng Hải Phòng đạt 15 - 18 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 29 triệu tấn/năm vào năm 2020. Đối với hệ thống đƣờng sắt: cải tạo, nâng cấp hệ thống đƣờng sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Mở các tuyến mới xuất phát từ Cam Lộ đến các bến cảng, khu công nghiệp, khu đô thị; xây dựng tuyến đƣờng sắt chạy dọc các tỉnh duyên hải;

- Về cấp điện và thông tin liên lạc: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy nhiệt điện 600MW tại Khu công nghiệp Minh Đức; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện trung thế và hạ thế ở nội thành; mở rộng cấp điện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mới hình thành và thực hiện điện khí hoá nông thôn. Nâng điện thƣơng phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 2.077 kWh/ngƣời năm 2010 và lên 7.460 kWh/ngƣời vào năm 2020; phấn đấu 100% số xã có điện, 100% số hộ có điện từ năm 2010.

63

2.5.5. Tác động tới môi trường

Do quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng tƣơng đối nhanh dẫn đến những tác động xấu tới môi trƣờng sống của ngƣời dân không những quanh các khu công nghiệp, khu kinh tế mà còn ngƣời dân cả vùng. Theo thống kê hiện nay lƣợng nƣớc thải của thành phố Hải Phòng với các tỉnh thuộc 4 vùng KTTĐ năm 2009 đƣợc thể hiện trong biểu đồ.

Hình 2.14. Biểu đồ lƣợng nƣớc thải trong ngày của các tỉnh thuộc 4 vùng KTTĐ năm 2009

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường toàn quốc năm 2009) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải của khu vực này cũng đƣợc thống kê dƣới hình thức biểu đồ (hình 2.15), với các chất ô nhiễm nhƣ TSS, BOD, COD, tổng N, tổng P là các chỉ số thể hiện sự ô nhiễm nƣớc thải trong các khu công nghiệp hiện nay.

Hình 2.15. Biểu đồ các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải của các tỉnh thuộc 4 vùng KTTĐ năm 2009

64

Lƣợng các chất ô nhiễm này của Hải Phòng so với trung bình của các tỉnh thuộc 4 vùng KTĐT đƣợc thể hiện nhƣ biểu đồ sau:

Hình 2.16. Biểu đồ so sánh các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của Hải Phòng với tổng số của vùng KTTĐ Bắc Bộ 2009

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường toàn quốc năm 2009)

Bên cạnh nguồn nƣớc thải bị ô nhiễm bởi các chất độc hại nhƣ trên thì các khu công nghiệp ra đời cũng gây hậu quả không nhỏ cho ô nhiễm không khí với lƣợng khí thải ở các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng mà tất cả các khu công nghiệp miền Bắc nói chung (đặc biệt là hàn lƣợng bụi lơ lửng)

Hình 2.17. Hàm lƣợng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc giai đoạn 2006 - 2008

Song song với đó là các chất thải rắn nguy hại đƣợc thải ra ở các khu công nghiệp, trong những năm gần đây các chất thải rắn nguy hại đƣợc thải ra ở các khu

65

công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng liên tục tăng (đặc biệt tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005 - 2008) và đƣợc thể hiện nhƣ biểu đồ sau:

Hình 2.18. Biểu đồ ƣớc tính chất thải nguy hại tại các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Nhƣ vậy cùng với những tác động tích cực thì các khu công nghiệp, các khu kinh tế phát triển nhanh cũng gây hậu quả không lƣờng về ô nhiễm môi trƣờng sống, do đó song song với thúc đẩy phát triển các KCN, KKT thì thành phố Hải Phòng phải có giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm thông qua việc phát triển bền vững. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm phát triển lâu dài không những cho Hải Phòng mà cho cả nƣớc.

2.5.6. Quy hoạch phát triển không gian, lãnh thổ

- Khu vực đô thị: đến năm 2020, hệ thống đô thị của Thành phố bao gồm khu vực đô thị hiện có (7 quận); các khu đô thị mới (khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Cát Bi, khu đô thị đƣờng Phạm Văn Đồng, khu đô thị Bắc Sông Cấm); các đô thị vệ tinh (Minh Đức - Bến Rừng, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thuỵ, Cát Bà); các thị trấn (An Dƣơng, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải).

- Khu vực nông thôn, hình thành các vành đai nông nghiệp nhƣ sau:

+ Vành đai 1: phát triển sản xuất rau, hoa, cây cảnh. Tập trung chủ yếu tại các phƣờng, xã: Đằng Lâm, Đằng Hải (quận Hải An), Đồng Thái, An Đồng (huyện An Dƣơng), Dƣ Hàng Kênh (quận Lê Chân), Hoa Động, Lâm Động, Tân Dƣơng, Dƣơng Quan và Thuỷ Đƣờng (huyện Thuỷ Nguyên);

+ Vành đai 2: phát triển sản xuất lƣơng thực, thực phẩm. Tập trung tại các phƣờng, xã: Nam Hải (quận Hải An), Hồng Thái, Đồng Thái, Nam Sơn (huyện An Dƣơng), Hoà Bình, Ngũ Lão, Kiền Bái, Hoàng Động (huyện Thuỷ Nguyên) và Anh Dũng (huyện Kiến Thuỵ);

66

+ Vành đai 3: phát triển sản xuất lƣơng thực, chăn nuôi tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu;

+ Vành đai 4: phát triển sản xuất lƣơng thực, cây ăn quả. Tập trung tại các xã: Đại Bản, Hồng Phong, An Hƣng (huyện An Dƣơng), Cao Nhân, Chính Mỹ, Hợp Thành, Quảng Thanh, Minh Tân (huyện Thuỷ Nguyên), Hoà Nghĩa, Đại Đồng, Hữu Bằng và Thuận Thiên (huyện Kiến Thuỵ);

+ Vành đai 5: phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Tập trung tại các xã: Lê Thiện, An Hoà (huyện An Dƣơng), Kỳ Sơn, Lại Xuân, Phù Ninh, An Sơn (huyện Thuỷ Nguyên), Tân Phong, Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Ngũ Đoan, Tân Trào, Kiến Quốc, Ngũ Phúc và Thuỵ Hƣơng (huyện Kiến Thuỵ).

