Các nguyên nhân phát sinh từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPcông thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp Luận văn thạc sĩ (Trang 62)

i. Sự bất hợp lý trong công tác xây dựng khung pháp lý hướng dẫn việc cấp tín dụng của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Nhìn chung các quyết định cơ bản đầy đủ, rõ ràng nội dung tạo chủ động

cho Chi Nhánh trong việc xác định danh mục tín dụng phù hợp, góp phần tăng

hành đồng thời nhưng lại do các phòng chức năng khác nhau soạn thảo và ban hành

nhưng lại thiếu sự phối hợp với nhauvà không thông qua ý kiến đóng góp của các

Chi nhánh dẫn đến việc các quyết định trên có khi chồng chéo nhau gây khó khăn

cho Chi nhánh áp dụng thực tế tại đơn vị.

Bên cạnh đó, khi đưa vào áp dụng tại Chi nhánh do khối lượng công việc

giải quyết hàng ngày là rất lớn cá biệt có cán bộ quản lý trên 500 khách hàng, cán bộ phụ trách trìnhđộ còn hạn chế hoặc không nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ mà chỉ chủ yếu là làm việc gập khuôn sao chép lẫn nhau, dựa vào kinh nghiệm là chủ

yếu nên vẫn chưa tuân thủ theo các quy chế quy trình cấp tín dụng của NH TMCP Công Thương Việt Nam.

ii. Nhận thức về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Thápcòn khá hạn chế

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Chi nhánh chưa thật sự chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, xem công tác quản trị rủi ro tín dụng

là kim chỉ nam để phát triển tín dụng một cách an toàn và hiệu quả góp phần

giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng là do trình độ và nhận thức về

công tác quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế. Chi nhánh chỉ tập trung phát

triển tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngắn hạn mà chưa chú trọng vào

phát triển trung và dài hạn, xem công tác quản trị rủi ro đơn giản là việctuân thủ

theo đúng quy trình, quy định cấp tín dụng do NH TMCP Công Thương Việt

Nam ban hành với mục tiêu cấp tín dụng sao cho an toàn, và hiệu quả, nợ quá hạn

ở mức thấp theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm do NH TMCP Công Thương

Việt Nam giao, nếu nảy sinh nợ quá hạn thì tiến hành đôn đốc khách hàng thanh

toán hoặc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Chính vì vậy công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại Chi nhánh vẫn còn đó những bất cập, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu trong điều kiện nền kinh tế không ổn định như hiện

iii. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa hoàn toàn độc lập với Chi nhánh

Đối với công tác kiểm tra nội bộ, mặc dù hiện nay tại NH TMCP Công

Thương Việt Nam CN Đồng Tháp đã có bộ phận kiểm tra nội bộ và không trực

thuộc chi nhánh, không chịu sự chỉ đạo điều hành của giám đốc chi nhánh. Tuy

nhiên trong thực tế thì bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa thật sự tách bạch

khỏi chi nhánh, vẫn có trường hợp chịu sự tác động của Chi nhánh. Nguyên nhân

là do cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ xuất thân từ nhân viên của Chi nhánh và

đã có mối quan hệ mật thiết gắn bó với Chi nhánh từ lâu nên trong công tác kiểm

tra kiểm soát cũng có phần cả nể, chưa thể hiện được vai trò kiểm tra kiểm soát

và định hướng cho Chi nhánh chấp hành đúng theo quy định của NH TMCP

Công Thương Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ còn hạn chế về nhân lực, Chi

nhánh chỉ có 03 nhân sự thuộc phòng kiểm tra bao gồm cả lãnh đạo và nhân

viên, và toàn bộ là cán bộ nữ. Trong khi đó phải đảm nhiệm công việc kiểm tra

kiểm soát ở tất cả các mảng nghiệp vụ từ tín dụng cho đến kế toán và tiền tệ kho

quỹ... trong toàn Chi nhánh Đồng Tháp. Nên chất lượng kiểm tra vẫn chưa thật

sự đáp ứng được yêu cầu.

iv. Do trình độ chuyên môn, năng lực và nhận thức của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh

Chất lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu, hiện tại Chi nhánh có

tổng cộng 35cán bộ tín dụng trong đó trìnhđộ đại học là 21 người (Bao gồm chính

quy và chuyên tu), trìnhđộ cao đẳngvà trung cấp là 14 người và trìnhđộ ngoại ngữ

thì rất hạn chế. Tuy nhiên theo yêu cầu chức năng nghiệp vụ thì cán bộ tín dụng

phải tối thiểu phải đạt trình độ Đại học, được đào tạo chính quy từ các trường Đại

học trong và ngoài nước có uy tín.

Về nhận thức thì còn rất hạn chế trong việc chấp hành các quy định, quy

trình cấp tín dụng do NH TMCP Công Thương ban hành. Nguyên nhân là do đa số

mà chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và từ các bộ cũhoặc tự nghiên cứu các

quy trình nghiệp vụ nên dễ dẫn đến việc sáo mòn, gập khuông trong tư tưởng và

nghiệp vụ.

v. Ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế

Hệ thống INCAS của NH TMCP Công Thương Việt Nam mới được ứng

dụng từ năm 2006 đến nay và đang trong giai đoạn hoàn thiện dần nên không thể

không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống INCAS được xem là một trong những ứng

dụng hiện đại nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam với đầy đủ các

chức năng của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên do phần mềm được mua bản quyền ở nước ngoài nên việc chỉnh sửa, thay đổi để phù hợp với yêu cầu hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng từng thời kỳ là hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài và cần có thời gian hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPcông thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp Luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)