Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ nội bộ hệ thống NH TMCP
Công Thương Việt Nam nói chung và NH TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Tháp nói riêng thì còn có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố bên ngoài đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
i. Sự điều tiết vĩ mô về kinh tế của nhà nước:
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm từ năm 2001-2007 với mức tăng trưởng GDP bình quân là 7.6%. Tuy nhiên tình hình
kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây biến động bất thường: giá xăng, dầu,
vàng, sắtthép…leo thang, tình trạng tăng trưởng bong bóng của thị trường chứng
khoán, sốtảo của thịtrường nhà đất…Trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động
như thế sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách phát
triển tín dụnghợp lý cả trong ngắn và dài hạn.
ii. Môi trường pháp lý:
- Môitrường pháp lý chưa thuận lợi: Do sự không đồng nhất của các
việc hoàn thiện công tác xây dựng các quy trình, văn bản, quyết định cấp tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng của mình. Ví dụ: khi cho vay các tài sản hình thành
trong tương lai gắn liền với quyền sử dụng đất đã được thế chấp, khi tài sản hình
thành phải làm thủ tục cấp quyền sở hữu để thế chấp bổ sung thì không thể thực
hiện được do: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp nợ vay, Văn
phòngđăng ký quyền sử dụng đất không chấp nhận bản sao quyền sử dụng đất có
chứng thực của Công chứng, đồng thời phải có bản chính đã xóađăng ký thế chấp.
- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật tại địa phương:
+ Hiện nay Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật tố tụng dân
sự… và các nhiều luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Nhưng việc triển khai còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng. Theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm
bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự
nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tòa và trong thực tế một vụ khiếu kiện thông thường mất từ 1 đến 2 năm gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc giải
quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng và hiệu quả kinh doanh của khoản vay xét về
thời gian là không cao.
+ Bên cạnh đó, sự quá tải ở các tòa ánđịa phương, cán bộ thực thi pháp
luật quan liêu, không xử lý dứt điểm các vụ án phức tạp, sự kháng cự của bên vay vốn… cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
iii. Sự hạn chế của các công cụ bên ngoài hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng
Thông tin mà các ngân hàng thương mại cập nhật về khách hàng vay
vốn hiện nay chủ yếu là từ khách hàng và từ trung tâm thông tin tín dụng ngân
hàng (CIC). Bên cạnh những hiệu quả đạt được, CIC hiện nay chưa cập nhật được
không thể hiện tình hình tài chính, còn tình hình tài sản đảm bảo tuy có thể hiện nhưng số liệu không được cập nhật thường xuyên…không giúp cho các ngân hàng
có nhiều thông tin để gạn lọc khách hàng tốt tránh rủi ro cho ngân hàng khi đã phát
sinh quan hệ tín dụng.
Bên cạnh đó chất lượng kiểm toán của các Công ty kiểm toán hiện này
còn rất hạn chế. Các báo cáo kiểm toán còn sơ sài, chưa phản ánh một số chỉ tiêu
trọng yếuđiển hình như hàng tồn kho, nguồn vốn góp bằng tiền mặt...nên chưa thể
hiện hếtđược năng lực tài chính thực sự của Đơn vị được kiểm toán.
iv. Thiếu sợ hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành tại Địa phương
Như đãđề cập, Đồng Tháp là một Tỉnh thuần nông, hoạt động chủ yếu là
trong lĩnh vực nông nghiệp (Nông nghiệp trồng lúa nước) và nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, vai trò của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan ban ngành khác có liên quan là rất quan trọng trong việc định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tăng gia sản xuất, phát triển
thế mạnh của vùng miền, từng bước đưa Tỉnh Đồng Tháp ngày càng phát triển và
giàu mạnh.
Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, cấp chính quyền địa phương cần là đầu mối về việc cung cấp thông tin giúp người dân và ngân hàng có thể tiếp tiếp xúc, quan hệ tín dụng với nhau để cùng phát triển bền vững. Tuy
nhiên, trong thời gian qua sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành là rất hạn chế,
người dân cần vốn thì phải tự thân vận động, còn Ngân hàng cũng phải tự tìm kiếm
khách hàng của mình. Từ đó dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng trong việc cấp tín
dụng vì thông tin về khách hàng là rất hạn chế mà chủ yếu là cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua 22 năm hình thành và phát triển với những bước thăng trầm, những khó
khăng và thử thách, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Tháp đã
và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện mình, nâng cao nhất lượng sản phẩm
dịch vụ theo các chuẩn mực quốc tế nhằm tạo được sự tín nhiệm của khách hàng
đối với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, uy tín và thương hiệu của Chi nhánh ngày càng được khẳng định từ đó hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày một
phát triển hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Tháp vẫn còn chứa đựng những nhân tố
mang tính rủi ro.Mặc dù trong hiện tại, nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn đang ở mức
khá thấp, có thể chấp nhận được, tuy nhiên qua quá trình phân tích ởtrên thì rủi ro
tiềm ẩn là rất cao. Nếu trong điều kiện nền kinh tế không ổn định như hiện nay thì
nguy cơ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn là rất lớn.
Những dấu hiệu rủi ro trên ngoài việc xuất phát từ những nguyên nhân khách
quan do điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên... thì công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh vẫn chưa thật sự hoàn thiện. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng được đặt ra hết sức bức thiết và là một thách thức
thực sự đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Tháp trongcông tác
3. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CN ĐỒNG THÁP