- Vùng biển và ven biển:

+ Phát triển hệ thống cảng biển bằng nguồn lực tổng hợp, phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống cảng (bến, luồng lạch, trang thiết bị sản xuất, điều hành v.v..) bảo đảm đủ khả năng phục vụ cho lƣợng hàng hoá thông qua cảng khoảng từ 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010 và 70 - 80 triệu tấn vào năm 2020;

+ Phát triển công nghiệp và đô thị vùng biển và ven biển: hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung và các dải hành lang đô thị ven biển gắn với trục công nghiệp chiến lƣợc trục đƣờng quốc lộ số 5, đƣờng quốc lộ số 10 và cảng Hải Phòng tạo thành một chùm đô thị - công nghiệp có sức thu hút và lan toả lớn, đóng vai trò là động lực đối với sự phát triển của vùng Bắc Bộ.

67

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CHO THUÊ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Đánh giá thực trạng công tác cho thuê đất tại khu công nghiệp Tràng Duệ

3.1.1. Khái quát chung về khu công nghiệp Tràng Duệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu công nghiệp Tràng Duệ thuộc địa bàn các xã: Lê Lợi, Bắc Sơn, Hồng Phong, huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng.

- Chủ đầu tƣ là Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng. - Phía Bắc giáp đƣờng 208 và sông Rế;

- Phía Nam giáp sông Lạch Tray. - Phía Đông giáp quốc lộ 10.

- Phía Tây giáp thôn Đồng xuân, xă Hồng Phong, huyện An Dƣơng.

Khu công nghiệp Tràng Duệ có tổng diện tích 349,23 ha, đƣợc chia làm hai khu:

- Khu A: nằm phía Tây Bắc quốc lộ 10 có diện tích 192,53 ha. - Khu B: nằm phía Nam Quốc lộ 10 có diện tích 143,83 ha.

- Giai đoạn 1 có diện tích 150,0 ha, trong đó đất công nghiệp 128,10 ha.

Phân khu chức năng khai thác của khu A là phát triển công nghiệp tổng hợp và các hoạt động phục vụ cho công nghiệp gồm: các trung tâm công cộng trong khu công nghiệp, các khu cây xanh, công viên, thể dục thể thao và cây xanh cách ly; khu B là các khu tái định cƣ cho khu công nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp hiện có và các khu công trình phục vụ công cộng, các khu cây xanh công viên, thể dục thể thao và cây xanh cách ly.

Khu công nghiệp Tràng Duệ có vị trí giao thông vô cùng thuận lợi, nằm trên trục đƣờng quốc lộ 10 thuận tiện cho việc giao thông đi các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh; Cách quốc lộ 5 đi Hà Nội 05 km, đi ra cảng Hải Phòng khoảng 12 km, rất thuận tiện cho việc giao thƣơng hàng hóa từ khu công nghiệp Tràng Duệ đi các tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 về việc thu hồi đất giao cho Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghệp Tràng Duệ tại các xã: Hồng Phong, Lê Lợi, Bắc Sơn, huyện An Dƣơng.

68

69

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp Tràng Duệ Số TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu

(%)

1 Đất công nghiệp 128,10 66,56 50 - 60

2 Đất cây xanh - mặt nƣớc 26,70 13,87 15 - 20

3 Đất công trình công cộng 1,55 0,81 1- 2

4 Đất đầu mối kỹ thuật 13,19 6,86 5 - 7

5 Đất giao thông nội bộ 22,92 11,91 15 - 20

Tổng cộng 192,46 100,0 100,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động tại KCN Tràng Duệ năm 2012)

3.1.2. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất tại khu công nghiệp Tràng Duệ, thành phố Hải Phòng.

a) Tình hình thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng

Sau khi đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành quyết định giao đất cho Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng để thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo dự án đầu tƣ đã đƣợc duyệt.

Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện An Dƣơng, các phòng ban chuyên môn của huyện và Ủy ban nhân dân các xã: Hồng Phong, Lê Lợi, Bắc Sơn, để tiến hành kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ, giải phóng mặt bằng.

Ngày 14/9/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-UBND phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ thiệt hại đất đai, tài sản, hoa màu trên diện tích đất thu hồi tại khu A cụm Công nghiệp tràng Duệ thuộc các xã: Lê Lợi, Bắc Sơn, Hồng Phong, huyện An Dƣơng để thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng

Quá trình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Tràng Duệ (khu A) đã kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng (gồm 06 đợt): tổng số 1.412 hộ trên diện tích 1.688.459,3 m2

với tổng số tiền bồi thƣờng là 66.699.943.470,0 đồng để tiến hành chi trả cho các hộ dân có đất nằm trong chỉ giới thu hồi.

Diện tích đất thu hồi của dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, một phần là đất thổ cƣ của các hộ dân trên địa bàn 03 xã, đất công ích của xã và một phần là các nghĩa địa. Việc bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất thổ cƣ và giải phóng nghĩa trang nghĩa địa gặp nhiều khó khăn phức tạp do khi lập quy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của chính sách cho thuê đất phục vụ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu điểm tại khu công nghiệp Tràng (Trang 68)