Cần có những dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc
biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trướcnhững biến động của thị trường thế giới.
Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự
quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định
về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở
hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh… vốn là những vấn đề liên quan
đến nhiều bộ, ngành khác nhau, cóảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tíndụng.
Chính Phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN
để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng
nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín
dụng của ngân hàng.
Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính
doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện
để được thanh lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm
toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cao kiểm
toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất
nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo. Mặt khác Chính Phủ cần có quy định về
sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngân hàng
trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của khách hàng, tránh tình trạng
doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hàng.
Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các công cụ tín dụng phái sinh nhằm
giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng như: hoán đổi tín dụng (Credit Swap), quyền
chọn tín dụng (credit option).